Leader talk
Nguồn tăng trưởng giúp Việt Nam xoa dịu thách thức 2023
Bất chấp tình hình thương mại đang chậm lại, vẫn có những yếu tố giữ cho nền kinh tế Việt Nam vững vàng. Du lịch sẽ là một ngành then chốt trong năm 2023, HSBC nhận định trong báo cáo mới đây.
Kỳ vọng cú hích khi Trung Quốc mở cửa
Sau thành tích tăng trưởng ấn tượng năm 2023, Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức, đặc biệt là những khó khăn thương mại vốn đã thể hiện rõ tác động.
Dù vậy, Việt Nam vẫn còn khả năng trụ vững, và một nguồn tăng trưởng chính sẽ đến từ du lịch, bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường Đông Nam Á, khối Nghiên cứu kinh tế HSBC, nhận định.
Sau khi Việt Nam mở cửa trở lại vào tháng 3 năm ngoái, du lịch nội địa đã phục hồi mạnh mẽ, giúp Việt Nam dễ dàng vượt qua mục tiêu 60 triệu lượt khách nội địa trong năm 2022, và thực tế đạt được trên 100 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Trong khi đó, Việt Nam đón 3,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2022, chủ yếu là du khách đến từ Hàn Quốc (26%) và Mỹ (9%). Tuy nhiên, du lịch quốc tế mới chỉ phục hồi phần nào chứ chưa hẳn là hoàn toàn, với lượng khách du lịch chỉ bằng 20% so với mức của năm 2019.
Điều đó càng nhấn mạnh tiềm năng đáng kể để mảng dịch vụ tiếp tục phát triển trong bối cảnh nhu cầu thương mại hàng hóa toàn cầu chậm lại.
Tin vui là Trung Quốc – nguồn khách du lịch lớn nhất cho Việt Nam trước đại dịch, gần đây cũng đã bắt đầu quá trình mở cửa trở lại, tạo thêm thuận lợi cho ngành du lịch đang phát triển mạnh của Việt Nam.

Mặc dù quá trình phục hồi có thể diễn ra từ từ, nhưng tác động đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ rất lớn xét trên nhiều phương diện, vị chuyên gia của HSBC nhận định.
Ví dụ, trước đây, trung bình khách du lịch Trung Quốc đã chi tiêu nhiều hơn và ở lại lâu hơn so với hầu hết khách du lịch châu Á, mặc dù thấp hơn so với khách du lịch châu Âu và Mỹ.
Với tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc không nhỏ (30%), Việt Nam có thể cũng sẽ là một nước hưởng lợi lớn trong khu vực, chỉ sau Thái Lan, khi tiếp nhận “cú hích” từ sự quay trở lại của khách du lịch Trung Quốc.
“Nếu có thể giải quyết những hạn chế về chuyến bay và nới lỏng thêm các yêu cầu về thị thực nhập cảnh, chúng tôi tin rằng tỷ lệ quay trở lại của du khách Trung Quốc đạt 50 – 80% so với mức trước đại dịch (3 triệu đến 4,5 triệu) là một mục tiêu trong tầm với của Việt Nam”, bà Yun Liu đánh giá.

Việt Nam cần làm gì?
Bên cạnh việc mở cửa trở lại của Trung Quốc, Việt Nam còn có những “cú hích” khả dĩ khác.
Trước hết, việc khai thác thêm các thị trường mới sẽ là một vấn đề trọng tâm, với nhiều sáng kiến khác nhau như thực hiện các chương trình giới thiệu quảng bá du lịch, để mở đường tiếp cận các thị trường mới nổi như Ấn Độ - một quốc gia có dấu ấn ngày càng tăng trong ngành du lịch quốc tế của Việt Nam.
Đơn cử, tháng 9 vừa qua, Vietjet đã bắt đầu khai thác các đường bay giữa đảo nghỉ dưỡng Phú Quốc với New Delhi và Mumbai của Ấn Độ. Các đường bay khác cũng đã khai trương nhằm kết nối các thành phố lớn của hai nước. Việc đi lại dễ dàng hơn cũng tạo điều kiện cho kết nối du lịch sâu rộng hơn, khi khách du lịch Ấn Độ chiếm 4% tổng số du khách của Việt Nam trong năm 2022, tăng từ mức chỉ 1% vào năm 2019.
Để tăng sức hấp dẫn với tư cách một điểm đến du lịch, Việt Nam đang xem xét nới lỏng thêm chính sách thị thực. Hiện tại, Việt Nam không miễn thị thực cho các thị trường lớn bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Úc, còn các nước châu Âu được miễn thị thực nhưng thời hạn lưu trú chỉ được 15 ngày.

