Tiêu điểm
Những dịch vụ phát triển bền vững trong dịch Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 khiến nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực, nhưng cũng góp phần mở ra các xu hướng mới buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng.
Sau khi Covid-19 bùng phát, chi tiêu người tiêu dùng đã có sự thay đổi rõ rệt, khiến nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, bệnh dịch cũng góp phần mở ra các xu hướng mới buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng. Liệu điều này có trở thành cơ hội phát triển mới cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Mua sắm trực tuyến và giao hàng tại nhà "lội ngược dòng" ấn tượng
Theo báo cáo Khủng hoảng Covid-19: Tác Động và tiềm năng Phục Hồi của Adsota các ngành dịch vụ nói chung đang đứng trước tình hình không mấy khả quan. Điển hình là giải trí và nhà hàng phải chịu mức giảm chi tiêu tới 19%.
Bên cạnh đó, các ngành thực phẩm đóng gói, chăm sóc cá nhân và chăm sóc sức khỏe tưởng sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng lại cho thấy mức giảm từ nhẹ tới trung bình.

Ngành thực phẩm đóng gói có mức giảm thấp nhất với 4% người dân tập trung mua nhiều để tích trữ đầu mùa dịch và giảm dần trong khoảng thời gian sau đó. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ghi nhận mức giảm trung bình với 16% do người dân hạn chế đến các bệnh viện và phòng khám.
Ngược lại chi tiêu người dùng cho các dịch vụ mua sắm trực tuyến và giao hàng tăng lần lượt 20% và 12%. Tình hình giãn cách xã hội khiến hàng loạt điểm bán và nhà hàng phải đóng cửa đã góp phần giúp những dịch vụ này trở thành những "kẻ sống sót" duy nhất trên toàn bộ thị trường.
Một lý do cho sự phát triển này chính là bởi chi tiêu đối với hàng hóa thiết yếu của người Việt Nam không có sự thay đổi quá tiêu cực, trong khi vấn đề hạn chế tiếp xúc xã hội tại các điểm bán offline đã được các nền tảng thương mại điện tử giải quyết phần nào
Cụ thể, số liệu từ báo cáo trên cho thấy doanh thu của sản phẩm dinh dưỡng tăng tới 73%, theo sau là các mặt hàng vệ sinh cá nhân và vệ sinh nhà ở với lần lượt tăng 68% và 63%.
Ngoài ra, chi tiêu cho các sản phẩm thông thường như: dầu gội, mỹ phẩm và đồ gia dụng cũng không bị ảnh hưởng. Các mặt hàng cao cấp và đồ uống có cồn là những sản phẩm duy nhất có xu hướng tiêu cực với mức giảm trung bình là 50%.
Xác nhận với TheLEADER, ông Nguyễn Huy Hoàng - Nhà sáng lập & CEO 30Shine cho hay, từ khi Chính Phủ phát đi thông báo sẽ dừng cách ly xã hội, hệ thống đặt lịch cắt tóc của 30Shine đã hoạt động hết công suất, các cửa hàng gần như đều kín lịch.
Theo lý giải của CEO 30Shine, khi toàn xã hội thực hiện cách ly, không còn các cuộc gặp gỡ vui chơi, việc làm đẹp sẽ quay về mức tối thiểu là gọn gàng và sạch sẽ. Tuy nhiên, khi xã hội bắt đầu quay trở lại hoạt động thường ngày, nhu cầu giao lưu gặp mặt sẽ tăng mạnh và là cơ hội cho ngành làm đẹp.
"Điều này chứng tỏ, cắt tóc nói riêng, ngành làm đẹp nói chung là một nhu cầu bền vững. Chỉ có nhận thức và hành vi khách hàng về vấn đề an toàn sức khỏe là thay đổi. Trong dịp này, 30Shine đang gấp rút nâng cấp quy trình, sản phẩm để đưa yếu tố "an toàn, an tâm" lên hàng đầu", ông Nguyễn Huy Hoàng nói.
