Tiêu điểm
Nhiều doanh nghiệp FDI 'cũ' đang tiếp tục rót mạnh vốn vào Việt Nam
Vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam trong nửa đầu năm nay tăng vọt gần 66% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính đến ngày 20/6/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021, song vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần tăng mạnh lần lượt là 65,6% và 41,4%, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Cụ thể, 752 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 6,5% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký dự án mới đạt trên 4,94 tỷ USD, giảm 48,2%.
Đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư có 487 lượt dự án, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 6,82 tỷ USD, tăng 65,6%.
Góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại có 1.707 lượt, giảm 8% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp đạt trên 2,27 tỷ USD, tăng 41,4%.
Dòng vốn FDI sang năm 2022 ghi nhận nhiều sự thay đổi về cơ cấu. Việc thu hút FDI ngày càng khó hơn khiến vốn đăng ký mới kể từ đầu năm đến nay đã sụt giảm mạnh. Trong khi đó, phần vốn điều chỉnh và vốn góp mua cổ phần đang tăng lên mạnh mẽ và thành trụ đỡ trong thu hút FDI những tháng qua.
Theo lĩnh vực đầu tư, trong nửa đầu năm nay, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 18/21 ngành lĩnh vực, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu. Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai. Tiếp theo lần lượt là các ngành thông tin truyền thông; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ.
Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,1%, 25,4% và 16,5% tổng số dự án.
Theo đối tác đầu tư, 84 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, với Singapore dẫn đầu. Theo sau là Hàn Quốc, Đan Mạch.
Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong nửa đầu năm 2022 khi chiếm 21,3% số dự án mới, 35,9% số lượt điều chỉnh và 36,7% số lượt góp vốn mua cổ phần.
Trong đó, bên cạnh lĩnh vực sản xuất, bất động sản đang thu hút nguồn vốn FDI đáng kể từ Hàn Quốc trong những năm gần đây. Nổi bật trong đầu năm nay là khoản đầu tư 900 triệu USD của Lotte E&C để phát triển khu đô thị thông minh mang tên “Lotte Eco Smart City Thủ Thiêm”.
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 49 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó Bình Dương giữ vị trí dẫn đầu. Tiếp theo là TP. HCM, Bắc Ninh.
Nếu xét về số dự án mới, các nhà đầu tư ngoại vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM, Hà Nội. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới (40,4%), số lượt góp vốn mua cổ phần (68,3%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (14% sau Hà Nội là 16,6%).
Tính tới 20/6/2022, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này tiếp tục tăng trong 6 tháng qua. Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt gần 136,36 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ, chiếm 73,5% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 135,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ, chiếm 72,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu ước đạt trên 120,52 tỷ USD, tăng 16,1% so cùng kỳ và chiếm 64,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu trên 15,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 14,7 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 16,4 tỷ USD.
Mặc dù tình hình thu hút dự án FDI mới tại Việt Nam có vẻ ảm đạm trong nửa đầu năm 2022, nhưng thời gian tới đã được dự báo sẽ khác.
Việt Nam được dự báo sẽ là điểm đến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã buộc các công ty phải tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.
Theo TTXVN, Chuyên gia tư vấn Henrik Bork tại Asia Waypoint mới đây cho biết các tập đoàn điện tử của Trung Quốc như Luxshare Precision Industry, Goertek và nhà lắp ráp iPhone Pegatron của Đài Loan (Trung Quốc) đang chuyển cơ sở sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, tạp chí Nikkei Asia (Nhật Bản) đầu tháng 6 cũng cho biết Apple đang dịch chuyển hoạt động sản xuất iPad ra bên ngoài Trung Quốc, hướng đến Việt Nam.
Đài DW của Đức đưa tin các công ty, nhất là các công ty trong ngành công nghiệp điện tử, đang đầu tư rất lớn vào Việt Nam. Tháng 2/2022, Tập đoàn điện tử Samsung hàng đầu của Hàn Quốc thông báo sẽ đầu tư thêm 920 triệu USD vào Việt Nam.
Theo các chuyên gia, xu hướng trên chủ yếu đến từ việc lương nhân công ở Trung Quốc cao và sự căng thẳng trong thương mại Mỹ - Trung. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam được đánh giá sẽ có vai trò quan trọng trong mục tiêu chính sách này.
Ngoài ra, Việt Nam hiện có lực lượng lao động trẻ trên bình quân đầu người cao hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới và ngành sản xuất ở Việt Nam có tính cạnh tranh.
Việt Nam cũng có hệ thống đường biển dễ dàng cho xuất khẩu hàng hóa, yếu tố khiến nhiều nước Liên minh châu Âu (EU) và châu Á ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Chiến lược thu hút FDI giai đoạn mới
Chiến lược thu hút FDI giai đoạn mới
Số lượng tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng 50% đến năm 2030.
Sự thay đổi trong cơ cấu dòng vốn FDI
Vốn điều chỉnh và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu nước ngoài trở thành điểm sáng trong thu hút FDI 5 tháng đầu năm nay khi vốn đăng ký mới vẫn tiếp đà sụt giảm.
Cuộc chơi mới trong cạnh tranh thu hút FDI
Việt Nam với độ mở và sự phụ thuộc rất lớn vào các tập đoàn đa quốc gia và thị trường tiêu dùng toàn cầu đòi hỏi Chính phủ phải hoạch định một chiến lược phát triển năng lượng sạch tương thích với với các cam kết giảm phát thải carbon của các tập đoàn này.
Dấu hiệu chững lại trong thu hút FDI mới
Mặc dù Covid-19 gần như không còn là 'rào cản' trong các hoạt động tại Việt Nam, nhưng việc thu hút các dự án FDI mới đang có dấu hiệu chững lại, trong khi đó số vốn đăng ký mới cũng sụt giảm mạnh.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.