Rõ ràng, so với các quốc gia khác, việc tiếp cận chế độ miễn thị thực vẫn còn tương đối chặt chẽ ở Việt Nam. Tình hình này có thể sẽ thay đổi, khi Việt Nam đang cân nhắc tăng thời gian miễn thị thực lên 30 ngày, và triển khai cấp thị thực điện tử cho công dân đến từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Một cách khác để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch không chỉ ở cải thiện cơ sở hạ tầng truyền thống, mà còn là đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, bà Yun Liu khuyến nghị.
Du lịch thể thao, một phân khúc du lịch nằm trong tầm nhìn ngành du lịch của Tổng cục Du lịch, cũng có thể giúp thu hút du khách thuộc nhóm có mức chi tiêu cao.
Chẳng hạn, Hà Nội đã và đang hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến hàng đầu về du lịch golf. Thị trường còn tương đối non trẻ, đồng nghĩa với tiềm năng còn nhiều cơ hội để cải thiện về tổ chức tour trọn gói, và sự phối hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, đây là một cơ hội tốt khi mà số lượng sân golf ở Việt Nam được dự đoán có thể tăng gấp đôi lên 200 vào năm 2025. Cùng với các phân khúc khác đã được khoanh vùng như du lịch y tế và nông nghiệp, các dự án phát triển liên quan sẽ đóng vai trò then chốt trong hỗ trợ thu hút sự quan tâm của thế giới đối với du lịch Việt Nam, chuyên gia HSBC nhận định.
Mức độ phát triển các cơ sở vật chất phục vụ du lịch nói chung cũng rất đáng khích lệ. Đặc biệt, nguồn cung cơ sở lưu trú cao cấp tiếp tục tăng trưởng với số lượng cơ sở tiêu chuẩn 4 – 5 sao tăng bình quân 12%/năm trước đại dịch, theo Tổng cục Du lịch. Sau đại dịch, một số chuỗi khách sạn toàn cầu đang tìm cách tích cực mở thêm cơ sở mới tại Việt Nam, phản ánh sức hấp dẫn của Việt Nam trong các lĩnh vực khác chứ không chỉ trong sản xuất.
“Với tham vọng tầm quốc gia và các dự án phát triển khác nhau đang diễn ra, về cơ bản, triển vọng ngành du lịch quốc tế của Việt Nam vẫn tích cực”, bà Yun Liu đánh giá.
Thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam
3 ‘gặt hái’ đáng chú ý từ việc Trung Quốc mở cửa
Khi Trung Quốc mở cửa trở lại, bên cạnh du lịch được kỳ vọng hưởng lợi đáng kể, thương mại và FDI cũng sẽ chuyển dịch tích cực, theo đánh giá mới nhất từ HSBC.
Những dấu ấn nổi bật ngành du lịch Việt
Thành công của Việt Nam trong nỗ lực tái thiết hoạt động ngành du lịch đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao thông qua các chỉ số và giải thưởng du lịch.
Cú hích du lịch ASEAN khi Trung Quốc mở cửa
Theo đánh giá của HSBC, ASEAN có vị thế tốt để nhận được sự thúc đẩy mạnh mẽ từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi phục hồi ấn tượng vào năm 2022, với lợi ích trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.
3 xu hướng du lịch hàng đầu năm 2023
Theo kết quả khảo sát từ Agoda, gặp lại bạn bè và người thân là một trong những lý do hàng đầu để du khách thực hiện các chuyến du lịch vào năm nay.
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
VinFast hợp tác JIGA mở rộng xưởng dịch vụ tại Philippines
VinFast và MGA.414 Corporation (đơn vị vận hành chuỗi dịch vụ ô tô JIGA) vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc mở rộng mạng lưới xưởng dịch vụ cho xe điện VinFast tại thị trường Philippines, hướng tới mục tiêu thiết lập hơn 100 xưởng tại quốc gia này trong năm nay.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra hội thảo trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.