Tiêu điểm
Nhân sự công nghệ Việt vẫn được săn đón giữa làn sóng sa thải
Nhiều doanh nghiệp công nghệ hoạt động tại Việt Nam vẫn “đỏ mắt” tìm kiếm nhân sự chất lượng cao do khoảng cách đáng kể giữa năng lực ứng viên và yêu cầu nhà tuyển dụng.
Lĩnh vực công nghệ đang trải qua làn sóng sa thải nhân sự trong những năm gần đây. Theo Layoffs.fyi, riêng trong năm 2022 có tới gần 165.000 nhân sự bị mất việc làm tại hơn 1.000 công ty công nghệ. Tình hình trở nên tệ hơn trong 2023 khi các công ty công nghệ thực hiện chính sách cắt giảm và đóng băng tuyển dụng từ đầu năm khiến hơn 210.000 nhân viên từ Thung lũng Silicon đến Bengaluru mất việc.
Làn sóng sa thải tiếp tục lan sang Đông Nam Á, điển hình như Shopee, Alibaba và Grab, khi tình trạng thua lỗ xảy ra liên tục khiến các đơn vị phải tối ưu lại chi phí nhân sự. Những công ty khởi nghiệp như GoTo Group và Carousell thừa nhận đã chủ quan trước quyết định mở rộng.
Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng, một số doanh nghiệp công nghệ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đã sa thải hàng loạt nhân viên theo công ty mẹ nhằm bảo toàn đồng vốn đầu tư kinh doanh, nổi bật là các sàn thương mại điện tử.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia nhân sự đánh giá tác động này đã được giảm thiểu ở Việt Nam vì lĩnh vực công nghệ vẫn đang phát triển và trưởng thành, lại nhận được ảnh hưởng tích cực nhờ chiến lược quốc gia về chuyển đổi số.
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được triển khai mạnh mẽ đã thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam từng bước bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, nhu cầu tuyển dụng nhân viên công nghệ phục vụ cho nhiều nhóm ngành, nghề cũng tăng lên”, ông Nguyễn Thượng Tường Minh, Tổng giám đốc Base.vn, nhận định.
Diễn biến có lợi cho nhân sự công nghệ Việt
Bà Phạm Diệu Linh, Giám đốc Nhân sự Base.vn cho rằng, làn sóng sa thải hàng loạt trên thế giới có thể là diễn biến có lợi cho nhân sự công nghệ ở Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến tìm kiếm nhân sự CNTT, ví dụ như Huawei và Glints.
“Bởi trong bối cảnh khó khăn, các tập đoàn công nghệ sẽ tìm nguồn nhân lực chi phí thấp, trong đó Việt Nam và Ấn Độ vốn tạo được tiếng vang về nhân sự CNTT có chất lượng cao nhưng chi phí thấp hơn so với Mỹ và châu Âu”, bà Linh nói.
Đánh giá về nhu cầu nhân sự ngành CNTT ở Việt Nam, bà Linh cho biết, thị trường vẫn rất “khát” nhân lực và cơ hội việc làm vẫn rộng mở ít nhất 10 đến 20 năm nữa. Bằng chứng là Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao khi nhiều tập đoàn công nghệ như Samsung, Apple, LG, Foxconn.. không chỉ đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam mà còn đầu tư vào mảng nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Trong 5 năm tới, theo báo cáo của TopCV, 5 ngành CNTT sẽ có nhu cầu nhân sự cao nhất tại Việt Nam là: SaaS, AI, E-Commerce, EdTech, Blockchain… Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) có nhận định Việt Nam đang trở thành cường quốc kỹ thuật số mới ở Đông Nam Á. Theo Bộ thông tin và truyền thông, mỗi năm, Việt Nam sẽ tăng 13% nhu cầu tuyển dụng về CNTT. Thị trường công nghệ thay đổi rất nhanh, đôi khi chỉ một vài năm là xu hướng đã thay đổi.
Trước bối cảnh này, Tổng giám đốc Base.vn nhìn nhận, thách thức của các doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ SaaS (dịch vụ phần mềm) như Base.vn là giữ tốc độ tăng trưởng ổn định, lành mạnh. Một mặt là mở rộng quy mô nhân sự, một mặt vừa tối ưu nguồn nhân lực để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng về sản phẩm, khách hàng và doanh thu.
“Tính đến đầu năm 2023 thực tế mới có khoảng 9% tổng số doanh nghiệp Việt ứng dụng SaaS vào công việc, khoảng 70% ứng dụng kinh doanh của các doanh nghiệp dựa trên SaaS và dự kiến con số này sẽ lên tới 85% vào năm 2025. Kể từ khi về với FPT tháng 5/2021, quy mô nhân sự của Base.vn đã tăng gấp đôi, hiện đơn vị này đang có gần 400 nhân sự và vẫn đang tuyển dụng đều đặn ở hầu hết các vị trí”, ông Minh cho biết thêm.
Như vậy, thị trường công nghệ Việt Nam sẽ chứng kiến một giai đoạn bùng nổ tiếp theo và cần nhiều nguồn lực chất lượng cao để phát triển khi các doanh nghiệp sẽ dịch chuyển nhanh chóng lên điện toán đám mây, thay vì sử dụng phần mềm được phát hành theo kiểu truyền thống.

