Tài chính
Những cổ đông 'giấu mặt' tại Eximbank
Những bất đồng giữa các cổ đông khiến Đại hội cổ đông Eximbank năm 2020 lần thứ 3 tiếp tục thất bại. Dù tỉ lệ tham gia lên đến 95%, song kết quả kiểm phiếu thông qua Quy chế tiến hành họp đại hội chỉ có 44,92% đồng ý, trong khi 54,69% không đồng ý.

Sáng 26/4, Eximbank đã tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 tại Hà Nội. Đây là lần thứ 3 Eximbank tổ chức đại hội cổ đông của năm tài chính 2020 do 2 cuộc họp trước đều bất thành vì không đủ tỷ lệ tham dự.
Khác với những lần bất thành trước đây, kỳ đại hội lần này có tỷ lệ tham dự của các cổ đông ở mức rất cao. Cụ thể, 95 cổ đông tham dự với 1,16 tỷ cổ phần, tương đương với tỷ lệ 94,51% cổ phần có quyền biểu quyết.
Tỷ lệ tham dự đại hội cổ đông rất cao bị một cổ đông đặt nghi vấn (do số lượng cổ đông có mặt trực tiếp rất ít), và đề nghị kiểm tra lại tính hợp lệ của số cổ đông đăng ký tham dự. Tuy vậy, đại diện Eximbank cho biết nhiều cổ đông không trực tiếp đến nhưng đã ủy quyền cho đại diện đến tham dự. Đại hội sau đó tiếp tục tiến hành với nội dung đầu tiên là thông qua quy chế tổ chức đại hội.
Thông tin quan trọng nhất tại đại hội được Eximbank công bố là việc Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn y danh sách nhân sự dự kiến để bầu thành viên HĐQT, BKS của Eximbank nhiệm kỳ VII.
Theo đó, danh sách đề cử được gửi đến các cổ đông ngay tại đại hội, ứng viên HĐQT chỉ có 4 nhân sự hoàn toàn mới gồm: Lê Hồng Anh, Đào Phong Trúc Đại, Nguyễn Hiếu và Yasuo Takeuchi. Trong đó, bà Lê Hồng Anh được biết đến là vợ của ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Tập đoàn Thành Công.
Danh sách ứng viên ban kiểm soát gồm ba người là ông Trần Ngọc Dũng, bà Nguyễn Thị Hiền Ngọc và ông Trịnh Quốc Bảo.
Ngay trước thềm đại hội, các nhóm cổ đông lớn tiếp tục gửi văn bản kiến nghị miễn nhiệm hàng loạt các thành viên HĐQT của Eximbank, nhiệm kỳ VI (2015 - 2020). Thực tế, thời gian hoạt động của nhiệm kỳ đã kết thúc, các thành viên HĐQT hiện nay của ngân hàng phải tiếp tục duy trì công việc nhằm duy trì hoạt động ổn định của Eximbank trong khi chờ HĐQT nhiệm kỳ mới được bầu.
Văn bản do Eximbank công bố cho biết ngày 19/4/2021, HĐQT Eximbank nhận được văn bản kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của bà Kiều Vũ Thuỵ Uyên, đại diện theo uỷ quyền của nhóm cổ đông gồm: Công ty CP Rồng Ngọc; Công ty Đầu tư và dịch vụ Helios; Công ty CP Thắng Phương; Thái Thị Mỹ Sang; Lưu Như Trân.
Nhóm cổ đông này sở hữu 10,3% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Eximbank đề nghị miễn nhiệm 5 thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VI (2015-2020) gồm ông Yasuhiro Saitoh, ông Lê Minh Quốc, ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết, ông Ngô Thanh Tùng.
Cũng ngày 19/4/2021, HĐQT Eximbank tiếp tục nhận được văn bản kiến nghị của nhóm cổ đông gồm ông Nguyễn Tiến Dũng; ông Trần Công Cận; Lafelle Limited; Education Management Holdings Limited.
Nhóm cổ đông này sở hữu 11,2% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, đề nghị Eximbank miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI (2015-2020) gồm: ông Hoàng Tuấn Khải, ông Đặng Anh Mai, bà Lương Thị Cẩm Tú.
Các yêu cầu của 2 nhóm cổ đông trên đã kiến nghị bãi nhiệm 8/9 thành viên HĐQT hiện nay của Eximbank, ngoại trừ ông Nguyễn Quang Thông.
Trước đó, ngày 13/4, Eximbank đã có sự kiện hi hữu chưa từng có trong ngành ngân hàng, miễn nhiệm rồi bổ nhiệm lại Chủ tịch HĐQT Yasuhiro Saitoh chỉ trong chưa đầy một giờ đồng hồ.
Những bất đồng giữa các nhóm cổ đông đã khiến Eximbank nhiều lần không thể tổ chức thành công đại hội cổ đông trong 2 năm qua. Lần này dù tỉ lệ tham dự rất cao, nghĩa là tất cả các nhóm cổ đông đều đã có mặt, nhưng bất ngờ xảy ra khi kết quả kiểm phiếu thông qua quy chế tiến hành họp đại hội chỉ có 44,92% đồng ý, trong khi 54,69% không đồng ý.
Ông Trần Ngọc Dũng, trưởng Ban Kiểm soát Eximbank sau đó tuyên bố chấm dứt đại hội cổ đông năm 2020 lần thứ 3 do không thông qua quy chế. Một lần nữa các nhóm cổ đông tại Eximbank lại chấp nhận mất thêm thời gian để đàm phán trước khi tổ chức đại hội cổ đông năm 2020 lần thứ 4.
Tranh chấp giữa các nhóm cổ đông lớn ở Eximbank đã khiến hoạt động nội bộ nhà băng này liên tục xáo trộn trong những năm qua. Trong vòng chưa đầy 2 năm gần đây đã có tới 5 người lên ngồi vị trí Chủ tịch HĐQT, từ ông Lê Minh Quốc, bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh, ông Yasuhiro Saitoh, ông Nguyễn Quang Thông. Việc đại hội cổ đông không thể diễn ra cũng khiến tương lai của ngân hàng này ngày càng trở nên bất định.
Khách hàng rút gần 15.000 tỷ đồng khỏi Eximbank trong nửa đầu năm
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.