Leader talk

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Việt Nam phải chọn được 'gen trội' để phát triển kinh tế

Đặng Hoa Thứ tư, 05/12/2018 - 11:30

Khi thế giới đang không ngừng biến động như hiện nay, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng Việt Nam không phải chọn đứng về ai mà đứng về lợi ích nào.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan

Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong một thời kỳ quan trọng, hướng đến Đại hội Đảng lần thứ XIII với một nội dung quan trọng là soạn thảo kế hoạch phát triển trong giai đoạn 10 năm.

Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2018 sáng ngày 5/12, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan dự báo, nguy cơ bùng phát một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới không cao vì các nền kinh tế lớn hiện nay chưa có dấu hiệu của suy thoái mặc dù có suy giảm.

Bên cạnh đó, sau khủng hoảng tài chính năm 2008, thế giới đã có nhiều biện pháp để ngăn ngừa các hiện tượng xấu có thể xảy ra, trong đó có việc củng cố hệ thống tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, ông Vũ Khoan cũng nhận định, tình hình từ nay đến năm 2030 còn phụ thuộc nhiều yếu tố, đáng lo ngại hơn là nếu cuộc chiến tranh tiền tệ nổ ra bên cạnh chiến tranh về thương mại, không ai nói trước được tình hình cũng như việc Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào.

Khi nhiều người vẫn nói đến cuộc chiến tranh thương mại, Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng thuật ngữ thích hợp nhất để nói đến tình hình hiện nay là “cọ xát thương mại".

Theo đó, cuộc cạnh tranh sẽ diễn biến phức tạp ở nhiều dạng khác nhau, lúc lên lúc xuống, có lúc căng, lúc dịu đi. Đặc biệt sau cuộc họp của các Bộ trưởng tài chính, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một vài dấu hiệu “hoãn binh kinh tế” của các nước lớn trên thế giới đã được chứng kiến.

Cuộc cọ xát này theo ông Vũ Khoan sẽ không chỉ liên quan đến thương mại mà còn liên quan đến các vấn đề an ninh, chính trị, là một cuộc cạnh tranh về vị thế trên thế giới. Trong thời gian tới, một cục diện khá phức tạp sẽ diễn ra, theo đó, trật tự thế giới cũ không mất hẳn, trật tự thế giới mới không thắng thế hoàn toàn, ai thắng, ai thua chưa thể nói được.

Lúc này, ông Vũ Khoan cho rằng, các nước trong đó có Việt Nam phải đón một cục diện lẫn lộn và cách tốt nhất để ứng phó là “3 trong 1”, nghĩa là trong một cách đối phó có 3 việc để làm.

Thứ nhất là giảm độ chấn thương của nền kinh tế: Cho đến nay, các văn kiện chính thức đã đưa ra nhiều gợi ý cho vấn đề này, trong đó có gia tăng nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài.

Thứ hai, tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế phấn đấu cho một thế giới tự do hoá thương mại. 

Thứ ba là phải thích nghi với thay đổi, trong đó phải sẵn sàng để ứng phó với những thách thức ngày càng gia tăng một cách khó lường, đặc biệt từ các luật chơi cơ bản của các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng nhấn mạnh tình hình của thế giới khi bước vào thời kỳ mới dưới tiến bộ của khoa học công nghệ, lúc này, mô hình phát triển của các quốc gia sẽ thay đổi sâu sắc.

“Mỗi lần các cuộc cách mạng công nghiệp đi qua đều hình thành các phương hướng và mô hình phát triển mới, chắc chắn Việt Nam phải có hướng tiếp cận”, ông Vũ Khoan nhấn mạnh.

Theo đó, từ nay đến năm 2030 sẽ là giai đoạn thế mạnh về lao động rẻ của Việt Nam giảm đi rất nhiều, tài nguyên thiên nhiên bị hạn chế, Việt Nam chắc chắn phải chuyển sang mô hình phát triển mới dựa vào khoa học công nghệ.

Ông Vũ Khoan cho rằng đây là điều bắt buộc phải làm nhưng điều quan trọng nhất là cần phải chọn gen gì là gen trội để phát triển kinh tế. Liệu nó sẽ là một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp hay một mô hình khác?

