Leader talk
Ông Nguyễn Thiện Nhân nói về 3 điểm yếu của kinh tế Việt Nam
Theo Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân, hiện tại, Việt Nam có 7 động lực tăng trưởng kinh tế chính từ nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên, trong đó, những đổi mới trong thể chế vẫn là nhân tố quyết định.

Chia sẻ với giới tài chính tham dự Hội nghị Giám đốc tài chính (CFO) thế giới lần thứ 48 với chủ đề “Chuyển đổi tài chính trong kỷ nguyên số”, ông Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư Thành ủy TP. HCM đã có một bài tham luận khá chi tiết về những thành tựu, động lực tăng trưởng, điểm yếu, các giải pháp cũng như tầm nhìn năm 2030 của nền kinh tế Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Việt Nam có 7 động lực tăng trưởng kinh tế chính gồm: liên tục cải cách và đổi mới thể chế, sự ổn định về chính trị và xã hội cũng như vị thế chính trị ngày càng được nâng cao, lực lượng lao động dồi dào, nguồn nhân lực tay nghề cao ngày càng nhiều, giá nhân công rẻ, kim ngạch xuất khẩu cao, sự đóng góp của mảng FDI ngày càng tăng.
Trong tất cả, theo ông Nhân, cải cách thể chế chính là động lực quan trọng nhất cho những tăng trưởng ấn tượng trong vài năm gần đây của nền kinh tế Việt Nam.
Kể từ năm 1975 đến nay, Việt Nam đã trải qua 13 cột mốc cải cách thể chế quan trọng: năm 1999 ban hành luật doanh nghiệp, năm 2000 ký kết Hiệp định thương mại song phương với Mỹ, năm 2006 gia nhập WTO, năm 2008 trở thành nước phát triển với thu nhập GDP trung bình đầu người trên 1.000 USD, năm 2015 hoàn thành ký kết FTA với châu Âu, năm 2018 trở thành thành viên của CPTTP…
Về động lực thứ hai, Việt Nam là một nước có nền chính trị và xã hội ổn định, sự phân công nhiệm vụ của các cấp chính quyền ngày càng rõ ràng hơn, môi trường làm việc trong các cơ quan nhà nước ngày càng minh bạch và hiệu quả hơn khi có chương trình bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm từ Quốc hội kể từ năm 2013.
Hiện Việt Nam là đối tác chiến lược của hơn 15 quốc gia như Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Ý, Hàn Quốc cũng như là đối tác toàn diện của 10 quốc gia khác giống Úc, Mỹ, Ukraine, Đan Mạch…
Về động lực thứ ba, thứ tư và thứ 5: mỗi năm, thị trường lao động của Việt Nam được bổ sung thêm 1 triệu nhân công, chỉ số đẹp này sẽ kéo dài cho đến năm 2035. Năm 1996 chỉ có 4,2 triệu lao động của Việt Nam được đào tạo (chiếm 12% lực lượng lao động) nhưng năm 2017 đã tăng lên 27,7 triệu người (chiếm 50,5%) và dự đoán năm 2020 sẽ tăng lên 43,8 triệu người (chiếm 70,2%). Từ nguồn cung cấp dồi dào cộng với trình độ nhân lực ở mức trung bình khiến giá nhân công tại Việt Nam khá thấp, chỉ khoảng 1 USD/giờ năm 2012.
Nếu so sánh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, giá nhân công của Việt Nam tương đối rẻ, chi phí nhân công của một công ty FDI ở Việt nam chỉ chiếm gần 15% tổng chi phí sản xuất. Cụ thể, giá nhân công trung bình ở Philippines năm 2012 là 2,1 USD/giờ, Trung Quốc 2,56 USD/giờ, Đài Loan là 9,46 USD/giờ, Hàn Quốc 20,72 USD/giờ, Singapore 24,16 USD/giờ và Mỹ 35,67 USD/giờ.
Về động lực tăng trưởng thứ sáu và thứ bảy: trong vài năm gần đây, Việt Nam luôn là quốc gia xuất siêu, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 bằng với GDP. Trong 22 năm, kể từ năm 1995 đến 2017, xuất khẩu của Việt Nam tăng 39,3 lần.