Nhân sự ngành CNTT cần được định hướng và đào tạo thêm
Theo báo cáo của TopCV, vào cuối năm 2022, hơn 40% công ty công nghệ tại Việt Nam phản hồi rằng đang thiếu hụt nhân sự làm được việc, kể cả với sinh viên được đào tạo chuyên sâu và đúng lĩnh vực công nghệ.
“Mặc dù thị trường lao động Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn công nghệ nhưng không có nhiều đơn vị dành thời gian đầu tư hay đào tạo nhiều để phát triển nhân sự”, đại diện Base.vn nói.
Theo bà Linh, điều này dẫn tới thực tế có nhiều kỹ sư chỉ giỏi chuyên môn, vẫn thiếu nhiều kỹ năng bổ trợ như ngoại ngữ, thuyết trình, làm việc nhóm. Với những kỹ sư đã lên đến vị trí quản lý, vẫn có những người thiếu hụt năng lực quản lý và phát triển đội nhóm. Tại Base.vn, nhân sự thường cần thời gian đào tạo từ 3-6 tháng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và năng lực bổ trợ để có thể làm việc hiệu quả và đáp ứng nhu cầu từ công ty.
“Việc lương lĩnh vực công nghệ tăng là điều đáng mừng nhưng theo quy luật tất yếu, sẽ đến lúc thị trường điều chỉnh lại mức lương sao cho tương xứng giữa năng lực với nhu cầu thực tế. Vì thế, nhân sự trong lĩnh vực này phải phát triển các kỹ năng, năng lực chuyên môn và bổ trợ liên tục để đáp ứng được kỳ vọng và có sự thăng tiến trong công việc”, Giám đốc Nhân sự Base.vn cho biết thêm.

Bên cạnh các vị trí kỹ sư CNTT, bà Linh cũng cho biết, thị trường lao động ngành CNTT đang rất sôi động với nhiều vị trí dành cho nhân sự xuất phát từ lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, như chuyên viên tư vấn chuyển đổi số, triển khai công nghệ, kỹ sư giải pháp, chăm sóc khách hàng, kiểm thử phần mềm, phân tích dữ liệu… Đa phần hồ sơ nhân sự đều không cần lý lịch về công nghệ.
Theo Giám đốc Nhân sự Base.vn, người lao động muốn ứng tuyển vào các công ty công nghệ rất cần được đào tạo thêm về công nghệ, cụ thể hơn là tư duy chuyển đổi số và kỹ năng, năng lực công nghệ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mọi doanh nghiệp và mọi lĩnh vực, bài toán đặt ra cho các nhà kinh tế, quản trị là khai thác tối đa cơ hội trên cả bốn phương diện. Một là tự động hóa dây chuyền. Hai là phân tích dữ liệu và dự đoán xu hướng. Ba là tối ưu chuỗi cung ứng. Bốn là số hóa hệ thống vận hành.
Việc được tiếp cận sớm với kiến thức công nghệ sẽ hình thành trong sinh viên kinh tế tư duy áp dụng công nghệ vào giải quyết các bài toán kinh tế và quản lý.
Hiện nay, sinh viên trường Đại học Ngoại thương đã có cơ hội tiếp cận một số học phần liên quan đến công nghệ trong khuôn khổ chương trình vệ tinh “Khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh”. Nắm bắt được xu hướng liên kết với các cơ sở giáo dục, nhiều doanh nghiệp công nghệ như Base.vn đang đồng hành cùng trường Đại học Ngoại thương để đưa nội dung liên quan đến công nghệ vào chương trình đào tạo chính quy của khoa quản trị kinh doanh.
“Việc doanh nghiệp tham gia định hướng giúp sinh viên làm quen với các ứng dụng công nghệ, mô hình và phần mềm trong quản trị sẽ giúp nguồn nhân lực tương lai tích lũy được nền tảng tương đối chắc chắn, các đơn vị không phải đào tạo lại. Khi đó, đầu ra của nhà trường chính là đầu vào của doanh nghiệp”, ông Minh nói.
5 bài học từ đợt sa thải hơn 200.000 nhân viên của các Big Tech
Cách xử lý nhân sự cấp cao để tránh khủng hoảng
Khi nhân sự cấp cao vi phạm, mức độ và quy mô gây thiệt hại cho doanh nghiệp thường lớn hơn rất nhiều so với nhân viên mà nếu doanh nghiệp không nắm rõ luật và không có biện pháp ngăn chặn cũng như xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến khủng hoảng.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp có nhân sự đa thế hệ
Bằng cách chấp nhận sự khác biệt, tăng cường sự học hỏi giữa các thế hệ và khuyến khích kết nối hợp tác, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc đa thế hệ tích cực và hiệu quả.
Nhận định hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao
Một khi nhân sự cấp cao rời công ty do những sai phạm trong quá trình làm việc sẽ để lại nhiều hệ luỵ về cả doanh thu, lợi nhuận, khách hàng, nhà cung cấp và nội bộ doanh nghiệp mà đòi hỏi doanh nghiệp phải xử lý cẩn trọng và nhanh gọn để giảm thiểu tác động.
Ứng dụng AI trong quản trị nhân sự
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản trị nhân sự đang trở thành một xu hướng phát triển mới của doanh nghiệp, giúp đơn giản hóa và tự động hóa các nhiệm vụ quản trị nhân sự, từ việc tìm kiếm và thu hút các ứng viên đến việc đào tạo và phát triển nhân viên.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.