Doanh nghiệp
Nhà đầu tư rót 22 tỷ vào thương hiệu Miss Saigon
Sự hiện diện của cổ đông mới được kỳ vọng là làn gió mới thổi vào thương hiệu nước hoa Miss Saigon trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm trong nước đang cạnh tranh gay gắt.
Lần đầu tiên sau 10 năm trở thành công ty đại chúng, Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) đã công bố 2 nhà đầu tư chiến lược mua hơn 1 triệu cổ phần trong đợt phát hành riêng lẻ, là CTCP Chứng khoán TP. HCM (HSC) và ông Ngô Hùng Dũng.
Trong đó, HSC đăng ký mua hơn 842.000 cổ phần hạn chế chuyển nhượng trong một năm, tương đương tỷ lệ sở hữu 8,87% vốn sau khi phát hành. Cá nhân ông Ngô Hùng Dũng đăng ký mua hơn 194.000 cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,05%.
Với giá phát hành 21.000 đồng một cổ phần, Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn dự kiến thu về 22 tỷ đồng. Số tiền được dùng đầu tư vào máy móc thiết bị, nâng cấp nhà xưởng và phát triển hệ thống gồm 10 cửa hàng thiết kế theo chuẩn mới tại TP. HCM và Hà Nội.
Đây được xem là một dịp đặc biệt với SCC, bởi trước khi có sự tham gia của HSC, công ty chưa từng mời gọi bất kì tổ chức tài chính nào trong vai trò cổ đông lớn.
Gần đây nhất, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – Satra đã thoái toàn bộ 7,3% vốn khỏi SCC vào ngày 29/12/2017. Các cổ đông lớn còn lại gồm HĐQT, Ban kiểm soát, Tổ chức nước ngoài và cán bộ công nhân viên.
Do đó, sự hiện diện của HSC được kỳ vọng là làn gió mới thổi vào SCC, nhất là trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm trong nước đang cạnh tranh rất gay gắt, Mỹ phẩm Sài Gòn cùng lúc phải đối mặt với nhiều đối thủ quốc tế, lẫn trong nước.
Thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của SCC có phần khởi sắc. Trong năm 2017, doanh thu Mỹ phẩm Sài Gòn đạt 333 tỷ đồng - tăng 19%. Nhờ áp dụng chính sách tiết giảm giá vốn bán hàng nên lợi nhuận gộp của thương hiệu nước hoa Miss Saigon tăng vọt lên 149 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các khoản chi phí, SCC lãi ròng 38 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2016. Đây là khoản lãi cao nhất được ghi nhận từ khi công ty cổ phần hoá , nếu loại trừ yếu tố bất thường từ thoái vốn bất động sản cách đây 3 năm.
Nhìn chung, kết quả này đều vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước đó. Tuy vậy, so với quy mô toàn thị trường có thể đạt 2,2 tỷ USD vào năm 2020, những gì mà công ty đạt được vẫn khiêm tốn.

Thực tế, các thương hiệu nước ngoài đang chiếm 90% thị phần tại Việt Nam, với các đại gia mỹ phẩm toàn cầu như: L’Oreal, Ohui, Whoo, The Body Shop, The Faceshop, Shiseido… đến các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Kao, P&G…
Ngoài ra, SCC còn vấp phải sự cạnh tranh không lành mạnh từ các sản phẩm giả và các sản phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc trên thị trường. Đơn cử là sự gia nhập của các đơn vị nhỏ lẻ và các thương hiệu mới xuất đến từ Thái Lan, Hàn Quốc...
Cùng những tên tuổi như Thorakao, Thái Dương, Mỹ phẩm Sài Gòn đang phải gồng mình chống chịu những áp lực đến từ thị trường. Trước điều kiện kinh doanh cạnh tranh gay gắt, Mỹ phẩm Sài Gòn liên tiếp thay đổi chiến lược kinh doanh, xây dựng hệ thống showroom riêng và nghiên cứu, sản xuất các dòng sản phẩm tự nhiên.
Trước năm 2006, SCC tập trung vào hoạt động xuất khẩu mỹ phẩm – thường chiếm tới 60% tổng doanh thu công ty. Tuy nhiên, càng về sau, Mỹ phẩm Sài Gòn định hướng quay trở lại sân nhà. Thị trường nội địa với kênh bán lẻ chủ lực là đại lý và siêu thị đóng góp hơn 86% vào tổng doanh thu.
Bên cạnh đó, SCC cũng đầu tư hệ thống showroom riêng, như Hoarient và chuyên bán lẻ nước hoa. Cách đây 10 năm, để tiến lên phân khúc cao cấp, SCC cũng đầu tư chuỗi cửa hàng riêng là SCPerfume nhằm xây dựng hệ thống bán hàng tiến ra thị trường miền Bắc.
Riêng năm ngoái, công ty phát triển hơn 100 sản phẩm mới như dầu gội đầu, nước rửa tay, nước xịt phòng.... Đồng thời, hợp tác với một đơn vị thiết kế mẫu mã mới cho dòng nước hoa Miss Việt Nam. Trên thị trường đang ghi nhận dấu ấn của sản phẩm Miss Saigon Elegance hay bộ nước hoa ba miền Miss Vietnam Platinum...
Mỹ phẩm Sài Gòn tiền thân là hãng nước hoa Immorter, được thành lập vào cuối những năm 50 của thế kỷ. Sau 1975, công ty được chuyển giao, trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và trở thành doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công Nghiệp TP. HCM. Công ty trở thành công ty cổ phần Mỹ phẩm Sài gòn từ năm 1999 sau đó trở thành công ty đại chúng từ năm 2007.
Xà bông Cô Ba có cơ hội tái sinh?
Tập đoàn Hòa Phát báo cáo số liệu nạo vét không thống nhất
Cuối năm ngoái, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, việc nhận chìm toàn bộ khối lượng cát nhiễm mặn còn dư thừa từ nạo vét khu vực cảng là trái với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Hòa Phát Dung Quất.
Công ty Nhật Bản rót 31 triệu USD vào IDS Equity Holdings Việt Nam
IDS Equity Holdings được biết đến là một công ty chuyên đầu tư vốn nhắm tới các công ty có tiềm năng trong lĩnh vực phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại.
Quảng Ngãi xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét cho dự án thép Hòa Phát Dung Quất
Chất nạo vét từ quá trình xây dựng cảng tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đang được chủ đầu tư xin cấp phép nhận chìm ở biển vì không thể tích trữ hay chuyển giao.
Nữ tướng Vietjet: 'Người làm dịch vụ làm sao dạy cho máy móc cũng phải biết cười'
Nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Đông Nam Á Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ về kinh doanh của hãng hàng không Vietjet thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh
Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.