Năm 2017, giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp như điện thoại và linh kiện, may mặc, da giày, máy công cụ… là 153 tỷ USD (chiếm 71,5% tổng giá trị xuất khẩu). Sản phẩm nông nghiệp như hải sản, cà phê, hạt điều… trị giá 23,4 tỷ USD (chiếm 10,9%). Việt Nam đang dần xóa ‘nhãn’ là đất nước chỉ biết xuất khẩu sản phẩm thô gồm những tài nguyên thiên nhiên vốn có, khi sản phẩm đã qua chế biến chiếm 70% cơ cấu hàng xuất khẩu.
Khu vực FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam: kể từ năm 1995 đến nay, Việt Nam có 2 đợt cao điểm đón đầu tư nước ngoài là năm 2008 nhận 71,7 tỷ USD và năm 2017 đón 35,9 tỷ USD. Kể từ năm 2008 – 2015, trung bình mỗi năm vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được giải ngân khoảng 11,5 tỷ USD/năm, từ năm 2016 đến nay trung bình là 16,5 tỷ USD/năm.
Ở khu vực FDI, 4 ngành được đầu tư nhiều nhất là công nghiệp chế biến - chế tạo, bất động sản, điện tử - gas – khí đốt, xây dựng, nghỉ dưỡng – dịch vụ ăn uống.
Tuy nhiên, cũng theo ông Nhân, ngoài những động lực tích cực trên, Việt Nam hiện đang có 3 điểm yếu mà nếu không kịp thời sửa chữa chúng ta có thể bị các nền kinh tế trong khu vực bỏ xa.
Đầu tiên là năng suất lao động thấp: năng suất lao động của Việt Nam kém Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 11 lần, trong khu vực Đông Nam Á cũng thấp hơn Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần.
Nguyên do là bởi Việt Nam không chịu đầu tư kỹ thuật công nghệ vào kinh doanh – sản xuất: từ năm 2001 - 2011 trung bình có tới 59,6% doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, 28,6% vẫn giữ công nghệ dưới trung bình, 9,8% trên trung bình và chỉ có 2% là dùng công nghệ cao.
Chuỗi cung ứng và giá trị của nhiều doanh nghiệp Việt bị lệch lạc do họ chỉ chú tâm vào sản xuất mà bỏ quên bộ phận thiết kế, làm thương hiệu - quảng bá hay xây dựng các kênh phân phối trong và ngoài nước.
Điểm yếu thứ hai là hạ tầng cơ sở yếu kém, tiêu chuẩn thế giới là 1km2 dân cư phải có 10km2 hạ tầng gồm đường - xá - trường - trạm, trong khi ở TP. HCM, năm 2005 có 1,45km2 hạ tầng trên 1km2 dân cư và năm 2017 cũng chỉ tăng lên 2,03km2 hạ tầng.
“Với việc thiếu kinh phí để xây hạ tầng cơ sở như hiện tại cộng với tăng trưởng nhỏ giọt trong 13 năm qua, tôi nghĩ, phải đến 150 năm nữa TP. HCM mới có hệ thống cơ sở hạ tầng đạt chuẩn của thế giới”, ông Nhân dự đoán.
Điểm yếu cuối cùng chính là những tác động xấu của biến đổi khí hậu đối với các tỉnh ven biển.
Để khắc phục 3 điểm yếu trên, Bí thư TP. HCM đề nghị 7 giải pháp sau: tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, tái cấu trúc ngành năng lượng – ưu tiên phát triển ngành năng lượng xanh như điện gió và điện mặt trời thay năng lượng hóa thạch, có những giải pháp ngắn và dài hạn để đối phó với tác động của biến đổi khi hậu ở các tỉnh duyên hải, cập nhật những công nghệ xử lý chất thải hiện đại nhất, nâng cao năng suất lao động thông qua áp dụng công nghệ hiện đại ở cả lĩnh vực sản xuất lẫn quản lý, tìm kiếm sự hỗ trợ từ hệ thống tài chính – ngân hàng để nâng cao năng suất lao động.
“Trong tất cả, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất vào hoạt động sản xuất – dịch vụ - quản lý để tăng năng suất vẫn là giải pháp quan trọng nhất”, ông Nhân nhận định.
Chủ tịch LienVietPostBank: 'Việt Nam sẽ chẳng đi đến đâu cả nếu không cách mạng 4.0 ở mặt thể chế'
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.