Xe điện chờ lực đẩy chính sách
Các hãng xe kỳ vọng thị trường ô tô điện nhận được thêm nhiều chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước để thực hiện hóa mục tiêu chuyển dịch giao thông xanh.
Thị trường ô tô điện Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi nhiều thương hiệu xe điện lớn đến từ Trung Quốc như BYD, Geely Holding đã chính thức gia nhập.
Zeekr, một thương hiệu ô tô điện còn lạ lẫm với người tiêu dùng Việt, sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam sau khi Geely Holding ký kết thỏa thuận phân phối chính thức với Tasco Auto.
Ra mắt cách đây ba năm, Zeekr đã có mặt tại hơn 30 thị trường và đã giao hơn 310.000 xe trên toàn cầu trong vòng 33 tháng, trong đó riêng quý II vừa qua là 55.000 xe.
Zeekr đặt mục tiêu doanh số 650.000 xe trên toàn cầu vào năm tới, đồng thời mở rộng mạng lưới phân phối tại các thị trường trọng điểm như châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng này.
Hãng xe Trung Quốc đang đặt kỳ vọng vào Tasco Auto để tiếp tục thâm nhập thị trường Việt Nam. Tasco Auto có mạng lưới 90 phòng trưng bày và bán hàng toàn quốc, phân phối 14 thương hiệu ô tô nổi tiếng và nắm giữ 13,3% thị phần tại Việt Nam.
Geely Holding và Tasco Auto đã có những hợp tác trước đó, trong đó công ty Việt Nam phân phối các thương hiệu xe do công ty Trung Quốc sở hữu như Volvo Cars và Lynk & Co.
Động thái của Geely Holding diễn ra chỉ hai tháng sau khi một thương hiệu xe ô tô điện khác đến từ Trung Quốc là BYD giới thiệu ba dòng xe chủ lực tới người tiêu dùng Việt Nam với giá từ 659 triệu đồng đến 1,359 tỷ đồng.
Đại diện BYD Auto Việt Nam cũng không giấu tham vọng tăng gần gấp đôi đại lý phân phối vào năm tới từ con số 36 đại lý hiện nay.
Trong khi đó, TMT Motors, nhà phân phối đầu tiên đưa xe điện Trung Quốc vào Việt Nam với xe cỡ nhỏ Wuling Mini EV từ hơn một năm trước, cũng có ý định đưa thêm các thương hiệu mới như Wuling Bingo và Baojun Yep của tập đoàn SAIC đến thị trường Việt Nam trong năm nay.
Dù có lợi thế về giá thành cạnh tranh nhờ quy mô sản xuất lớn, các nhà phân phối xe điện của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn tại Việt Nam.
Trong đó, các hãng xe điện Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ VinFast, hãng xe điện trong nước đang lấy được lòng tin của người tiêu dùng, cùng các dòng xe sử dụng xăng truyền thống vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam.
VinFast Auto, một công ty con của tập đoàn Vingroup, đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong thị trường ô tô điện Việt Nam.
VinFast có kế hoạch mở rộng mạng lưới lên gần 150 phòng trưng bày và bán hàng, đại lý, xưởng dịch vụ chính hãng trên toàn quốc vào cuối năm nay, trở thành hãng xe có mạng lưới kinh doanh lớn nhất tại Việt Nam.
Với các mẫu xe điện trải dài từ bình dân đến cao cấp như VF3, VF e34, VF7, VF8 và VF9, VinFast đã thu hút sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng nhờ những chính sách bán hàng linh hoạt, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và chiến lược quảng bá sâu rộng.
Song song với mở rộng mạng lưới, VinFast cũng liên tục nâng cấp, tối ưu chất lượng dịch vụ như cung cấp phụ tùng thay thế, sửa chữa trong vòng 24 giờ; đồng thời triển khai các chính sách đặc quyền hấp dẫn cho khách hàng như miễn phí sạc pin tại trạm sạc công cộng, miễn phí gửi xe, ưu tiên phục vụ theo luồng riêng.
Hãng cũng đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống trạm sạc với 150.000 cổng sạc trải dài tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc, tạo ra lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế mới bước vào thị trường như các nhà phân phối xe điện Trung Quốc.
Trong sáu tháng đầu năm nay, VinFast công bố giao 21.747 ô tô điện, tăng trưởng ấn tượng 92% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý II, VinFast giao 12.058 xe, tăng mạnh 24% so với quý I và 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hạ tầng trạm sạc vẫn còn hạn chế,và việc thiếu mạng lưới dịch vụ sau bán hàng đồng bộ có thể gây khó khăn cho các nhà phân phối xe điện Trung Quốc trong việc xây dựng lòng tin và tạo ra sự thuận tiện cho người dùng xe điện tại Việt Nam.
Ngoài ra, thương hiệu xe điện Trung Quốc cũng cần nỗ lực trong việc tăng cường nhận diện thương hiệu và cải thiện dịch vụ hậu mãi để có thể cạnh tranh với các đối thủ nội địa và quốc tế.
Mặc dù có giá rẻ như xe cỡ nhỏ Wuling và nhắm đến người tiêu dùng có thu nhập trung bình nhưng thương hiệu này cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục người tiêu dùng Việt mua xe Trung Quốc.
Dù thị trường ô tô điện đang trên đà tăng trưởng, xe xăng truyền thống vẫn chiếm phần lớn thị phần tại Việt Nam. Nhiều người tiêu dùng vẫn còn do dự trước việc chuyển đổi sang xe điện do lo ngại về chi phí ban đầu, hạ tầng trạm sạc chưa đồng bộ, và khả năng vận hành trong điều kiện giao thông phức tạp và khí hậu nhiệt đới ẩm.
Các thương hiệu xe xăng như Toyota, Honda và Mazda vẫn giữ vững thị phần nhờ mạng lưới đại lý dày đặc, dịch vụ bảo trì dễ dàng và sự quen thuộc với người tiêu dùng. Đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, việc thuyết phục người tiêu dùng chuyển sang xe điện sẽ là một thử thách lớn, khi các yếu tố về niềm tin và sự tiện dụng vẫn đang nghiêng về phía xe xăng.
Với cam kết giảm phát thải khí nhà kính và xu hướng tiêu dùng xanh đang dần phát triển, thị trường ô tô điện tại Việt Nam sẽ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Tuy nhiên, cuộc đua xe điện tại Việt Nam không chỉ là cuộc chiến về giá cả mà còn là về niềm tin và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Để có thể chiếm lĩnh thị trường này, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như BYD, Geely sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào xây dựng thương hiệu, hạ tầng trạm sạc .
Trong bối cảnh đó, VinFast với lợi thế sân nhà và các hãng xe xăng truyền thống vẫn sẽ là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ mà các nhà phân phối xe điện Trung Quốc cần vượt qua để có thể trụ được tại thị trường này.
Các hãng xe kỳ vọng thị trường ô tô điện nhận được thêm nhiều chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước để thực hiện hóa mục tiêu chuyển dịch giao thông xanh.
Xe điện nhiều tiềm năng khi chỉ chiếm khoảng 15% thị phần bán xe ô tô của Việt Nam, nhưng tăng lượng xe lưu thông lại gặp nhiều vướng mắc.
Với một người đã cam kết đầu tư 2 tỷ USD cho start-up sản xuất xe điện non trẻ VinFast, ông Phạm Nhật Vượng cho thấy sự thanh thản khác thường. Mong muốn của ông là để lại một hệ sinh thái xanh cho đời.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.