Khởi nghiệp

Người trẻ đi tìm ‘Long mạch’ ở Next100

Việt Hưng Thứ bảy, 09/11/2019 - 11:08

Next100 được biết đến là Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn sớm của Tập đoàn NextTech có quy mô 10 triệu USD với một ban lãnh đạo gồm nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 9x.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã bước sang làn sóng thứ 3, khi tăng trưởng "phi mã" về số lượng startup, từ 400 vào năm 2012 lên gần 1.800 vào năm 2015 và 3.000 trong năm 2017. Đóng góp vào thành công đó là tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm ở nhiều bạn trẻ hiện. Mặc dù không startup, không khởi nghiệp, nhưng nhóm các 9x này lại đang đóng góp rất tích cực cho hệ sinh thái startup Việt Nam theo một cách rất khác!

Chính thức thành lập vào ngày 31/07/2019, Next100 được biết đến là Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn sớm của Tập đoàn NextTech. Next100 có quy mô 10 triệu USD, thường đầu tư các vòng hạt giống từ 100.000 đến 1 triệu USD, đồng thời phối hợp cùng startup gọi vốn từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước khi tăng trưởng đến quy mô lớn hơn.

Ba tiêu chí quan trọng để Next100 lựa chọn startup đầu tư là: đội ngũ sáng lập có tư duy sáng tạo, năng lực thực thi tốt; startup có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, ngành nghề đang khởi nghiệp; và có ý tưởng đột phá thị trường. Còn lại, các khiếm khuyết khác nếu có sẽ được Next100 và các đối tác bổ trợ khắc phục sau khi đầu tư.

Ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch NextTech - Nhà sáng lập Quỹ Next100 tiết lộ: “Ngoài quy mô, mục tiêu, cũng như chiến lược, Quỹ khởi nghiệp Next100 hiện đang tập hợp được rất nhiều nhân tài của đất nước. Điểm đặc biệt là họ đang còn rất trẻ, toàn là các bạn 9x, nhưng có chuyên môn, năng lực rất cao”.

Nguyễn Tiến Anh - Giám đốc chiến lược của Quỹ Next100 sinh năm 1992, đến nay đã có gần 4 năm kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư khởi nghiệp tại Tập đoàn NextTech. Cùng với Tiến Anh, 3 nhân sự còn lại sinh năm 1990, 1992, thậm chí là 1996. Điểm chung của họ là đều có năng lực chuyên môn cao, và trước khi bén duyên với Next100 đều đang tu nghiệp ở các quốc gia phát triển như: Đức, Phần Lan, Pháp…

Shark Bình ba lần mời “cao nhân”

Chào Nguyễn Tiến Anh, cơ duyên nào đã đưa một người trẻ như bạn đến với Quỹ khởi nghiệp Next100?

Nguyễn Tiến Anh: Hồi cuối năm 2015, đầu năm 2016, khi tôi đang đi mở rộng thị trường cho một đại học ở Úc thì gặp Shark Nguyễn Hòa Bình tại Indonesia. Hai anh em gặp nhau rất tình cờ và cũng quý mến nhau. Khi đó, Shark Bình ngỏ lời muốn tôi về làm trợ lý, nhưng tôi từ chối.

Đó là một vị trí đáng mơ ước với nhiều bạn trẻ. Tại sao Tiến Anh lại từ chối lời đề nghị này?

Nguyễn Tiến Anh: Tôi theo học ngành tài chính ngân hàng, sau này ra trường đi làm lại thiên về mảng quan hệ quốc tế. Do đó, tôi nhận thấy vai trò trợ lý không phải thế mạnh của tôi, nhất lại là trợ lý cho một “cá mập” công nghệ.

Vậy tại sao sau này Tiến Anh lại nhận lời?

