Phát triển bền vững

Những chiếc máy y khoa đa năng - Giấc mơ của bác sĩ thời Covid

Anh Khoa Thứ năm, 30/09/2021 - 14:54

Những chiếc máy thở tích hợp hệ thống khí nén, máy siêu âm và chụp X-quang di động… được ví như “đôi mắt”, “cánh tay nối dài” cho lực lượng y bác sĩ tuyến đầu trong cuôc chiến chống Covid-19, giúp họ phát hiện kịp thời diễn tiến của bệnh và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp.

Nỗi trăn trở của những người làm quản lý

Những tưởng các y bác sĩ nơi đây đã được tôi luyện cho mình một tinh thần thép, nhưng nhiều bác sĩ vẫn nghẹn giọng khi nói về cuộc chiến khốc liệt đang diễn ra - cuộc chiến với siêu vi SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Khi lượng người bệnh nhiễm COVID-19 tăng như cơn lũ quét, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch được chuyển thành bệnh viện tuyến đầu, điều trị cho những người bệnh COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch. 

Quy mô giường điều trị chỉ riêng cho bệnh COVID-19 cũng tăng lên 741 giường, nhưng có nhiều lúc phải tiếp nhận đến hơn 900 người bệnh. Giai đoạn cao điểm, nhiều nhân viên của bệnh viện dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có người nhiễm bệnh ở mức độ nguy kịch phải thở máy.

Đồng thời, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch phải tuân thủ các nội dung trong công văn 4407/SYT-NVY, ký ngày 10/07/2021, trong đó BV Phạm Ngọc Thạch phải có riêng khu vực khám bệnh cho người dân đến khám chữa bệnh hô hấp, đặc biệt là khám chữa bệnh nặng, cấp cứu. Mặc dù sở hữu quy mô hàng đầu cả nước, nhưng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của bệnh viện cũng chỉ có khoảng 100 giường có máy thở gắn vào hệ thống khí nén âm tường. Nhưng bệnh viện thường xuyên phải điều trị cho gần 500 ca bệnh chuyển nặng và nguy kịch cần thở máy cùng lúc.

“Khó khăn lớn nhất là không có đủ máy thở, nhưng có máy thở mà không có hệ thống khí nén thì cũng thua. Cho nên những chiếc máy thở có tích hợp khí nén mới là giải pháp cứu cánh thật sự lúc này", đại diện Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch bộc bạch.

Ngoài máy thở có tích hợp khí nén, đại diện Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho biết cũng đang rất cần thêm những chiếc máy chụp X-quang di động. Bởi bác sĩ hô hấp xem việc chụp phim X-quang phổi là xét nghiệm cần thiết để thực hiện chẩn đoán xác định, đánh giá đáp ứng điều trị cho người mắc các bệnh có tổn thương phổi như bệnh COVID-19.

Nhưng người bệnh đang sử dụng hệ thống máy thở kết nối với hệ thống khí nén gắn tường thì không thể di chuyển về phòng chụp X-quang cố định được. Đây chính là nỗi trăn trở đau đáu của ban quản lý bệnh viện tuyến đầu này.

Những chiếc máy y khoa đa năng - Giấc mơ của bác sĩ thời Covid
Lãnh đạo Phuc Khang Corporation trong lễ trao tặng thiết bị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Áp lực lại càng cao hơn tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức - bệnh viện tuyến quận huyện đầu tiên trên cả nước được xếp hạng 1. Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Lan Anh - Phó giám đốc bệnh viện cho biết, bệnh viện này có quy mô 50 khoa phòng với 1.931 nhân viên và 800 giường kế hoạch. 

Trong điều kiện bình thường, bệnh viện thường xuyên phải kê thêm thành 1000 giường để phục vụ nhu cầu cho 6.000-6.500 người bệnh ngoại trú và 700- 800 người bệnh nội trú mỗi ngày.

Đến khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, Bệnh viện thành phố Thủ Đức đã chủ động xin chuyển đổi sang mô hình bệnh viện tách đôi. Phân nửa bệnh viện vẫn phục vụ việc khám chữa bệnh thông thường và phân nửa chuyên tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 với quy mô 600 giường bệnh, trong đó có 300 giường hồi sức. 

Ngoài ra, đơn vị điều trị Covid-19 của bệnh viện thành phố Thủ Đức còn có 6 cơ sở vệ tinh khác. Tính đến ngày 15/9/2021, bệnh viện và 6 cơ sở vệ tinh đã tiếp nhận hơn 12.800 ca dương tính với Covid-19.

Đại diện Bệnh viện thành phố Thủ Đức cho biết, với những ca nhiễm Covid-19 có triệu chứng, các bác sĩ phải chăm sóc, theo dõi sát sao, kèm xét nghiệm, siêu âm và chụp X-quang thường xuyên để phát hiện những dấu hiệu chuyển nặng của bệnh và thay đổi phác đồ điều trị kịp thời. Nhưng những bệnh nhân thở máy thì không thể di chuyển về những khu chụp X-quang hoặc siêu âm cố định được.

“Với thực tế phải xây dựng nhiều bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung như hiện nay, các thiết bị hiện đại, di động được càng cần thiết hơn bao giờ hết”, bác sĩ Lan Anh cho biết.