“Rõ ràng chuyện chọn lựa một mô hình thích hợp để phát triển kinh tế trong hoàn cảnh mới là một thách thức”, ông Vũ Khoan nhìn nhận.

Trong bối cảnh đó, ông Vũ khoan đánh giá, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định. Việt Nam đã nhận thức và đặt vấn đề đổi mới toàn bộ nền giáo dục mặc dù gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực trong thời đại mới liên quan đến cả 3 tầng lớp.

“Thứ nhất là những người sáng tạo, lực lượng này ở Việt Nam còn mỏng. Thứ hai là tầng lớp vận hành và thứ ba là toàn thể xã hội. Vì không thể xây dựng thành phố văn minh nếu những người công dân bình thường không văn minh”, ông Vũ Khoan chỉ rõ.

Khi sự cọ xát giữa các nền kinh tế diễn ra ngày càng rõ với sự lên xuống của các nền kinh tế, ông Khoan dự báo sự va đập giữa các cường quốc mới nổi và các cường quốc yếu đi sẽ có thể xảy ra chiến tranh, sự cạnh tranh sẽ diễn ra rất gay gắt. Sức nóng của cạnh tranh không kém gì trong chiến tranh lạnh, sẽ ảnh hưởng đến thế giới và cả Việt Nam.

“Một người bạn nói với tôi rằng có lẽ đã đến lúc các nước Đông Nam Á cần chọn đứng về bên nào. Tôi trả lời, Việt Nam phải lựa chọn nhưng không phải đứng về ai mà đứng về lợi ích nào. Tôi nghĩ Việt Nam nên chọn hoà bình hợp tác. Đã đa dạng hoá, đa phương hoá thì càng phải đa dạng và đa phương hoá hơn nữa”, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ. 

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: 30 năm chưa xong đặc khu kinh tế do mô hình tư duy không phù hợp

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: 30 năm chưa xong đặc khu kinh tế do mô hình tư duy không phù hợp

Tiêu điểm -  7 năm
Mô hình tư duy của Việt Nam hiện nay đang là hình kim tự tháp ngược. Tư duy trên cùng lớn nhất, chiếm quá nhiều thời gian, mà tư duy càng lâu thì đất nước sẽ ngày càng tụt hậu, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nhận định.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: 30 năm chưa xong đặc khu kinh tế do mô hình tư duy không phù hợp

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: 30 năm chưa xong đặc khu kinh tế do mô hình tư duy không phù hợp

Tiêu điểm -  7 năm
Mô hình tư duy của Việt Nam hiện nay đang là hình kim tự tháp ngược. Tư duy trên cùng lớn nhất, chiếm quá nhiều thời gian, mà tư duy càng lâu thì đất nước sẽ ngày càng tụt hậu, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nhận định.
Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giải pháp sử dụng than trộn cho sản xuất điện

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giải pháp sử dụng than trộn cho sản xuất điện

Phát triển bền vững -  6 năm

Hôm nay, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về các giải pháp cung cấp than cho sản xuất điện.

Việt Nam rất dễ rơi vào 'bẫy tăng trưởng đi ngang'

Việt Nam rất dễ rơi vào 'bẫy tăng trưởng đi ngang'

Tiêu điểm -  6 năm

Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Nhật Bản cho rằng, nếu Việt Nam không có chiến lược thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh sẽ rất dễ rơi vào bẫy tăng trưởng đi ngang.

Sau Nghị định 116 lại đến Thông tư 41 làm khó các hãng ô tô nhập khẩu

Sau Nghị định 116 lại đến Thông tư 41 làm khó các hãng ô tô nhập khẩu

Tiêu điểm -  6 năm

Mặc dù đã có sự sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế, một số thông tư của Việt Nam liên quan đến ngành ô tô được đánh giá vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý.

Du lịch Việt Nam tụt hậu khá xa so với nhiều nước ASEAN

Du lịch Việt Nam tụt hậu khá xa so với nhiều nước ASEAN

Tiêu điểm -  6 năm

Theo báo cáo từ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2018, công suất hoạt động của 21 sân bay tại Việt Nam vẫn không bằng một sân bay hàng đầu của Singapore hay Thái Lan.

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  6 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  11 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  11 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  11 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  11 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.