Leader talk

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Trần Anh Thứ tư, 25/09/2024 - 12:02

Theo chứng khoán Vietcap, VinFast sẽ cần 20.900 tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động đầu tư phát triển. Phần lớn trong số này sẽ đến từ các khoản tài trợ của Chủ tịch Vingroup.

Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2024 vừa diễn ra, ban lãnh đạo của VinFast cho biết sẽ duy trì kế hoạch bàn giao 80.000 ô tô điện trong năm 2024, nhờ vào danh mục mẫu xe đa dạng, tiếp cận nhiều thị trường và các kế hoạch kinh doanh đang triển khai.

Trong quý II/2024, VinFast đã bàn giao 13.172 chiếc xe điện, tăng 44% so với cùng kỳ. Trong đó khoảng một nửa là bàn giao cho các bên liên quan của VinFast, chủ yếu là hãng taxi Xanh (GSM).

Mẫu xe VF 5 đóng góp chính khi chiếm 62% tổng số xe được giao trong quý II. VF 8, VF e34 và VF 6 chiếm tổng cộng 30%.

Lũy kế nửa đầu năm 2024, VinFast đã bàn giao 22.348 xe điện, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2024, sản lượng bàn giao xe cho khách hàng cá nhân tăng 108%, trong bối cảnh doanh số ô tô toàn ngành giảm 6%.

Ban lãnh đạo VinFast kỳ vọng đà tăng trưởng tại thị trường Việt Nam sẽ được thúc đẩy bởi các mẫu xe VF 5 và VF 3 giá cả hợp lý trong nửa cuối năm 2024. Công ty duy trì mục tiêu hòa vốn biên lợi nhuận gộp trong năm 2025 và EBITDA vào năm 2026.

Trước đó, vào tháng 6/2024, VinFast đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh khi hạ mục tiêu bàn giao ô tô trong năm 2024 từ 100.000 xuống 80.000 chiếc và điều chỉnh kế hoạch đầu tư nhà máy.

Doanh nghiệp đã lùi thời gian hoạt động dự kiến của nhà máy ở Mỹ nhưng đẩy nhanh thời gian hoạt động dự kiến của các nhà máy lắp ráp (CKD) tại Ấn Độ và Indonesia.

Hai nguồn vốn chính của VinFast

Tại cuộc họp, VinFast dự kiến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm nay thấp hơn so với kế hoạch được nêu trước đó, ở mức 1 - 1,5 tỷ USD.

Việc điều chỉnh này phù hợp với quyết định trì hoãn thời điểm đưa nhà máy tại Mỹ vào hoạt động cho tới năm 2028 so với kế hoạch ban đầu là năm 2025.

Đồng thời, VinFast kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ tại hai cơ sở CKD ở Ấn Độ và Indonesia - tổng mức đầu tư mỗi dự án giai đoạn một từ 150 triệu USD tới 200 triệu USD, sẽ đi vào sản xuất năm 2025 thay vì năm 2026 như dự kiến.

Công ty chứng khoán Vietcap nhìn nhận, VinFast cần khoảng 20.900 tỷ đồng mỗi năm cho giai đoạn 2024 - 2025 để xây dựng cơ bản trung bình, bao gồm cả chi phí đầu tư nghiên cứu và phát triển.

Trong đó, các khoản tài trợ của Chủ tịch Vingroup đóng vai trò quan trọng. “Các khoản tài trợ từ Chủ tịch Vingroup sẽ là nguồn hỗ trợ chính cho VFS trong giai đoạn 2025-2026”, công ty chứng khoán Vietcap nhận định.

Trước đó, đến cuối quý II/2024, Chủ tịch của Vingroup đã hoàn tất giải ngân khoản tài trợ cho VinFast theo thỏa thuận tài trợ trị giá 1 tỷ USD được thực hiện từ tháng 4/2023.

Bên cạnh đó, một nguồn vốn lớn khác trong thời gian tới sẽ đến từ thỏa thuận với Yorkville về việc mua cổ phần VinFast đã ký vào tháng 10/2023. Thỏa thuận phát hành vốn cổ phần trên có giá trị 968 triệu USD.

Ban lãnh đạo VinFast cho hay,kế hoạch này nhằm tối ưu hóa việc phân bổ vốn để ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng trong tương lai gần.

