Quốc tế

Khoảng cách 800 tỷ USD trong sáng kiến Vành đai, Con đường

Kiều Mai Thứ sáu, 13/09/2019 - 09:18

Dù được đánh giá là cơ hội thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc đang khiến không ít quốc gia phải "oằn mình" gánh nợ, tác động trở lại quá trình đầu tư.

Thập niên 2020 có thể trở thành thời kỳ vàng đối với đầu tư cơ sở hạ tầng tại các thị trường mới nổi nếu các nền kinh tế dẫn đầu có thể tìm ra cách vượt qua những vấn đề về địa chính trị để cùng tài trợ cho các dự án đa phương.

Cùng với đó, vốn tư nhân trên toàn cầu có thể hòa hợp cùng sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI - Belt & Road Initiative) theo cách liên tục và bền vững.

Đây là viễn cảnh lạc quan nhất trong 5 kịch bản được công ty tư vấn Silk Road Associates hợp tác cùng công ty luật toàn cầu Baker McKenzie công bố mới đây.

Theo đó, sự khác biệt giữa các kịch bản rất rõ ràng.

Trong khi mô hình hợp tác toàn cầu (Global Cooperation Model) ước tính đầu tư liên quan đến sáng kiến Vành đai, Con đường đạt 1,32 nghìn tỷ USD trong những năm 2020 thì mô hình đơn cực (Uni-Polar Model) lại cho rằng con số này chỉ ở mức khoảng 560 tỷ USD.

Mức chênh lệch trên xuất phát từ việc mô hình đơn cực tính đến tác động của suy thoái kinh tế đáng kể, gia tăng chủ nghĩa dân tộc và cạnh tranh mạnh mẽ của các quốc gia.

Khoảng cách 800 tỷ USD trong sáng kiến Vành đai, Con đường
Việc phát triển cơ sở hạ tầng trong sáng kiến Vành đai, Con đường kéo theo việc nhập khẩu ồ ạt thiết bị và vật liệu từ Trung Quốc, gây gánh nặng lên tài khoản vãng lai. Ảnh: CNBC/Getty Images

Mặc dù mức đầu tư 560 tỷ USD theo kịch bản thứ hai được đánh giá là một con số khổng lồ trong lịch sử, số tiền này vẫn "chưa thấm vào đâu" so với ước tính nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu đạt 18 nghìn tỷ USD vào năm 2040 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Hai mô hình khác cũng được đưa ra với sự pha trộn của các yếu tố ảnh hưởng trên.

Mô hình bền vững toàn cầu (Global Sustainability Mode) đặt trọng tâm vào áp lực hành động chống biến đổi khí hậu cùng các mối quan tâm khác về môi trường mà tại đó, BRI là một phần trung tâm của giải pháp.

Trong khi đó, mô hình tái định cư chuỗi cung ứng (Supply Chain Relocation Model) cho rằng chiến tranh thương mại kéo dài sẽ nhanh chóng đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng sang các khu vực có chi phí thấp, từ đó tác động tới những nỗ lực trong BRI của Trung Quốc và đồng thời, làm chậm sản xuất trong nội địa.

Kịch bản thứ năm là mô hình cơ sở (Baseline Model) tổng hợp. Theo ước tính, 910 tỷ USD sẽ được đầu tư liên quan đến sáng kiến Vành đai, Con đường trong những năm 2020, trong đó khu vực châu Phi hạ Sahara sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 25%, tiếp đến là Đông Nam Á (18%), Châu Mỹ Latinh (15%), Nam Á (13%).

Dự báo này được đưa ra giữa thời điểm sáng kiến Vành đai, Con đường tiếp tục phát triển đáng kể khi nhiều khoản đầu tư bắt đầu chuyển sang các ngân hàng phát triển đa phương và thông qua quan hệ đối tác với các quốc gia như Nhật Bản.

