Doanh nghiệp
Những năm khốn khó của truyền hình K+ từ khi đặt chân tới Việt Nam
Liên doanh K+ liên tục thua lỗ buộc VTV phải nghĩ tới phương án thoái vốn trong bối cảnh thị trường truyền hình trả tiền ngày càng cạnh tranh khốc liệt
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ về chủ trương thoái vốn và đề án tái cơ cấu Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) - đơn vị sở hữu kênh truyền hình K+.
Cụ thể, ngày 11/12, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp về đề nghị thoái vốn của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tại VSTV. Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng đánh giá, việc tái cơ cấu VSTV là cần thiết và cấp bách.
Tuy nhiên, VSTV là doanh nghiệp liên doanh với đối tác nước ngoài, nên việc thoái vốn đòi hỏi phải tiến hành thận trọng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như các bên. Phó thủ tướng cũng chỉ đạo VTV mời kiểm toán Nhà nước làm rõ thực trạng tài chính, tình hình kinh doanh, chi phí hoạt động của VSTV; tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến liên quan bằng văn bản và ý kiến phát biểu tại cuộc họp, cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh của VSTV để hoàn thiện báo cáo đến năm 2018 để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2019.
Việc rút khỏi liên doanh VSTV nằm trong kế hoạch thoái vốn của Đài truyền hình Việt Nam. Trước đó, từ quý 3/2015, VTV từng cho biết sẽ thoái vốn khỏi ba đơn vị truyền hình trả tiền mà VTV sở hữu và đồng sở hữu, gồm: Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) và Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV).
Quan trọng hơn, liên doanh VSTV kể từ khi thành lập đến nay có kết quả kinh doanh rất bết bát. Năm 2009, công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV), đơn vị cung cấp dịch vụ K+ được thành lập từ liên doanh giữa Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Canal+ (Pháp). Trong đó VTV nắm giữ 51% cổ phần còn đối tác Pháp nắm giữ 49%.
Theo thỏa thuận 2 bên, dù nắm cổ phần ít hơn nhưng Canal+ lại có toàn quyền trong việc điều hành hoạt động và tài chính của liên doanh VSTV. Tập trung vào lĩnh vực thể thao, nổi bật là độc quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh, truyền hình K+ mở rộng khá nhanh trong giai đoạn đầu.
Mặc dù vậy, sau gần 1 thập kỷ có mặt tại Việt Nam, điểm nhấn lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của liên doanh này lại là những khoản lỗ trường kỳ.
Theo thống kê từ Vivendi, đơn vị sở hữu Canal+, tới cuối năm 2017, K+ chỉ có 789.000 thuê bao, giảm hơn 60.000 thuê bao so khoảng một năm trước đó. Thuê bao của K+ giảm trong bối cảnh số lượng thuê bao truyền hình trả tiền trong nước tiếp tục tăng mạnh. Ước tính năm 2017, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đạt 14 triệu, tăng 1,5 triệu so với con số 12,5 triệu năm 2016.
Lượng thuê bao giảm khiến doanh thu và lợi nhuận của K+ giảm theo. Năm 2017, công ty đạt doanh thu 1.114 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2016. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp doanh thu của K+ suy giảm.
Lợi nhuận của VSTV cũng không khả quan. Năm 2017, công ty này báo lỗ 446 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2016. Khoản lỗ tăng đến từ chi phí chi trả cho bản quyền giải Ngoại hạng và một số chương trình độc quyền của K+ ngày một lớn. Điển hình là việc K+ đã chi đậm mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam trong 3 mùa bóng từ 2016 đến 2019 với giá được công bố là 'thấp hơn 46 triệu USD'.
Thêm vào đó, việc K+ tiến hành giảm mức giá thuê bao từ 230.000 đồng/tháng xuống một gói thuê bao duy nhất 125.000 đồng/tháng khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tính tới cuối năm 2017, K+ đã lỗ lũy kế tổng cộng 2.733 tỷ đồng sau chưa đầy 10 năm có mặt tại Việt Nam. Trong khi đó, vốn điều lệ của công ty chỉ là 344 tỷ đồng. Đề duy trì hoạt động, công ty thường xuyên có các khoản vay ngắn hạn quy mô lớn. Cuối năm 2017, khoản vay ngắn hạn lên tới 1.167 tỷ đồng.
Sự sa sút của K+ phản ánh tình trạng cạnh tranh khốc liệt của thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Nếu trước đây, chỉ có vài đài truyền hình lớn như SCTV, VTV tham gia vào cuộc chơi này thì hiện nay, đã có thêm nhiều tên tuổi có tiềm lực mạnh xuất hiện, đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, Mobifone hay FPT. Cùng với đó là sự xuất hiện của truyền hình OTT (over the top) khiến cuộc chơi càng thêm khốc liệt.
Thủ tướng đồng ý VTV và SCIC thoái vốn khỏi dự án tháp truyền hình
Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ
Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa
Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.
Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao
Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.
Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Lịch sử, cơ hội và thách thức
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bắt đầu và liên tục từ 20 năm nay. Cơ hội đang nhiều hơn, song thách thức cũng lớn hơn.
Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.