Nhiều ngân hàng phát hành báo cáo phát triển bền vững riêng biệt

Trần Anh Thứ bảy, 01/06/2024 - 14:36

Trước đây, báo cáo phát triển bền vững thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong báo cáo thường niên của các ngân hàng thì giờ đây, việc nhiều ngân hàng lần lượt công bố báo cáo phát triển bền vững riêng biệt. Với nhiều nhà băng, phát triển bền vững sẽ sớm trở thành xu hướng tín dụng chủ đạo.

HDBank công bố báo cáo phát triển bền vững riêng biệt với báo cáo thường niên. Ảnh: HDBank

Tách riêng khỏi báo cáo thường niên

Cuối tháng 5 vừa qua, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã công bố báo cáo phát triển bền vững năm 2024. Báo cáo với chủ đề “Xanh tươi tư duy, vững bền tăng trưởng”, được công bố độc lập với báo cáo thường niên của ngân hàng.

“Phát triển bền vững là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên định và những nỗ lực không ngừng nghỉ. Định hướng HDBank tập trung trong hành trình nối tiếp, hành trình tạo dựng những di sản xanh HDBank, hướng tới thực thi đầy đủ 17 mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp quốc”, ông Kim Byoungho, Chủ tịch HĐQT HDBank chia sẻ trong báo cáo.

Với độ dày lên tới 195 trang, chi tiết không kém gì báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững của HDBank cung cấp một bức tranh khá đầy đủ chiến lược của ngân hàng. 

Dựa trên 18 tiêu chí của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), báo cáo của HDBank bao gồm các thông tin về mục tiêu và những cam kết, chiến lược và quản trị, các nội dung thực thi và hành động, những kết quả HDBank đã đạt được và tầm nhìn cho tương lai.

Bên cạnh đó, HDBank cũng ghi nhận những hoạt động thực hành ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp) theo tiêu chuẩn quốc tế.

HDBank là một trong những ngân hàng tiên phong tại Việt Nam công bố báo cáo phát triển bền vững. Trước đó, hồi cuối năm ngoái, một ngân hàng TMCP khác là ACB cũng công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững.

Báo cáo cho thấy nỗ lực của ACB trong việc công bố thông tin về phát triển bền vững khi ghi nhận các dự án, cải tiến hệ thống, sản phẩm dịch vụ xét trên các khía cạnh môi trường và xã hội có thể nâng cao hiệu quả, mang đến lợi ích cho hoạt động kinh doanh của ACB. Bên cạnh những nỗ lực cắt giảm carbon tự thân, ACB cũng nhấn mạnh vào việc giảm thiểu cho vay các dự án có tác động xấu tới môi trường.

BIDV, một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam cũng vừa công bố báo cáo phát triển bền vững với chủ đề “Kiến tạo tương lai xanh”. Báo cáo dày 112 trang truyền tải các thông tin về định hướng, chiến lược, các cam kết bền vững và thực hành ESG của BIDV trong năm 2023.

“BIDV theo đuổi chiến lược định vị thương hiệu Ngân hàng Xanh, trở thành ngân hàng dẫn đầu thị trường về thực hành ESG và tài chính bền vững, dần tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế về tài chính xanh và thực hiện lộ trình chuyển đổi thành Ngân hàng phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero Bank) vào năm 2045”, ông Phan Đức Tú, chủ tịch HĐQT BIDV viết trong báo cáo.

Nếu trước đây, báo cáo phát triển bền vững thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong báo cáo thường niên của các ngân hàng thì giờ đây, việc nhiều ngân hàng lần lượt công bố báo cáo phát triển bền vững riêng biệt, cho thấy ngành tài chính ngày càng xem trọng lĩnh vực này.

Tại đại hội cổ đông năm nay, ban lãnh đạo nhiều ngân hàng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược phát triển bền vững và thực hành ESG. Với các ngân hàng như HDBank, ACB hay BIDV, tín dụng xanh, tín dụng bền vững không còn đơn thuần là báo cáo mà sẽ sớm trở thành xu hướng tín dụng chủ đạo.

"Tấm lưới xanh" cho tín dụng

Trong vài năm trở lại đây, những ngân hàng hàng đầu thế giới như Morgan Stanley, HSCB, Goldman Sachs hay JPMorgan đã công bố sẽ đầu tư 750 - 2.500 tỷ USD cho tài chính bền vững đến năm 2030.

Một báo cáo của hãng kiểm toán PwC đánh giá, việc áp dụng ESG vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước rất quan trọng, bởi thông qua việc thực hành ESG, các ngân hàng sẽ hình thành tầm nhìn, xây dựng và triển khai chiến lược đúng theo lộ trình bền vững.

Báo cáo của HDBank ghi nhận con số ấn tượng về giải ngân tín dụng xanh. Tính đến cuối năm 2023, danh mục tài chính xanh của HDBank đã vượt 12 nghìn tỷ đồng. Tổng số tiền giải ngân trong năm 2023 cho các doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu vượt 3,4 nghìn tỷ đồng.

HD Saison, công ty tài chính tiêu dùng của HDBank cũng đã giải ngân gần 8.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn quốc nhằm giúp những công nhân có thu nhập thấp này nâng cao mức sống.

Dòng tiền được HDBank hướng tới các nghiệp có hoạt động kinh doanh thân thiện, đóng góp cho môi trường và xã hội. HDBank đẩy mạnh hỗ trợ những ngành có tác động tích cực đến môi trường như năng lượng tái tạo, sản xuất kinh doanh xe điện, nông nghiệp công nghệ xanh, tòa nhà xanh, cải thiện chất lượng nguồn nước...