Nguyễn Tiến Anh: Có lẽ, đó là vì tôi đã cảm phục Shark Bình. Tôi nghĩ rằng, sẽ hiếm người được Shark “đãi ngộ” tới vậy. Sau 3 lần mời gọi cùng với một lý do là: “Anh rất biết dùng người”, tôi đã nhận lời mời về với Tập đoàn NextTech, trong vai trò trợ lý Chủ tịch HĐQT.

Người trẻ đi tìm ‘Long mạch’ ở Next100
Nguyễn Tiến Anh, sinh năm 1992 hiện là Giám đốc chiến lược của Quỹ khởi nghiệp Next100

Tiến Anh có còn nhớ công việc đầu tiên của mình ở Tập đoàn công nghệ NextTech?

Nguyễn Tiến Anh: Đó chắc chắn không phải công việc rót nước, pha trà (cười). Trong 2 năm đầu tiên ở NextTech, tôi tiếp tục được theo đuổi hoạt động quan hệ quốc tế, mở rộng thị trường với các startup trực thuộc Tập đoàn như: Boxme, Vaymuon.vn, FastGo, MPOS... Cụ thể là tìm kiếm, mở rộng, kết nối các đối tác tại Đông Nam Á, trực tiếp tuyển dụng CEO, nhân sự tại các chi nhánh mới, thuê địa điểm, chuẩn bị cho các văn phòng mới đi vào vận hành…

Khởi nguồn của Next100

Với lịch trình công việc bận rộn như vậy, liệu Tiến Anh có kỉ niệm nào đáng nhớ tại đây?

Nguyễn Tiến Anh: Tôi là một người thường “né” tiệc tùng, nhưng vào Gala năm 2018 của Tập đoàn NextTech, Shark Bình nhất định muốn tôi phải góp mặt. Khá bất ngờ là vào tối hôm đó, tôi đã được bổ nhiệm vị trí Giám Đốc chiến lược cho Tập đoàn. Sau này là thành lập Phòng chiến lược với 4 đầu việc chính: quan hệ với các quỹ đầu tư, mở rộng thị trường, đầu tư vào các startup giai đoạn sớm, và tìm kiếm các startup mới theo dạng Venture Builder. Phòng chiến lược của NextTech lúc đó cũng chính là đội ngũ nòng cốt cho Quỹ khởi nghiệp Next100.

Được biết, nhân sự của Quỹ Next100 đều là các bạn trẻ 9x. Tiến Anh có thể mô tả sơ qua về đội ngũ của mình?

Nguyễn Tiến Anh: Ở Quỹ Next100, người lớn tuổi nhất sinh năm 1990, còn trẻ nhất sinh năm 1996. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng mỗi nhân sự lại là chuyên gia ở một lĩnh vực nhất định: nghiên cứu thị trường, thẩm định doanh nghiệp, cho tới đàm phán, thẩm định chuyên sâu…

Trong đó, điểm mạnh của các bạn trẻ ở đây đó là thích ứng nhanh với công việc, khi cùng lúc phải nghiên cứu nhiều startup ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sức khỏe, AI, Du lịch… Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn của Next100 cũng được các đối tác đánh giá rất tốt.

Tuy nhiên, nhờ thời gian vừa qua Shark Nguyễn Hòa Bình “lên sóng”, số lượng hồ sơ gửi về khá nhiều, trung bình 30-40 hồ sơ startup gửi về mỗi tuần nên Quỹ Next100 nhiều khi rơi vào tình trạng quá tải.

Với số lượng hồ sơ startup gửi về nhiều như vậy, Quỹ Next100 đã đầu tư được những thương vụ nào?

Nguyễn Tiến Anh: Trước đây, Tập đoàn NextTech hay Quỹ Next100 chủ yếu rót vốn cho các startup theo mô hình Venture Builder - là mô hình một công ty đã khởi nghiệp thành công đưa ra ý tưởng rồi rót vốn cho một nhóm chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn xây dựng và triển khai thành một công ty khởi nghiệp mới trên nền tảng các nguồn lực sẵn có (nguồn vốn, công nghệ, bán hàng, tiếp thị…) trong hệ thống của mình.