Thói quen người dùng đang thay đổi
Do bị hạn chế các hoạt động tụ tập đông người, người tiêu dùng bắt đầu tận dụng tối đa các tiện ích của nền tảng trực tuyến. Cụ thể, các nội dung phim ảnh, game hay âm nhạc là các hoạt động được ưa chuộng nhất với 69% người tham gia khảo sát cho biết họ thực hiện những hoạt động này nhiều hơn trước đây. Ngoài ra, 49% người dùng cũng thừa nhận thời gian họ dành cho việc lên mạng cũng gia tăng đáng kể trong mùa dịch.
Có thể thấy, sự thay đổi trong thói quen người dùng đã tạo ra môi trường phát triển vô cùng lớn cho các nền tảng trực tuyến. Chỉ trong thời gian ngắn, rất nhiều dịch vụ mới đã được đưa vào hoạt động, điển hình là đi chợ thuê - một dịch vụ tưởng sẽ không bao giờ thành công bởi người tiêu dùng luôn muốn tự mình kiểm tra chất lượng của những thực phẩm sẽ dùng cho bữa cơm gia đình.

Cụ thể, Grab đã chính thức đưa dịch vụ này vào hoạt động chính thức chỉ sau 10 ngày thử nghiệm và nhận được những phản hồi tích cực. Bên cạnh đó, Covid-19 cũng mở lối mới cho rất nhiều loại hình marketing.
Sự kết hợp giữa Influencer Marketing và Livestream trở nên đáng chú ý đối với các nhãn hàng bao giờ hết bởi tính giải trí và tương tác cao mà người dùng rất ưa chuộng trong mùa dịch. Đặc biệt trong số đó là các livestream game, loại hình nội dung có sự bùng nổ bất ngờ trong những tháng gần đây, nhất là đối với Gen Z.
Báo cáo của Adsota cho thấy những con số về lượt người xem và tương tác của những nền tảng như Facebook Gaming, Youtube Gaming và Twitch đều "chạm nóc". Tại Việt Nam, tổng số lượt xem trên Facebook tăng tới 81,37% chỉ trong 2 tuần đầu tháng Tư.
Rõ ràng, Covid-19 đang khiến cho toàn bộ nền kinh tế phải trải qua những khủng hoảng kéo dài chưa từng có. Tuy nhiên, đây cũng là động lực phát triển vô cùng quan trọng. Khi các doanh nghiệp càng cố gắng tạo ra và tận dụng nhiều phương thức để thích nghi với đại dịch, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ sớm vượt qua những khó khăn và có được đà phục hồi nhanh chóng.
Kẻ thù lớn nhất của thương hiệu hậu Covid-19
Kín lịch cắt tóc sau khi dừng cách ly xã hội
Từ chiều tối qua (22/4), hệ thống đặt lịch cắt tóc của 30Shine đã hoạt động hết công suất. Tới hôm nay, hầu hết các cửa hàng trong hệ thống hầu hết đã kín lịch.
Báo Hàn gọi 30Shine là chuỗi tóc lớn nhất Đông Nam Á
"Kết hợp hai yếu tố thời trang và công nghệ, 30Shine đang tạo ra một mô hình kinh doanh hiện đại - điều mà rất nhiều các cửa hàng tóc truyền thống hiện nay đạt làm được", báo Hàn Quốc nhận xét.
Chuỗi tóc nam 30Shine đặt chân sang thị trường Thái
Chi nhánh ở Thái mới đi vào hoạt động khoảng 20 ngày nhưng 30Shine đã đón trên 1.000 lượt khách nhờ dịch vụ chuyên nghiệp, giá cả hết sức cạnh tranh.
Từ văn hóa phục vụ tới tinh thần liên tục đổi mới ở chuỗi tóc số 1 Việt Nam
"Có thể nói, sự đổi mới chính là yếu tố tiên quyết giúp một doanh nghiệp phát triển bền vững. Bởi tất cả những gì mới lạ, xịn, đẹp, hay ho của ngày hôm nay sẽ luôn là cũ, lỗi thời của ngày mai", Nguyễn Huy Hoàng - CEO chuỗi cắt tóc 30Shine chia sẻ.
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Vsipgroup sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của Vsipgroup tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ Vsip Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.