Nhiều công ty điện lực ký hợp đồng mua bán điện trái quy định
Nguyễn Cảnh
Chủ nhật, 27/03/2022 - 09:46
Hiện trạng diễn ra tại một số đơn vị trực thuộc các Tổng công ty điện lực miền Trung, Tổng công ty điện lực miền Nam trong quá trình phát triển điện mặt trời mái nhà thời gian qua.
Nhiều thông tin liên quan tới việc phát triển điện mặt trời tại 10 tỉnh thành (từ miền Trung tới khu vực miền Nam) đã được Bộ Công thương công bố.
Tiêu biểu, phần lớn các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) mới được thành lập hoặc các doanh nghiệp tư nhân, chưa có nhiều kinh nghiệm về đầu tư. Do đó, trong quá trình chuẩn bị, triển khai đầu tư xây dựng, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, một số chủ đầu tư chưa thực hiện tốt các quy định về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, đất đai, môi trường… mà chủ yếu tập trung và quan tâm đến đấu nối chuyên ngành điện lực, hoàn thành lắp đặt thiết bị điện và xác nhận ngày vận hành để đưa vào phát điện.
Trong đó, ghi nhận hàng loạt tồn tại lẫn vi phạm quy định tại các công ty điện lực địa phương. Tiêu biểu, là vấn đề thỏa thuận đấu nối vượt quá công suất theo đề nghị của khách hàng, ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong thỏa thuận đấu nối, sai lệch với biên bản nghiệm thu (trái quy định tại Thông tư 18/2020 của Bộ Công thương).
Chi tiết các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận) cùng chung việc thực hiện trái quy định tại Thông tư 18 như sau: Điện lực Đồng Nai (xảy ra tại hệ thống ĐMTMN Cao Capital, Xuân Phú Đông, Công ty TNHH Quang Trung). Điện lực Bình Dương (xảy ra tại hệ thống ĐMTMN tại Công ty TNHH Thái Cát năng lượng xanh, Công ty TNHH Đầu tư năng lượng Hậu Giang, Công ty TNHH thương mại sản xuất Hoàng Kim Phát).
Điện lực Bình Phước ghi nhận hoạt động trái quy định đối với hệ thống ĐMTMN Công ty TNHH năng lượng Lộc Khánh, Công ty Năng lượng Hiếu Xuân, Công ty TNHH Solar Hợp Thành…
Điện lực Ninh Thuận gặp các vi phạm: ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt công suất trong đơn đăng ký phát triển, thỏa thuận đấu nối, chấp thuận đấu nối hệ thống ĐMTMN gây quá tải hệ thống điện (trái quy định tại Quyết định 12/2020 của Thủ tướng), thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán điện không đúng đối tượng…
Thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung, 3 đơn vị điện lực (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) cũng bị chỉ rõ các vi phạm trong quá trình thực hiện phát triển ĐMTMN theo quy định pháp luật.
Điển hình, Công ty điện lực Gia Lai chốt chỉ số công tơ, đưa vào vận hành nhưng không có sản lượng phát điện trong năm 2020 và ký hợp đồng mua bán điện trái quy định. Việc này xảy ra tại hệ thống ĐMTMN của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Phú Cường, Công ty CP PV Energy, Công ty TNHH MTV Đại Thắng, Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Phú Lợi Lộc.
Công ty điện lực Đắk Nông chấp thuận đấu nối, đưa vào vận hành, ký hợp đồng mua bán điện trong khi đã xác định tình trạng quá tải lưới điện và yêu cầu khách hàng cam kết cắt giảm công suất khi lưới điện quá tải (xảy ra tại hệ thống ĐMTMN của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và xây dựng Minh Phát Đắk Nông, Công ty CP Năng lượng Lộc Điền…). Ngoài ra, Điện lực Đắk Nông còn thỏa thuận, yêu cầu nhiều khách hàng đầu tư, lắp đặt 02 hệ thống đo đếm, dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư hệ thống ĐMTMN của các doanh nghiệp.
Đặc biệt, Công ty Điện lực Đắk Lắk thực hiện phát triển ĐMTMN không đúng với hiện trạng lưới điện, thiếu minh bạch. Cụ thể, lưới điện chưa quá tải nhưng thông báo trên website là trạm/đường dây không giải tỏa được công suất; thông báo đường dây/trạm biến áp không còn giải tỏa được công suất nhưng sau đó chấp thuận đấu nối nhiều khách hàng đấu nối vào lưới điện trung áp đã công bố quá tải trước đó.
Với những vi phạm Luật Điện lực nêu trên, Bộ Công thương yêu cầu Điện lực Đắk Lắk phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện chưa đầy đủ quy định tại Thông tư 18/2020 của Bộ Công thương, dẫn đến các đơn vị điện lực tại các địa phương thực hiện thiếu đồng bộ, thống nhất trong quá trình phát triển ĐMTMN. EVN ủy quyền cho các đơn vị thực hiện nhưng kiểm tra, theo dõi chưa kịp thời, dẫn đến nhiều đơn vị điện lực chấp thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện của các hệ thống ĐMTMN gây quá tải lưới điện quốc gia.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.