Còn nếu là startup nằm ngoài hệ sinh thái NextTech, thì HeyU (trước đây là Săn Ship) là thương vụ đầu tiên. Có thể nói, HeyU tuy không mạnh như Grab, hay Go-Viet, nhưng mô hình kinh doanh rất tiềm năng, và hiện đang có lãi.

Người trẻ đi tìm ‘Long mạch’ ở Next100 1
Người trẻ đi tìm ‘Long mạch’ ở Next100

Tiến Anh có thể chỉ ra sự khác biệt ở đây là gì?

Nguyễn Tiến Anh: Như mô hình Venture Builder trước đây, việc đầu tư khá mất thời gian, do doanh nghiệp sẽ phải tự xây dựng từng startup, chưa kể có những rủi ro tiềm ẩn. Còn đầu tư vào các startup ngoài hệ sinh thái thì mọi thứ trong startup gần như có sẵn, quỹ đầu tư chỉ cần rót vốn và tư vấn chiến lược. Như vậy tinh gọn hơn rất nhiều, startup thành công, hay thất bại sẽ thể hiện sớm hơn, tiết kiệm được thời gian, nguồn lực.

Khởi nghiệp Việt Nam còn nhiều điểm yếu

Trong quá trình thẩm định, đầu tư, đội ngũ Quỹ Next100 đã gặp phải những trở ngại gì?

Nguyễn Tiến Anh: Đầu tiên có lẽ là tuổi tác. Hầu hết các nhà sáng lập startup kết nối với Quỹ Next100 đều thuộc thế hệ 8x hoặc lớn tuổi hơn. Việc một người trẻ đánh giá, thẩm định một người hơn tuổi mình khiến chúng tôi ban đầu khá ngại, và phải mất khoảng 1 tuần để làm quen. Sau này, mỗi người chúng tôi đều tự nhủ, đã làm việc thì phải chuyên nghiệp và đầu tư phải hướng tới sự công bằng, nên mọi thứ đã dần ổn hơn.

Sau gần 4 tháng đi vào hoạt động, Tiến Anh đánh giá thực trạng chung của các startup Việt Nam hiện nay thế nào?

Nguyễn Tiến Anh: Có thể nói, chưa bao giờ tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam lên cao như hiện nay. Các bạn trẻ đang dám nghĩ, dám làm, và đưa ra được rất nhiều ý tưởng sáng tạo. Trung bình, mỗi tuần Quỹ Next100 nhận được 30-40 hồ sơ gửi về là con số rất ấn tượng.

Vậy còn điểm yếu, Tiến Anh nghĩ sao?

Nguyễn Tiến Anh: Số lượng startup tại Việt Nam tuy nhiều, nhưng chất lượng lại chưa tương xứng. Phần lớn các nhà sáng lập chúng tôi tiếp xúc chỉ có ý tưởng khởi nghiệp là tốt, còn triển khai, lẫn kiến thức khởi nghiệp vẫn thiếu khá nhiều.

Cũng không ít trường hợp, chúng tôi còn gặp phải các startup chỉ “ham gọi vốn”. Dù đã làm việc cách đây vài tháng nhưng tới nay vẫn không liên hệ nhà sáng lập được. Lý do là họ đang bận đi gọi vốn ở nhiều nơi khác, ngay cả khi mô hình kinh doanh chưa biết tốt, xấu ra sao. Rõ ràng, startup cần phải xác định ở giai đoạn nào họ sẽ cần tiền, giai đoạn nào cần sự đồng hành, định hướng. Thực tế, bài toán về tiền đôi khi không khó bằng bài toán tìm ra đường tới thành công.

Liên tục lặp lại công việc gặp gỡ, thẩm định, đánh giá các startup, Tiến Anh có bao giờ cảm thấy nhàm chán?

