Phát triển bền vững

Nhiệt điện sạch: Giải pháp cho các nhà máy điện than?

Phạm Sơn Thứ ba, 30/11/2021 - 15:50

Các nhà máy nhiệt điện của Nhật Bản đang có kế hoach thay thế dần than bằng amoniac và hydro để đạt được mục tiêu trung hòa carbon, thay vì chấp nhận đóng cửa.

Giống như Việt Nam, Nhật Bản đặt ra mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 tại COP26. Và cũng giống Việt Nam, thách thức lớn nhất cản trở mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của Nhật Bản là nhiệt điện than.

Nhật Bản là một trong số ít những nước phát triển nhưng không chấp nhận từ bỏ nhiệt điện than. Trước đó, Nhật Bản lên tiếng phản đối lời kêu gọi ngừng đốt than vào năm 2030 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), gọi lời kêu gọi này là “cách tiếp cận quá hạn hẹp”.

Kế hoạch ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch của IEA bị phản đối

Sự phụ thuộc vào điện than của nền năng lượng Nhật gia tăng đáng kể từ sau thảm họa hạt nhận Fukushima năm 2011.

Đặt ra cam kết về trung hòa carbon, thay vì giảm dần các nhà máy nhiệt điện, Nhật Bản hy vọng trở thành người tiên phong cho giải pháp mới thông qua dự án “nhiệt điện không phát thải”.

Tập đoàn JERA là đơn vị đầu tiên triển khai giải pháp này, ngay tại nhà máy điện than Hekinan, nhà máy đã được vận hành 30 năm và hiện đang là nhà máy điện than lớn nhất nước Nhật.

Giải pháp được tiến hành thông qua việc thay thế một số lượng than nhất định bằng amoniac hay hydro. JERA kỳ vọng đến năm 2024 sẽ giảm được 20% lượng khí thài nhà kính từ nhà máy Hekinan. Đến năm 2040, nhà máy Hekinan có thể trung hòa carbon khi chuyển sang sử dụng 100% amoniac.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, trong bài phát biểu tại COP26 cho biết sẽ khởi động các trị giá 100 triệu USD để chuyển đổi sang “nhiệt điện không phát thải ở châu Á. JERA cũng cho biết sẽ giới thiệu công nghệ nhiệt điện không phát thải sang một số quốc gia khác, đặc biệt là tại Đông Nam Á.

Reuters nhận xét, sáng kiến của Nhật Bản có thể sẽ là bước đột phá. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức cần phải vượt qua, bao gồm chi phí và việc đảm bảo nguồn cung amoniac.

Bộ Công nghiệp Nhật Bản ước tính, với kịch bản năm 2024 sử dụng 20% nhiên liệu là amoniac, chi phí sẽ phát sinh thêm khoảng 24%. Mặt khác, để chuyển 20% nhiên liệu nhiệt điện tại Nhật Bản sang amoniac sẽ cần khoảng 20 triệu tấn amoniac, tức là 10% sản lượng toàn cầu.

Một thách thức khác là kiểm soát khí thải nitơ oxit, một loại khí thải cũng gây ra hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ozon và tạo mưa axit. Đại diện JERA cho biết sẽ hạn chế khí thải nitơ oxit bằng cách điều đốt cháy chậm. Tuy nhiên đây cũng chưa phải giải pháp tối ưu.

Theo một nghiên cứu của tổ chức tư vấn Carbon Tracker, có khoảng 121 tỷ USD trên toàn cầu thuộc về các nhà máy điện than, có nguy cơ trở thành tài sản bị “mắc kẹt” nếu thế giới đạt được phát thải ròng băng 0 vào năm 2060.

Đại diện Carbon Tracker trả lời phỏng vấn của Nikkei Asia Review, cho biết ước tính nói trên chưa tính đến sáng kiến của Nhật Bản, bởi vì trong ngắn hạn, sáng kiến này là bất khả thi.

Nhiệt điện than: Đừng tưởng rẻ

Nhiệt điện than: Đừng tưởng rẻ

Phát triển bền vững -  2 năm
Không chỉ nhằm mục đích giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu, điện than cần được điều chỉnh giảm dần khỏi lưới điện quốc gia vì nguồn khoáng sản than đang ngày càng cạn kiệt.
Nhiệt điện than: Đừng tưởng rẻ

Nhiệt điện than: Đừng tưởng rẻ

Phát triển bền vững -  2 năm
Không chỉ nhằm mục đích giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu, điện than cần được điều chỉnh giảm dần khỏi lưới điện quốc gia vì nguồn khoáng sản than đang ngày càng cạn kiệt.
'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  3 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  3 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  4 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  7 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  7 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.