Leader talk
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Một nhà quản trị khoa học
Điều hay nhất của Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chính là một nhà kỹ trị, làm việc mang tính khoa học, trong bối cảnh lịch sử mà mọi người còn đang làm việc theo kiểu rất cảm tính, hoặc rất lý tính.
Theo đuổi cách làm việc khoa học của một nhà kỹ trị, vào đúng thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, ông Phan Văn Khải đã ý thức rất rõ kinh tế vĩ mô là quan trọng nhất, nếu không kiểm soát được kinh tế vĩ mô thì không thể kiểm soát được phát triển kinh tế.
Thời ông Phan Văn Khải là thời hình thành “thế hệ vàng” những nhà công nghiệp, bắt đầu từ những tên tuổi còn rất non trẻ đến sự phát triển vượt bậc. Thành quả đó có được nhờ mọi chính sách đều nhất quán, tạo sự dễ dàng cho nhà công nghiệp, thí dụ như chính sách cho vay ngân hàng, lãi suất ưu đãi, xây dựng nhà xưởng, đất đai… tạo nên thời vàng son của phát triển công nghiệp.
Những nhà công nghiệp được sự hỗ trợ trong thời kỳ mới mở cửa đã thực sự có động lực, lạc quan, rất yên tâm đầu tư lâu dài, vì biết Nhà nước rất coi trọng kinh tế vĩ mô.

Nói là làm, ông Phan Văn Khải đã thực sự ổn định được kinh tế vĩ mô, nhờ chú trọng quản trị khoa học, rất cần cù để đi theo những con số. Thực tế đã được chứng minh, cho thấy chuyển biến về kinh tế vĩ mô thời ông làm Thủ tướng rất tốt, dù tình hình kinh tế thế giới và khu vực chuyển biến rất xấu.
Phẩm chất thứ hai mà tôi cảm phục ở ông, chính là một con người rất bình dị, bình dị đến mức khó nhà lãnh đạo đất nước nào đạt được, khiến cho ai cũng dễ gần. Ông hề hà, vui vẻ nghe những người khác nói. Đó là hai đặc tính mà không dễ người lãnh đạo nào có được. Một người bình dị như vậy khiến người khác dễ dàng nói lên ý kiến của chính mình, tạo cơ hội cho người khác góp ý cho mình.
Tôi còn giữ nguyên cảm xúc về buổi lễ kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam đầu tiên 13/10/2004, khi quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải được đọc lên giữa phòng hội nghị, khẳng định quan điểm của ông đối với vai trò chủ đạo của doanh nghiệp tư nhân.
Vào thời điểm đó, đây là một quyết định dũng cảm của Thủ tướng, vì có rất nhiều ý kiến trái chiều không chỉ từ Chính phủ mà còn từ xã hội, vẫn quan niệm tầng lớp doanh thương là tầng lớp thấp kém của xã hội. Việc công nhận ngày 13/10 là Ngày doanh nhân Việt Nam cũng chính là động lực cho doanh nghiệp, được công nhận công khai từ Chính phủ, thể hiện quyết tâm của Chính phủ.
Thượng tôn pháp luật, quản trị quốc gia dựa trên pháp luật, ông Phan Văn Khải cũng là vị Thủ tướng đầu tiên quyết tâm xây dựng Luật Doanh nghiệp. Quản trị quốc gia phải dựa trên luật pháp, không chỉ đạo theo kiểu nói miệng, đó là tinh thần của nhà kỹ trị. Đóng góp rất lớn của ông Phan Văn Khải và đội ngũ chuyên gia kinh tế đã giúp Luật Doanh nghiệp được hình thành, từ từ được cải thiện, để có Luật Doanh nghiệp hôm nay.
Sự chịu lắng nghe những tiếng nói phản biện từ các chuyên gia kinh tế, kể cả những người dân thấp cổ bé họng nhất đã tác dộng đến sự thay đổi về chính sách của Chính phủ thời ông Phan Văn Khải. Bản tính ông hề hà, vui vẻ, bình dân, khuyến khích động viên người khác nói, đó là điều đáng trân quý của người lãnh đạo.
Chính thái độ này đã giúp cho người dưới quyền, người không có quyền lực gì, người dân bình thường nhất có thể nói lên suy nghĩ của mình.
