Quốc tế
Nhà thầu Trung Quốc 'bành trướng' nhờ sáng kiến Vành đai, Con đường
Các nhà thầu Trung Quốc đóng góp gần 1/4 doanh thu xây dựng toàn cầu, gia tăng vị thế nhờ vào những dự án cơ sở hạ tầng nằm trong sáng kiến Vành đai, Con đường.
Theo báo cáo từ Engineering News-Record (ENR) - danh sách về 250 nhà thầu đứng đầu thế giới dựa trên doanh thu hợp đồng tại thị trường nước ngoài, 76 đại diện đến từ Trung Quốc đạt doanh thu gần 119 tỷ USD năm 2018, gấp khoảng 3 lần so với mức thu được cách đây 1 thập kỷ.
Con số trên chiếm tới 24,4% doanh thu hợp đồng của các nhà thầu quốc tế hàng đầu được xếp hạng bởi ENR.
Những kết quả này cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi cách đây 10 năm, các nhà thầu Trung Quốc chỉ có 50 đại diện và đóng góp 11% doanh thu.
Những nhà thầu đến từ quốc gia này chiếm tới 60% doanh thu xây dựng xuyên biên giới tại khu vực châu Phi và 40% tại khu vực châu Á trừ Bắc Kinh, nắm giữ vị trí hàng đầu trong các hợp đồng về cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở sản xuất điện và nhà máy.
Nhờ sáng kiến Vành đai, Con đường với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông toàn cầu, các doanh nghiệp Trung Quốc đã nổi lên mạnh mẽ trong các dự án đường sắt tại khu vực châu Á.
Tháng 4 vừa qua, Trung Quốc và Malaysia đã nhất trí tái khởi động thi công dự án Tuyến Đường sắt Bờ Đông (ECRL) khi Bắc Kinh đồng ý giảm chi phí hơn 5 tỷ USD, từ 16 tỷ USD trong kế hoạch ban đầu xuống còn 10,7 tỷ USD sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng.
Khởi động từ năm 2017, ECRL được phát triển bởi Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (China Communications Construction - CCCC), doanh nghiệp đứng thứ 3 trong xếp hạng của ENR với 22,7 tỷ USD doanh thu xuyên quốc gia năm 2018.
Hai nhà thầu khác của quốc gia này là Tổng công ty xây dựng năng lượng Trung Quốc (Power Construction Corp of China) và Tổng công ty xây dựng Trung Quốc (China State Construction Engineering Corp) cũng xuất hiện trong top 10 với vị trí lần lượt là 7 và 9.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật Bản dường như đang phải vật lộn khi chỉ có 4 nhà thầu nằm trong top 50 và không có đại diện nào nằm cao hơn vị trí 30.
11 doanh nghiệp Nhật Bản xuất hiện trong bảng xếp hạng của ENR với tổng doanh thu từ các hợp đồng nước ngoài đạt 19,6 tỷ USD, giảm 20% so với thập kỷ trước và chỉ chiếm 4% tổng doanh thu của 250 nhà thầu được xếp hạng.
Sự nổi lên của các nhà thầu Trung Quốc có thể thấy rõ trong lĩnh vực năng lượng - lĩnh vực trước đây quốc gia này hầu như không hiện diện.
Sở hữu thị trường nội địa rộng lớn, các nhà thầu Trung Quốc biết cách xây dựng để có thể cắt giảm chi phí. Cùng với đó, vấn đề tài chính cũng được đề nghị hào phóng cho các thị trường khách hàng nhằm đạt được nhiều đơn đặt hàng hơn.
Tuy nhiên, điều này lại đang đẩy không ít các quốc gia nằm trong sáng kiến Vành đai, Con đường vào gánh nặng nợ.
Malaysia giữa tháng 7 đã yêu cầu dừng một loạt dự án đắt đỏ với Trung Quốc cũng như tịch thu khoảng 243 triệu USD từ tài khoản ngân hàng của nhà thầu Trung Quốc do không hoàn thành công việc.
Chính quyền Pakistan tháng này cũng đang kéo các dự án tại đây chậm lại dưới áp lực từ khoản nợ khổng lồ.
Việc đầu tư lớn của Bắc Kinh vào hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan đã kéo theo việc nhập khẩu ồ ạt thiết bị và vật liệu từ quốc gia này, khiến Pakistan tăng thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài.
Theo báo cáo được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công hố hồi tháng 7, tổng nợ phải trả của Pakistan ở mức khoảng 85,4 tỷ USD, trong đó 1/4 thuộc về chủ nợ là Trung Quốc.
Giữa năm nay, Bắc Kinh đã rút lại 4,9 tỷ USD tiền tài trợ cần thiết để hoàn thành dự án đường sắt tại Kenya, từng là trọng điểm cho sáng kiến Vành đai và Con đường, khiến Kenya có thể phải sử dụng lại tuyến đường sắt cũ có tuổi đời hơn 90 năm để kết nối thương mại với Uganda.
Tại Zimbabwe, một dự án năng lượng mặt trời khổng lồ đã bị thiếu hụt kinh phí sau khi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc rút tiền tài trợ do lo ngại các khoản nợ cũ của chính phủ Zimbabwe.
Khoảng cách 800 tỷ USD trong sáng kiến Vành đai, Con đường
Trung Quốc vay thêm 250 tỷ USD để đẩy mạnh sáng kiến Vành đai và Con đường
Trung Quốc được dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng 150 tỷ USD vào sáng kiến kết nối thương mại này trong 5 năm tới.
Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' của Trung Quốc
Chính phủ Nhật Bản dự định hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' bằng cách hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác công tư (PPP). Động thái của Tokyo nhằm cải thiện quan hệ song phương với nước láng giềng.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.
Thống đốc lý giải vì sao ngân hàng 'quay lưng' với doanh nghiệp địa ốc
Ngay cả những dự án khả thi và có khả năng trả nợ vẫn bị từ chối cho vay, bởi thời hạn vay không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.
T&T Group hợp tác chiến lược với công ty đa ngành của UAE
Với biên bản ghi nhớ được ký kết, T&T Group và Golden Nile sẽ trở thành đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
Biệt thự tiền tỷ bỏ không giữa rừng thông Măng Đen
Do các thủ tục pháp lý chưa đầy đủ nên hàng chục biệt thự đã xây dựng ở thị trấn Măng Đen bị bỏ hoang giữa những tán thông.