Ngoài ra, ban lãnh đạo VinFast thông tin, công ty đã sắp xếp kế hoạch cho toàn bộ nghĩa vụ nợ vay đến hạn trong nửa cuối năm 2024, theo thỏa thuận với các bên cho vay.

Tính đến cuối quý II, tổng các khoản vay, bao gồm khoản vay chuyển đổi của VinFast từ các bên cho vay thứ ba là 71.300 tỷ đồng. Trong đó nợ vay ngắn hạn là 1,9 tỷ USD và nợ vay dài hạn là 915 triệu USD. Tổng khoản phải trả cho các bên liên quan, bao gồm các khoản phải trả và các khoản vay là 92.600 tỷ đồng.


Phía VinFast cũng cho biết đã sắp xếp kế hoạch cho toàn bộ nghĩa vụ nợ vay đến hạn trong nửa cuối năm 2024, theo thỏa thuận với các bên cho vay.

Thế khó của xe điện Trung Quốc ở thị trường Việt Nam

Thế khó của xe điện Trung Quốc ở thị trường Việt Nam

Tiêu điểm -  2 tuần
Thị trường ô tô điện Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi nhiều thương hiệu xe điện lớn đến từ Trung Quốc như BYD, Geely Holding đã chính thức gia nhập.
Thế khó của xe điện Trung Quốc ở thị trường Việt Nam

Thế khó của xe điện Trung Quốc ở thị trường Việt Nam

Tiêu điểm -  2 tuần
Thị trường ô tô điện Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi nhiều thương hiệu xe điện lớn đến từ Trung Quốc như BYD, Geely Holding đã chính thức gia nhập.
VinFast bứt phá doanh thu quý II

VinFast bứt phá doanh thu quý II

Doanh nghiệp -  4 ngày

VinFast Auto vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý II năm 2024, với số lượng xe điện giao tăng mạnh nhờ chiến lược mở rộng và làn sóng chuyển đổi sang xe điện ở nhiều thị trường.

VinFast VF8 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp gia nhập một thị trường lạ, nơi Tesla đang chiếm lĩnh thị phần

VinFast VF8 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp gia nhập một thị trường lạ, nơi Tesla đang chiếm lĩnh thị phần

Nhịp cầu kinh doanh -  2 tuần

VF8 sẽ là mẫu xe đầu tiên của VinFast ra mắt tại Puerto Rico.

VinFast cam kết cung cấp phụ tùng hậu mãi trong vòng 24 giờ

VinFast cam kết cung cấp phụ tùng hậu mãi trong vòng 24 giờ

Nhịp cầu kinh doanh -  4 tuần

VinFast cam kết kể từ ngày 1/9 tới sẽ rút ngắn thời gian cung cấp linh kiện, phụ tùng hậu mãi xuống tối đa 24 giờ, nâng tầm chất lượng dịch vụ.

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Doanh nghiệp -  58 phút

Loạt thông tin tích cực từ các chính sách vĩ mô và tín hiệu cung cầu của Trung Quốc - thị trường thép lớn nhất thế giới được giới phân tích kỳ vọng sẽ sớm giúp ngành thép phục hồi mạnh mẽ.

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Sổ tay quản trị -  1 giờ

Trong thời điểm tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, quản lý rủi ro tốt sẽ trở thành điểm cộng cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Leader talk -  1 giờ

Theo chứng khoán Vietcap, VinFast sẽ cần 20.900 tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động đầu tư phát triển. Phần lớn trong số này sẽ đến từ các khoản tài trợ của Chủ tịch Vingroup.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn

Phát triển bền vững -  1 giờ

Rủi ro đe dọa triển vọng kinh tế Việt Nam đến từ cầu bên ngoài và năng lực chống đỡ bên trong còn yếu, đòi hỏi các biện pháp mạnh hơn để thúc đẩy kinh doanh.

Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Tiêu điểm -  2 giờ

Chuyển đổi phương thức phát triển hướng tới kinh tế xanh, cách tiếp cận mới phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu.

Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược

Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược

Tiêu điểm -  2 giờ

Sau những khó khăn vào năm 2023, thương mại Việt - Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ, đánh dấu bước đột phá mới sau khi nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Nguyên tắc quản trị công ty OECD: Kim chỉ nam cho doanh nghiệp Việt

Nguyên tắc quản trị công ty OECD: Kim chỉ nam cho doanh nghiệp Việt

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD đã được công nhận là tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu, là nền tảng để các công ty triển khai quản trị công ty hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu hóa.