Nguyễn Tiến Anh: Mỗi ngày chúng tôi làm việc trung bình 10-12 tiếng. Đúng là có mệt, nhưng chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán, ngược lại là rất vui. Bởi thông qua đó, mỗi nhân sự tại Quỹ Next100 đều tìm thấy giá trị riêng cho bản thân.

Cảm ơn Tiến Anh. Chúc các bạn và Quỹ khởi nghiệp Next100 sớm gặt hái thành công!

Bài viết đã được đăng tải trên đặc san DOANH NHÂN VIỆT: VÌ MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG. Để đặt mua, xin liên hệ Toà soạn TheLEADER.
Hà Nội: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ - Điện thoại: 024 3244 4359
TP. HCM: 102D Lê Thị Riêng (Lầu 6), phường Bến Thành, Quận 1 - Điện thoại: 08867 08817

NextTech công bố quỹ hỗ trợ khởi nghiệp quy mô 10 triệu USD

NextTech công bố quỹ hỗ trợ khởi nghiệp quy mô 10 triệu USD

Khởi nghiệp -  5 năm
Ông Nguyễn Hoà Bình, nhà sáng lập quỹ Next100 cho biết, Trong khoảng 4-5 năm trở lại đây, tập đoàn đã đầu tư trên dưới 10 thương vụ với tỷ lệ thành công lên tới 70%.
NextTech công bố quỹ hỗ trợ khởi nghiệp quy mô 10 triệu USD

NextTech công bố quỹ hỗ trợ khởi nghiệp quy mô 10 triệu USD

Khởi nghiệp -  5 năm
Ông Nguyễn Hoà Bình, nhà sáng lập quỹ Next100 cho biết, Trong khoảng 4-5 năm trở lại đây, tập đoàn đã đầu tư trên dưới 10 thương vụ với tỷ lệ thành công lên tới 70%.
Giao Hàng Nhanh và Ahamove gọi vốn 100 triệu USD từ quỹ ngoại

Giao Hàng Nhanh và Ahamove gọi vốn 100 triệu USD từ quỹ ngoại

Khởi nghiệp -  5 năm

Giao Hàng Nhanh (GHN) và Ahamove là hai doanh nghiệp trẻ hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, cùng thuộc đơn vị chủ quản là Scommerce.

Startup bất động sản Rever nhận vốn 2,3 triệu USD từ quỹ ngoại

Startup bất động sản Rever nhận vốn 2,3 triệu USD từ quỹ ngoại

Khởi nghiệp -  5 năm

Trước đó, Rever đã gọi vốn thành công từ ông Lê Hồng Minh - nhà sáng lập VNG, ông Phan Minh Tân - nhà sáng lập Tập đoàn 24H và 4 triệu USD từ Quỹ VinaCapital.

Startup phòng khám Med247 nhận vốn từ quỹ Singapore

Startup phòng khám Med247 nhận vốn từ quỹ Singapore

Khởi nghiệp -  5 năm

Startup Med247 hoạt động theo mô hình O2O (online to offline), hiện tại đang vận hành phòng khám riêng và tích hợp các công nghệ giúp bệnh nhân kiểm soát hồ sơ y tế, đặt lịch hiện với bác sĩ và nhận tư vấn sức khoẻ một cách dễ dàng.

Ecomobi nhận vốn từ quỹ VinaCapital Ventures

Ecomobi nhận vốn từ quỹ VinaCapital Ventures

Khởi nghiệp -  5 năm

Năm 2018, Ecomobi đã giúp hơn 100 thương hiệu và trang thương mại điện tử bán khối lượng hàng hóa và dịch vụ có giá trị hơn 100 triệu USD thông qua 30.000 kênh mạng. Năm 2019, công ty có thể có tốc độ tăng trưởng gấp đôi so với năm trước.

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Khởi nghiệp -  7 tháng

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Khởi nghiệp -  7 tháng

Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  7 tháng

Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  23 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.