Đối với hoạt động tài trợ tài chính bền vững, HDBank mạnh mẽ triển khai tài trợ vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chuỗi giá trị nông nghiệp, y tế sức khỏe cộng đồng, giáo dục; các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ...

“Sự ưu tiên nguồn vốn thể hiện nỗ lực của nhà băng trong việc định hình một tương lai bền vững cho nền kinh tế và trách nhiệm đối với cộng đồng”, ban lãnh đạo HDBank chia sẻ.

Với ACB, một phần quan trọng trong quá trình thực thi ESG của nhà băng là xây dựng khung tài trợ xanh, để khi triển khai các sản phẩm hoặc chương trình tín dụng xanh sẽ có một “tấm lưới xanh” để sàng lọc.

Ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc truyền thông và thương hiệu của ACB cho biết, một phần quan trọng trong quá trình thực thi ESG của nhà băng là xây dựng khung tài trợ xanh, để khi triển khai các sản phẩm hoặc chương trình tín dụng xanh sẽ có một “tấm lưới xanh” để sàng lọc.

“Đầu năm 2024, chúng tôi sẽ đẩy mạnh tín dụng xanh để gia tăng tỷ trọng giải ngân cấp vốn cho các doanh nghiệp có tác động tốt với môi trường”, ông Thái cho biết.

Việc tập trung vào tín dụng xanh cũng giúp các nhà băng dễ dàng huy động các nguồn vốn quốc tế hơn. Theo HDBank, việc thực thi ESG giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh hơn. Trong năm 2023, nhà băng đã huy động hơn 170 triệu USD tín dụng xanh từ các định chế tài chính quốc tế như Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và IFC.

Nhiều tổ chức quốc tế cũng gia tăng hạn mức tài trợ thương mại cho HDBank và khuyến khích sử dụng cho các giao dịch nhập khẩu các thiết bị dùng cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh, tài chính bền vững. Lũy kế đến năm 2023, hạn mức này được cấp cho HDBank đã vượt 240 triệu USD.

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV ước tính, để đạt mục tiêu “net-zero” vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần huy động khoảng 368-380 tỷ USD hoặc tương đương 6,8% GDP hàng năm cho đến năm 2040. Vì vậy, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ các nguồn lực quốc tế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh.

Với cam kết về giảm phát thải carbon của nhiều doanh nghiệp và quỹ đầu tư tư nhân, nguồn vốn gia tăng sẽ được huy động đầu tư cho quá trình chuyển đổi sang những mô hình kinh doanh xanh và có trách nhiệm với xã hội hơn.

PwC đánh giá, thông qua thực thi ESG trong danh mục sản phẩm cho vay, các ngân hàng trong nước đang thể hiện hình ảnh của mình trong mắt nhà đầu tư ngoại. ESG sẽ ngày càng ảnh hưởng đến chiến lược M&A ngành tài chính khi các nhà đầu tư sử dụng các tiêu chí này để đánh giá rủi ro và xác định các cơ hội đầu tư.

Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số ngành ngân hàng

Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số ngành ngân hàng

Tài chính -  4 tháng
Tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024”, HDBank đã giới thiệu những giải pháp số ưu việt. Đây là những sản phẩm dịch vụ đã triển khai thử nghiệm hoặc đã triển khai và cho kết quả tích cực, tạo nên sự hấp dẫn của thương hiệu HDBank trên thị trường.
Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số ngành ngân hàng

Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số ngành ngân hàng

Tài chính -  4 tháng
Tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024”, HDBank đã giới thiệu những giải pháp số ưu việt. Đây là những sản phẩm dịch vụ đã triển khai thử nghiệm hoặc đã triển khai và cho kết quả tích cực, tạo nên sự hấp dẫn của thương hiệu HDBank trên thị trường.
Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  2 giờ

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.

Liên danh ACC trúng gói thầu 6.368 tỷ đồng sân bay Long Thành

Liên danh ACC trúng gói thầu 6.368 tỷ đồng sân bay Long Thành

Doanh nghiệp -  3 giờ

Liên danh nhà thầu do Tổng công ty ACC dẫn đầu đã chiến thắng liên danh 1 của Tập đoàn Đèo Cả với gói thầu 4.7 sân bay Long Thành.

Tân Hiệp Phát tặng quà cho trẻ em khó khăn trong dịp Trung thu

Tân Hiệp Phát tặng quà cho trẻ em khó khăn trong dịp Trung thu

Tiêu điểm -  3 giờ

Công ty Tân Hiệp Phát trao hàng ngàn phần quà sữa đậu nành dinh dưỡng nhằm động viên tinh thần và chăm sóc sức khỏe thể chất của các em trong chương trình “Ngày hội Trung thu và trao học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn" lần thứ 23.

Startup đưa thợ xây, thợ điều hòa lên thương mại điện tử

Startup đưa thợ xây, thợ điều hòa lên thương mại điện tử

Doanh nghiệp -  4 giờ

Startup Fivess mong muốn trở thành một trung gian kết nối các nhà thầu, nhóm thợ với khách hàng có nhu cầu thông qua nền tảng số.

Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây lại nhà cho nạn nhân bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây lại nhà cho nạn nhân bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) vừa đăng ký ủng hộ số tiền 500 triệu đồng để chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả của bão lũ.

Phó thủ tướng nêu tiêu chí phê duyệt dự án cảng Cần Giờ

Phó thủ tướng nêu tiêu chí phê duyệt dự án cảng Cần Giờ

Tiêu điểm -  9 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chỉ được triển khai nếu đáp ứng các tiêu chí về lợi ích quốc gia.

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

Doanh nghiệp -  11 giờ

Golden Gate nung nấu ý tưởng đưa ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời tăng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao ở chiều ngược lại.