Tuy vậy, bối cảnh chính trị còn nhiều thách thức, chiến tranh thương mại diễn ra khiến bầu không khí trở nên thận trọng hơn và các dự án mất nhiều thời gian hơn cho việc ký kết và thực hiện.

Trong động thái mới nhất, chính quyền Pakistan dường như đang tiến hành chậm dần tiến độ các dự án thuộc BRI tại quốc gia này do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài cùng nỗ lực cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Giai đoạn 1 của nhiều dự án vẫn chưa được hoàn thành dù thời hạn đã kết thúc vào năm ngoái và sự chậm trễ cũng diễn ra trong các dự án thuộc giai đoạn 2.

Việc đầu tư lớn của Bắc Kinh vào Pakistan đã khiến quốc gia Nam Á này tăng thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài, trong đó 1/4 tổng nợ phải trả thuộc về Trung Quốc.

Với hơn 130 nền kinh tế đã đăng ký tham gia, khoản đầu tư hiện tại của Trung Quốc liên quan đến sáng kiến Vành đai, Con đường được đưa ra rất khác biệt, từ vài trăm tỷ USD tới 8.000 tỷ USD.

Ngân hàng thế giới (World Bank) từng cho rằng mức tổng chi hiện tại của Trung Quốc trong BRI khoảng 575 tỷ USD và nhiều khả năng, các khoản đầu tư trong tương lai sẽ khó khăn hơn vì chính phủ của ông Tập Cận Bình.

Sự phản đối chính trị với một số dự án tại các quốc gia như Sri Lanka hay Malaysia đã khiến một số dự án bị sửa đổi, thu hẹp hoặc hủy bỏ và điều này khiến các khoản đầu tư thậm chí còn khó theo dõi hơn.

Malaysia cách đây không lâu đã tịch thu khoảng 243 triệu USD từ nhà thầu Trung Quốc và dừng hàng loạt dự án đến từ Bắc Kinh. Nguyên nhân là bởi nhà thầu được được chi trả để thực hiện 80% dự án nhưng lại chỉ hoàn thành 13% công việc.

Sự trở lại của thế giới hai cực từ sáng kiến Một vành đai, Một con đường

Sự trở lại của thế giới hai cực từ sáng kiến Một vành đai, Một con đường

Quốc tế -  6 năm
Kế hoạch đầy tham vọng kết nối châu Á, châu Âu, châu Phi của Trung Quốc thông qua cơ sở hạ tầng không chỉ là minh chứng cho thấy tiềm lực của quốc gia này mà còn hé lộ những vết nứt trong thế giới phẳng.
Sự trở lại của thế giới hai cực từ sáng kiến Một vành đai, Một con đường

Sự trở lại của thế giới hai cực từ sáng kiến Một vành đai, Một con đường

Quốc tế -  6 năm
Kế hoạch đầy tham vọng kết nối châu Á, châu Âu, châu Phi của Trung Quốc thông qua cơ sở hạ tầng không chỉ là minh chứng cho thấy tiềm lực của quốc gia này mà còn hé lộ những vết nứt trong thế giới phẳng.
Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' của Trung Quốc

Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' của Trung Quốc

Quốc tế -  7 năm

Chính phủ Nhật Bản dự định hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' bằng cách hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác công tư (PPP). Động thái của Tokyo nhằm cải thiện quan hệ song phương với nước láng giềng.

'Hai vành đai, một con đường' và câu chuyện Trung Quốc đầu tư bất động sản Việt

'Hai vành đai, một con đường' và câu chuyện Trung Quốc đầu tư bất động sản Việt

Bất động sản -  7 năm

Theo GS. Đặng Hùng Võ, Trung Quốc vốn là một nước đã tính toán rất kỹ trong mọi chính sách và trong một xu hướng là đều gắn với chủ trương Trung Quốc lãnh đạo thế giới. Do đó, để lãnh đạo thế giới, họ phải tính được những tầm nhìn rất xa, phải chế ngự được những kết nối kinh tế quan trọng trong khu vực.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  44 phút

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  5 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  11 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.