Một trong những kỷ niệm của tôi với ông Phan Văn Khải là lần gặp gỡ thân tình, khi tôi nói với ông: “ Việt Nam muốn phát triển phải có sự công bằng. Philippines thất bại, trở thành người làm công toàn thế giới là vì mất đi sự công bằng, khiến cho những người có năng lực thực sự khó phát triển”.
Tôi nghiên cứu rất kỹ tại sao Philippines không phát triển được, mặc dù có tự do bầu cử. Tôi có người bạn ở đại học Havard về, từng là cố vấn cho Tổng thống Marcos và các công ty lớn bên đó, qua đó tôi rất hiểu vì sao Philippines không phát triển được.
Tôi hiểu sự công bằng là quan trọng lắm. Hàn Quốc, Nhật Bản phát triển được như vậy là nhờ sự công bằng, cả những vị cao cấp trong tập đoàn Samsung, Lotte cũng bị tống vào tù nếu làm sai trái, dù số tiền không lớn. Đó là sự công bằng. Cốt lõi của sự thật là phải có công bằng, đó là con đường phát triển bền vững. Phát triển bền vững phải tập trung vào công việc, không tập trung vào chạy chọt.
Dựa vào nội lực để phát triển đất nước, điều hành quốc gia mang tính khoa học, không cảm tính, kinh tế vĩ mô ổn định thì kinh tế sẽ phát triển… đó là những bài học đắt giá của quản trị quốc gia. Còn kinh tế vĩ mô phập phù quá thì doanh nghiệp sẽ hoang mang, không biết phải làm gì.
Tôi còn nhớ giai đoạn kinh tế phập phù như năm 2012-2013 khiến cho những doanh nghiệp đàng hoàng chết tức tưởi, những cái chết không đáng chết, gây sự sợ hãi cho những nhà đầu tư có căn cơ, đầu tư lâu dài, còn những nhà đầu tư cơ hội thì đâu có sợ.
Thủ tướng Phan Văn Khải thường không có kế hoạch “đao to búa lớn”, không tuyên bố cho có, chỉ tập trung vào công việc hàng ngày, những việc Chính phủ cần phải làm. Chính phủ chỉ tạo cơ chế, điều hành thuế cho đúng, chứ đâu cần đi làm kinh tế thay doanh nghiệp. Chính phủ rất cần những người lãnh đạo có năng lực điều hành quản trị như thế để doanh nhân có động lực phát triển.
Những người làm kinh tế, nhất là những nhà công nghiệp thường hay nhìn vào những chuyển biến của Chính phủ, định hướng theo đường nào? Vì đầu tư vào sản xuất, công nghiệp là đầu tư lâu dài, nền tảng, nếu không có sự đồng hành của chính sách vĩ mô thì khó có thể bảo toàn được nội lực. Đó là động lực rất lớn để doanh nhân có thể bước tiếp mạnh mẽ.
Với doanh nhân, động lực là quan trọng nhất. Trong giai đoạn hiện nay, tôi rất mừng trước những chuyển động tích cực từ phía Chính phủ, các bộ ban ngành, cắt bỏ nhiều thủ tục không cần thiết đã quấy nhiễu doanh nghiệp suốt thời gian dài.
Đó cũng là động lực để chúng tôi quyết định tiếp tục mở rộng đầu tư. Nếu không có động lực thì đất nước khó mà phát triển.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch Tập đoàn Thép Việt
Hồi ức về Thủ tướng Phan Văn Khải những ngày làm Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005
Tổ chức Quốc tang Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong hai ngày 20 và 21/3
Để tỏ lòng tưởng nhớ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ ông với nghi thức Quốc tang trong hai ngày 20 và 21/3).
"Thủ tướng Phan Văn Khải giúp hình thành thế hệ doanh nhân thời đầu vững mạnh"
Công lao lớn nhất của ông Phan Văn Khải theo tôi là vị Thủ tướng đầu tiên thừa nhận doanh nghiệp tư nhân, đồng hành liên tục, quyết tâm tạo ra những cơ chế chính sách để doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải từ trần
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã từ trần vào hồi 1 giờ 30 phút, ngày 17/3/2018 tại quê nhà Củ Chi, TP. HCM, hưởng thọ 85 tuổi.
T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo
T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Bỏ tiền' xây thể chế
Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.