Những giấc mơ được hiện thực hóa

Nỗi trăn trở của quản lý Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch phần nào được vơi đi khi tiếp nhận món quà đặc biệt từ Phuc Khang Corporation. Đó là 1 máy chụp X-quang di động Analog siêu cao tần và 2 máy thở tích hợp hệ thống khí nén với tổng giá trị hơn 3,1 tỷ đồng. Trong đó, máy chụp X-quang có hình ảnh chất lượng chuẩn xác, độ an toàn cao và dễ dàng di chuyển. 2 chiếc máy thở được trao tặng trong đợt này cũng thuộc dòng hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay, tích hợp bộ phun khí với công nghệ siêu âm, hoạt động độc lập với hệ thống khí âm tường nhờ công nghệ tuabin.

“Đây là sự cứu cánh không những cho những bệnh nhân trực tiếp được cứu chữa mà còn cho những người làm công tác điều trị và cho cả những người làm công tác quản lý”, vị Đại diện Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch không giấu được xúc động trong buổi lễ tiếp nhận các thiết bị y tế này.

Bác sĩ Lan Anh thì kể, vui đến không ngủ được khi nghe tin Phuc Khang Corporation tài trợ 01 chiếc máy chụp X-quang kỹ thuật số Analog và 01 máy siêu âm 3 đầu dò. Cả 2 thiết bị này đều thuộc loại hiện đại nhất và có khả năng di chuyển được, hỗ trợ đắc lực cho bệnh viện trong bối cảnh phải đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh rất lớn của bệnh viện và 6 cơ sở vệ tinh.

“Lúc hay tin được Tập đoàn Phúc Khang tài trợ 2 thiết bị với giá trị đến gần 3 tỷ đồng, anh em chúng tôi ngỡ ngàng, không dám tin. Sự giúp đỡ kịp thời và đúng lúc của doanh nghiệp giống như giấc mơ với đội ngũ y bác sĩ chúng tôi", bác sĩ Lan Anh vui mừng nói.

Những chiếc máy y khoa đa năng - Giấc mơ của bác sĩ thời Covid 1
Lễ trao tặng thiết bị y tế cho BV Tp Thủ Đức có sự tham gia của Phó Giám đốc Sở y tế TpHCM – ông Nguyễn Hoài Nam (bìa trái) và Phó Chủ tịch UBND Tp. Thủ Đức – ông Nguyễn Kỳ Phùng (bìa phải)

Theo bà Lưu Thị Thanh Mẫu - CEO Phuc Khang Corporation, hoạt động trao tặng trang thiết bị y tế nằm trong chiến dịch "Trái tim xanh tình nguyện" của doanh nghiệp. Chương trình cam kết hỗ trợ 20 tỷ đồng cho cuộc chiến chống Covid-19 tại Tp. HCM với các hoạt động cụ thể như trao tặng hơn 11.000 phần quà nhu yếu phẩm cho người dân gặp khó khăn, triển khai “Bếp ăn nghĩa tình” mang hơn 20.000 suất ăn dinh dưỡng đến với lực lượng phòng chống dịch, người dân tại các khu phong tỏa, cách ly. Chưa dừng lại tại đó, với tinh thần “Thấu hiểu”, “Cho đi trong yêu thương và trao tặng vô điều kiện” Phuc Khang Corporation còn triển khai trao tặng trang thiết bị y tế cao cấp cho các bệnh viện tuyến đầu tại thành phố, nhằm hỗ trợ công tác cứu chữa cho các bệnh nhân Covid-19 được kịp thời, đạt hiệu quả cao cũng như chia sẻ bớt gánh nặng cho đội ngũ y bác sĩ.

Trước đó, Phuc Khang Corporation đã trao tặng 4 chiếc máy siêu âm Doppler đa năng cao cấp, với trị giá 6,3 tỷ đồng cho Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM và sẽ tiếp tục trao tặng các thiết bị y tế thiết thực đến 5 bệnh viện tuyến đầu khác trên địa bàn thành phố.

Trong quá trình trao tặng thiết bị, CEO Phúc Khang đã dành không ít thời gian để lắng nghe và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu thực tế của từng bệnh viện, để lựa chọn các thiết bị vừa cao cấp vừa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong cứu chữa người bệnh cũng như đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài của thiết bị.

“Nếu cứ ngồi một chỗ mà suy đoán thì có lẽ Phúc Khang cũng tặng một chiếc máy thở hay máy chụp hình X-quang thông thường. Phải đến khi đi sâu tìm hiểu, chúng tôi mới thấu cảm được đâu là điều mà đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu đang mong mỏi và từ đó sự đồng hành mới thật sự thiết thực và hiệu quả", bà Mẫu chia sẻ.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Y tế Tp.HCM bày tỏ sự tri ân với những đóng góp của Phuc Khang Corporation trong hành trình chống dịch bệnh Covid-19 của thành phố, đặc biệt là việc trao tặng đúng những máy móc, thiết bị y tế mà đội ngũ y tế tuyến đầu đang cần kíp. Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt từ các ban ngành, chính sự hỗ trợ tích cực từ các doanh nghiệp, người dân đã hỗ trợ cho tình hình dịch bệnh tại Tp.HCM dần được kiểm soát, giúp đưa cuộc sống của người dân sớm quay lại trạng thái “bình thường mới”.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  1 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  12 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  23 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.