Nhiều nhà đầu tư Mỹ muốn mở rộng tại Việt Nam

Phương Anh Thứ sáu, 22/03/2024 - 11:56

Các doanh nghiệp Mỹ đánh giá, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò trung tâm sản xuất quan trọng và cho biết, đang hào hứng khám phá những cơ hội hợp tác mới.

Thông tin trên được ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) cho biết trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Mỹ cũng cam kết mạnh mẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, điện tử, hàng không, ô tô điện, logistics (kho vận), năng lượng, y tế, tài chính, thương mại điện tử, thực phẩm, du lịch...

Mới nhất, Pepsico cho biết sẽ đầu tư hai nhà máy mới hiện đại, sử dụng năng lượng tái tạo gồm nhà máy sản xuất thực phẩm tại Hà Nam (trị giá 90 triệu USD) và nhà máy sản xuất đồ uống tại Long An (hơn 300 triệu USD).

Yếu tố giúp Việt Nam thăng hạng trong danh mục ưu tiên của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà máy mới của Pepsico tại Long An sẽ là nhà máy lớn nhất, tiên tiến nhất của doanh nghiệp này tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hai dự án này đã giúp tăng tổng mức đầu tư của Pepsico tại Việt Nam lên 600 triệu USD, cho thấy Pepsico tin tưởng vào tiềm năng tại Việt Nam, khẳng định cam kết đầu tư và tiếp tục đầu tư tại thị trường này.

Tại cuộc gặp của USABC với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trước đó, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Evans Knapper nêu rõ, các doanh nghiệp Mỹ coi Việt Nam là thị trường quan trọng.

Cùng với đó, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam và tiếp tục thành công trong quan hệ hợp tác thông qua các dự án cụ thể; mong muốn có thêm nhiều cơ hội hợp tác với các cơ quan của Việt Nam để thúc đẩy triển khai dự án tầm cỡ quốc gia.

Do đó, đại diện các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn Quốc hội, Chính phủ Việt Nam ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án hợp tác với các đối tác của Việt Nam.

Lãnh đạo các doanh nghiệp cũng cam kết mạnh mẽ về chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy hợp tác phát triển, hỗ trợ Việt Nam triển khai các chính sách, chiến lược như về chuyển đổi năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo, cung cấp dịch vụ thanh toán an toàn, ổn định, bảo vệ các giao dịch, thúc đẩy hoàn thiện các khuôn khổ tài chính phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế…

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham), cho biết, tin vui là hơn một nửa thành viên của AmCham thông tin rằng họ đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng.

Tuy nhiên, tin không vui là hơn một nửa thành viên cảm thấy môi trường kinh doanh cần được cải thiện hoặc Việt Nam đang không đi đúng hướng trong một số lĩnh vực then chốt.

Theo đó, AmCham chú trọng vào các ưu tiên của Việt Nam trong việc tháo gỡ các nút thắt trong huy động nguồn lực sản xuất và kinh doanh; giải quyết nhu cầu phát triển năng lượng và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và tái tạo.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Việt Nam cần khai thác toàn bộ tiềm năng của nền kinh tế số; đảm bảo khả năng tiếp cận, khả năng chi trả và đổi mới trong ngành y tế; thúc đẩy đầu tư bền vững và tích hợp chuỗi cung ứng; phát triển khu vực tài chính trong đó có thị trường vốn; tạo ra một môi trường trong sạch.

Ba đảm bảo, ba cùng

Để hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp Mỹ tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, góp phần cụ thể hóa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam cam kết "3 bảo đảm" và "3 cùng".

Trước hết là bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn là một hợp phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, tôn trọng, khuyến khích, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để khu vực này phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác.

Cùng với đó, bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Không chỉ vậy, bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính sách để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài ở Việt Nam.

Ba "cùng" gồm cùng lắng nghe, thấu hiểu với doanh nghiệp và người dân; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để phát triển kinh tế, góp phần phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Cuối cùng là cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển.

Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại thiếu điện

Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại thiếu điện

Tiêu điểm -  5 tháng
Nhu cầu của bất kỳ nhà đầu tư nào là sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo ngay lập tức.
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại thiếu điện

Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại thiếu điện

Tiêu điểm -  5 tháng
Nhu cầu của bất kỳ nhà đầu tư nào là sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo ngay lập tức.
Chuyện từ chai nhựa tái sinh trên đất Mỹ

Chuyện từ chai nhựa tái sinh trên đất Mỹ

Phát triển bền vững -  7 tháng

Thay vì nhập khẩu phế liệu, có một doanh nghiệp đang tận dụng rác thải của Việt Nam, tái chế ngay tại Việt Nam ra sản phẩm chất lượng cao bán cho Mỹ, châu Âu.

Cơ hội cho dòng vốn đầu tư nước ngoài

Cơ hội cho dòng vốn đầu tư nước ngoài

Tài chính -  7 tháng

Ông Kang Moon Kyung - Tổng giám đốc Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam tin rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2024, nỗ lực duy trì mức tăng trưởng GDP cao của Việt Nam sẽ là điểm sáng hút dòng vốn ngoại.

Nút thắt khi Mỹ muốn đầu tư 8 tỷ USD vào ngành bán dẫn Việt Nam

Nút thắt khi Mỹ muốn đầu tư 8 tỷ USD vào ngành bán dẫn Việt Nam

Tiêu điểm -  7 tháng

Dù rất muốn đầu tư vào ngành bán dẫn Việt Nam, nhưng 15 công ty Mỹ lại gặp vướng mắc về giấy phép, cũng như cam kết sử dụng năng lượng tái tạo với cổ đông, khách hàng - điều mà phía Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng.

Việt Nam ‘hút’ doanh nghiệp nước ngoài dù khó khăn

Việt Nam ‘hút’ doanh nghiệp nước ngoài dù khó khăn

Tiêu điểm -  1 năm

Mức lương cạnh tranh, sự kiên cường của nền kinh tế qua những sự kiện gây gián đoạn là hai yếu tố hàng đầu giúp Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài mở rộng hoạt động.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.