Tiêu điểm
Nhiều doanh nghiệp ASEAN muốn mở rộng tại Việt Nam
Khảo sát mới nhất từ HSBC cho thấy, nhiều doanh nghiệp ASEAN mong muốn chọn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Ở hầu hết các thị trường ASEAN, hơn một nửa doanh nghiệp được hỏi bày tỏ mong muốn chọn Việt Nam là thị trường mới để mở rộng kinh doanh.
Trong đó, Thái Lan dẫn đầu về tỷ lệ doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sang Việt Nam, theo sau là Malaysia và Indonesia.
Kết quả này được đưa ra trong khảo sát mới nhất của HSBC với những người có vai trò quyết định về tài chính doanh nghiệp tại sáu nền kinh tế lớn nhất khu vực.
Khảo sát cũng chỉ ra rằng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trên toàn cầu và trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường nhận được nhiều sự quan tâm.
Tại buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và đầu tư đầu tháng 2 vừa qua, ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, cho biết, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư triển vọng của các doanh nghiệp Nhật Bản khi hơn một nửa doanh nghiệp được hỏi kỳ vọng kinh doanh có lãi trong năm 2023.
Về phương hướng triển khai kinh doanh trong 1 – 2 năm tới, tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam là gần 57%.
Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội cho biết, Việt Nam được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là có tình hình chính trị xã hội ổn định, quy mô thị trường, chi phí nhân công rẻ, dễ tuyển dụng nhân lực và chất lượng nhân viên cao.
Trong trao đổi gần đây, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, cho biết trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang tốt lên, các doanh nghiệp Hàn Quốc tự tin sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian mới.
Trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tháng trước, ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cho biết, các doanh nghiệp Mỹ đánh giá Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò trung tâm sản xuất quan trọng và đang hào hứng khám phá những cơ hội hợp tác mới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Mỹ cũng cam kết mạnh mẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, điện tử, hàng không, ô tô điện, logistics (kho vận), năng lượng, y tế, tài chính, thương mại điện tử, thực phẩm, du lịch...
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN, với khoảng 9 trong số 10 doanh nghiệp tại Việt Nam được hỏi cho biết có dự định này.
Tuy vậy, khảo sát của HSBC cũng chỉ ra rằng, năng lực công nghệ trong nước và thách thức về chuỗi cung ứng là những rào cản hàng đầu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam khi tìm cách mở rộng ra thị trường ASEAN mới.
Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải lập kế hoạch cẩn thận và tìm kiếm tư vấn chuyên môn khi đầu tư ra nước ngoài.
Về chiến lược trong thời gian tới, phát triển sản phẩm là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam, sau đó là mở rộng ra ASEAN.
Hơn 90% người được hỏi kỳ vọng hoạt động thương mại của họ trong nội khối ASEAN tăng trong năm 2024, với khoảng 1/3 kỳ vọng mức tăng cao hơn 30%.
Nhiều nhà đầu tư Mỹ muốn mở rộng tại Việt Nam
Nestlé rót thêm 100 triệu USD mở rộng sản xuất tại Việt Nam
Khoản đầu tư bổ sung được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng cà phê giá trị cao.
Tập đoàn Marubeni sẽ mở rộng đầu tư hàng tỷ USD tại Việt Nam
Tập đoàn đến từ Nhật Bản dự định thời gian tới sẽ đầu tư hàng tỷ USD trong các lĩnh vực như năng lượng, chế biến, xuất khẩu hàng hóa, phát triển hạ tầng…
P&G rót thêm 100 triệu USD mở rộng sản xuất tại Việt Nam
Khoản đầu tư mới 100 triệu USD sẽ dành để mở rộng dây chuyền sản xuất tại nhà máy của P&G ở Bến Cát (Bình Dương).
Kiến nghị của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Lên kế hoạch mở rộng đầu tư vào Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp nước ngoài kiến nghị Chính phủ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc để hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.
Thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao vào TP. HCM
Bên cạnh thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt, hợp tác giữa Ngân hàng UOB và TP. HCM còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng ra quốc tế.