Nguyên nhân chậm triển khai chương trình phục hồi kinh tế

Phạm Sơn Thứ tư, 15/02/2023 - 07:07

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, nguyên nhân lớn dẫn tới triển khai rất chậm chương trình phục hồi kinh tế do đề xuất của bộ, ngành và địa phương không sát so với thực tế, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế, giáo dục.

Hơn 80% dự án thuộc chương trình phục hồi kinh tế nhưng chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư thuộc ngành y tế. Ảnh: TN

Đầu năm 2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế, với mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng của đất nước, tập trung ưu tiên một số ngành và lĩnh vực quan trọng.

Với quy mô gần 350 nghìn tỷ đồng, chương trình phục hồi cũng được kỳ vọng sẽ đảm bảo mức tăng trưởng cao, đồng thời hỗ trợ hiệu quả công tác ổn định vĩ mô, bao gồm duy trì tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức thấp.

Sau 1 năm triển khai, báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, còn khoảng gần 29 nghìn tỷ đồng chưa giao, phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Trong đó, có hơn 25,5 nghìn tỷ đồng thuộc 169 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo cho các đơn vị để hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Tuy nhiên, trong số 169 dự án đó, chỉ có 129 dự án, tương ứng với khoảng gần 15 nghìn tỷ đồng, đã được hoàn thiện thủ tục đầu tư đúng theo quy định. Điều này khiến Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh bày tỏ lo lắng khi số vốn còn lại khá nhiều, “bây giờ mới trình thì chắc việc giải ngân trong năm 2023 là không khả thi”.

Thừa nhận tiến độ triển khai chương trình phục hồi kinh tế là “rất chậm”, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nguyên nhân là do phải thực hiện đúng nguyên tắc của Nghị quyết 43 cũng như thủ tục, trình tự theo Luật Đầu tư công, dẫn đến mất nhiều thời gian để lựa chọn dự án.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư nhấn mạnh nguyên nhân đến từ nhiều đề xuất của bộ, ngành và địa phương “không sát với thực tiễn”, “thay đổi tùm lum, làm đi làm lại”, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Riêng lĩnh vực y tế chiếm đến 33/40 dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư.

“Có nhiều dự án y tế sau này thay đổi gần như toàn bộ, còn nhiều dự án y tế chưa giao mà cũng không thể giao được”, Bộ trưởng cho biết.

Mặt khác, tâm lý e ngại của cán bộ cũng khiến quá trình triển khai gặp nhiều chậm trễ, dù Chính phủ đã ban hành 17 nghị quyết, công điện, Bộ Kế hoạch và đầu tư có 23 văn bản nhắc nhở.

Trước đó, đánh giá tiến độ chương trình phục hồi sau 9 tháng triển khai, Chính phủ cũng đã nhấn mạnh vấn đề về tâm lý sợ mắc sai phạm, cùng nhận thức của một số đơn vị còn chưa đầy đủ về tầm quan trọng của gói hỗ trợ phục hồi.

Nói về kế hoạch triển khai gói hỗ trợ thời gian tới, Bộ trưởng Dũng cho biết, trong đợt giao vốn tiếp theo sẽ đảm bảo đúng thời gian phân bổ và giải ngân, thời hạn là 31/3. Sau thời hạn này, bộ, ngành, địa phương nào chưa kịp thời hoàn thiện thủ tục đầu tư thì sẽ dừng không thực hiện nữa, theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Kích hoạt đúng cách chương trình phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng

Kích hoạt đúng cách chương trình phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng

Tiêu điểm -  2 năm

Sự thành công của chương trình phục hồi kinh tế quy mô gần 350.000 tỷ đồng đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên, từ Nhà nước đến người dân và doanh nghiệp. Trong đó, bản thân doanh nghiệp trước hết phải tự thay đổi để thích ứng với thay đổi, năng động và sáng tạo hơn, quản trị tốt hơn.

Chính phủ ban hành chương trình phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng

Chính phủ ban hành chương trình phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng

Tiêu điểm -  3 năm

Với quy mô 350.000 tỷ đồng, chương trình phục hồi kinh tế lớn nhất từ trước đến nay bao gồm nhiều chính sách hỗ trợ, giải ngân trong năm 2022 và 2023.

Chương trình phục hồi kinh tế 2 năm tới có quy mô gần 350.000 tỷ đồng

Chương trình phục hồi kinh tế 2 năm tới có quy mô gần 350.000 tỷ đồng

Tiêu điểm -  3 năm

Cấu phần của chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế sắp tới gồm giải pháp tài khóa 291.000 tỷ đồng, tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng và qua các quỹ khác 10.000 tỷ đồng.

Tiến độ xây dựng gói phục hồi kinh tế

Tiến độ xây dựng gói phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm

Bên cạnh chính sách về tài khoá, tiền tệ là cốt lõi, chương trình phục hồi kinh tế còn huy động nguồn lực từ các quỹ ngoài ngân sách, quỹ của doanh nghiệp và sự tham gia của khu vực tư nhân.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  20 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  19 phút

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  9 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  16 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  16 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  16 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  19 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.