Tiêu điểm
Nguy cơ nhiều doanh nghiệp dệt may đóng cửa vì dịch corona
Do phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp dệt, may Việt Nam có khả năng ngừng việc, đóng cửa nếu dịch Corona diễn biến phức tạp và kéo dài.
Sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona hay COVID-19 đã gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam kể từ khi ca nhiễm vi rút đầu tiên được công bố vào cuối tháng 1.
Ngoài sự sụt giảm trong ngành du lịch và các dịch vụ liên quan, dịch bệnh này còn ảnh hưởng đến giao thương qua biên giới, tác động tiêu cực đến ngành sản xuất chế tạo, kinh doanh.
Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, rất nhiều nhà quản lý, chuyên gia, kỹ thuật viên, công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp dệt, may Việt Nam và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) của Trung Quốc bị hạn chế quay lại sau kỳ nghỉ Tết hoặc bị cách ly theo quy định, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp có đơn hàng sản xuất cũng chịu tác động do các trường học đóng cửa, học sinh nghỉ học khiến nhiều người lao động xin nghỉ việc ở nhà trông con, tạo áp lực thiếu lao động cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có lao động là người Trung Quốc thì có tâm lý e ngại, sợ tiếp xúc, sợ lây lan dịch bệnh.
Mặc dù là mặt hàng đứng thứ ba về giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm ngoái và đóng góp lớn cho xuất khẩu nhiều năm qua, dệt, may lại là khu vực chịu ảnh hưởng chủ đạo từ Trung Quốc khi đây là nguồn nguyên, phụ liệu chính.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng giá trị thương mại dệt, may giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt khoảng 15,7 tỷ USD năm 2019, trong đó mức nhập khẩu vào thị trường nội địa chiếm tới 11,5 tỷ USD, tương đương hơn 73% kim ngạch. Vải các loại là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất với kim ngạch hơn 7,7 tỷ USD.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt, may lại chủ yếu làm gia công nên dịch bệnh khiến gia tăng nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất.
“Nếu tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài thì khả năng doanh nghiệp phải nghỉ luân phiên, ngừng việc, đóng cửa sẽ rất cao do không có nguyên, phụ liệu sản xuất”, VITAS nhấn mạnh. Điều này sẽ khiến khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác hoặc hủy đơn hàng do giao hàng không đúng hạn.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải trả lương ngừng việc cho người lao động tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng Chính phủ quy định, ví dụ vùng 1 tối thiểu là 4,42 triệu đồng/người/tháng.
Trước tình hình trên, VITAS khuyến cáo doanh nghiệp nên trao đổi với khách hàng tập trung khai thác nguồn nguyên, phụ liệu trong nước hoặc từ các nước khác để thay thế nguồn cung từ Trung Quốc, đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh, ổn định tư tưởng và thu nhập của người lao động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình, thông tin kịp thời để có giải pháp kịp thời tháo gỡ.
Các doanh nghiệp hiện đã và đang tập trung nỗ lực cho công tác phòng, chống; nhiều doanh nghiệp bố trí dây chuyền sản xuất khẩu trang để trang bị cho công nhân hoặc bán với giá thành sản xuất hay phát miễn phí cho người dân địa phương, tìm mọi giải pháp để duy trì sản xuất và hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Trong buổi làm việc giữa VITAS và đại diện Bộ Công thương vừa qua, đại diện công ty May Bắc Giang – LGG cho biết, hiện tại Công ty đã cho công nhân trở lại giờ làm việc bình thường do đã nhập đủ nguyên phụ liệu từ trước Tết. Đồng thời, tìm nguồn cung thay thế từ Indonesia do đến giữa tháng 3 các doanh nghiệp ở Trung Quốc mới hoạt động trở lại.
Nhiều công ty lớn thực hiện chiến lược đón đầu như công ty May Tinh Lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng mới, tạo dựng nguồn nhân lực để khi hết dịch sẽ tăng năng suất lao động lên 200%.
VITAS kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan làm việc với phía Trung Quốc bàn giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo thông quan hàng hóa, tháo gỡ khó khăn về nguồn cung nguyên, phụ liệu cho doanh nghiệp.
Hiệp hội này đề nghị Nhà nước có giải pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp để giảm tổn thất như giảm tiền điện, nước, nhiên liệu, thuế đất, lãi vay, khoanh nợ hoặc giãn nợ.
Doanh nghiệp cũng cần được hướng dẫn về trả lương ngừng việc trong trường hợp phải bố trí ngừng việc kéo dài; cần có sự chia sẻ của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động trong điều kiện khó khăn này vì những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may phải đóng cửa thì hàng trăm ngàn lao động sẽ không có việc làm.
VITAS kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp đã được phản ánh trước đó, như hoàn thuế VAT cho các dự án đầu tư mở rộng vì có doanh nghiệp trong hơn ba năm nay chưa được hoàn hàng chục tỷ đồng tiền thuế VAT; bỏ quy định nộp thuế VAT với những doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để sản xuất, xuất khẩu thay vì nộp trước hoàn sau.
Bên cạnh đó, VITAS đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu giảm phí cầu đường để giảm chi phí trong thời gian tới cho doanh nghiệp, đề nghị thành phố Hải Phòng ngừng thu phí cảng biển để tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Nỗi lo của ngành dệt may, da giày trong tâm dịch Corona
CPTPP mở toang cánh cửa Mexico cho dệt may Việt Nam
Sau khi CPTPP có hiệu lực, Mexico cam kết sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16 đối với dệt may Việt Nam.
Dệt may Việt Nam trước cơ hội bứt phá
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đang đặt những cơ hội chưa từng có cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đồng thời mở toang cánh cửa cải thiện điều kiện lao động và thu nhập cho công nhân ngành này.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?