Những ngân hàng có lợi thế được nới room tín dụng

Trần Anh Thứ năm, 30/06/2022 - 14:10

VCBS nhận định, các ngân hàng có hệ số CAR cao và mô hình quản trị rủi ro tốt hay có kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.

Tính tới cuối tháng 5, tín dụng toàn hệ thống ghi nhận mức tăng trưởng 8,04%, cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 4,67% cùng kỳ 2021 nhờ nhu cầu vốn tăng cao sau dịch bệnh. Trong đó, tín dụng bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của tín dụng hệ thống ngân hàng Việt.

Nhu cầu tín dụng được dự báo sẽ duy trì tích cực, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành dự báo đạt 14 – 16% năm 2022. Điều này được hỗ trợ bởi nền kinh tế hồi phục sau dịch bệnh, và gói hỗ trợ lãi suất 2% tương ứng với dư nợ khoảng 2 triệu tỷ đồng phân bổ trong 2022 và 2023.

Tuy nhiên, do room tín dụng cấp đầu năm ở mức tương đối thấp, nhiều ngân hàng đã chạm hạn mức tín dụng ban đầu ngay từ cuối quý I và đang chờ được NHNN nới room. Báo cáo ngành ngân hàng mới đây của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) kỳ vọng các ngân hàng này sẽ được cấp bổ sung room tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn đầu quý tới.

VCBS nhận định, sẽ có sự chênh lệch về room tín dụng được cấp thêm giữa các ngân hàng, tùy thuộc vào đánh giá của NHNN.

Các tiêu chí xét duyệt tín dụng của NHNN có thể kể đến như mức độ dồi dào vốn chủ sở hữu (hệ số CAR), năng lực quản trị rủi ro (thể hiện qua việc tuân thủ các chuẩn mực Basel II, Basel III, IFRS 9…), mức độ hỗ trợ NHNN thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội (miễn giảm lãi suất và phí, cơ cấu lại các TCTD…).

Theo đó, các ngân hàng có hệ số CAR cao và mô hình quản trị rủi ro tốt như MB, Vietcombank, Techcombank, VPBank, ACB, TPBank, MSB... có thể sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.

Mặt khác, các ngân hàng có kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém (MB và Vietcombank) sẽ có lợi thế về tăng trưởng tín dụng so với các ngân hàng khác.

Ở chiều ngược lại, nhóm phân tích cho rằng các ngân hàng trong diện cảnh báo có tỷ trọng cho vay các lĩnh vực rủi ro như đầu cơ bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có thể bị hạn chế room tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải hơn để bảo đảm hạn chế rủi ro hệ thống.

Một vấn đề mà NHNN sẽ quan tâm khi nới room tín dụng đó là kiểm soát chặt chẽ lạm phát. Việc tiến sát mức trần tăng trưởng tín dụng được cấp khiến nhiều ngân hàng phải dừng giải ngân tín dụng, làm dư thừa thanh khoản hệ thống, gây áp lực lên tỷ giá.

Gần đây, NHNN đã có những động thái thắt chặt cung tiền để thanh khoản hệ thống bớt dồi dào. Trong tuần vừa qua, thông qua hoạt động thị trường mở, NHNN đã hút ròng về hơn 70.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu, với kỳ hạn 7 ngày và lãi suất bình quân 0,7%.

Đặc biệt, với đợt điều tiết lần này, NHNN không ấn định lãi suất phát hành như những lần trước đó mà sử dụng hình thức đấu thầu lãi suất. Thanh khoản dư thừa trong hệ thống khiến lãi suất phát hành chỉ ở mức 0,7%, thấp hơn so với lãi suất kỳ hạn 1 tuần trên thị trường liên ngân hàng.

Báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) bình luận thông điệp của Ngân hàng Nhà nước với điều hành chính sách tiền tệ trong nhiều năm trở lại đây là chủ động, linh hoạt, và trên thực tế, động thái nhanh chóng hút tiền về là phù hợp trong ngắn hạn. Động thái vừa qua nhằm giảm áp lực lên tiền đồng và cũng các giúp ngân hàng thương mại giải quyết vấn đề thừa thanh khoản.

Thống đốc lý giải cơ chế cấp 'room' tín dụng

Thống đốc lý giải cơ chế cấp 'room' tín dụng

Tài chính -  2 năm
Trong phiên họp Quốc hội chiều 8/6, Đại biểu Trịnh Xuân An chất vấn Thống đốc về tính hợp lý của việc cấp hạn mức "room" tín dụng và e ngại biện pháp này can thiệp vào hoạt động của các nhà băng.
Thống đốc lý giải cơ chế cấp 'room' tín dụng

Thống đốc lý giải cơ chế cấp 'room' tín dụng

Tài chính -  2 năm
Trong phiên họp Quốc hội chiều 8/6, Đại biểu Trịnh Xuân An chất vấn Thống đốc về tính hợp lý của việc cấp hạn mức "room" tín dụng và e ngại biện pháp này can thiệp vào hoạt động của các nhà băng.
Đến lúc bỏ Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng?

Đến lúc bỏ Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng?

Tiêu điểm -  1 giờ

Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc bỏ quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp có năng lực được nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An

Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An

Tiêu điểm -  2 giờ

Ông Nguyễn Đức Trung vừa được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An thay ông Thái Thanh Quý chuyển sang giữ chức Phó ban Kinh tế trung ương.

Bamboo Capital: 13 năm bứt phá từ chiến lược 'sâu rễ bền gốc'

Bamboo Capital: 13 năm bứt phá từ chiến lược 'sâu rễ bền gốc'

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Lấy triết lý phát triển bền vững làm kim chỉ nam, Bamboo Capital không chỉ chú trọng hoạt động kinh doanh mà còn, đặt trách nhiệm xã hội lên hàng đầu.

Trọng tâm thảo luận về thích ứng biến đổi khí hậu tại COP29

Trọng tâm thảo luận về thích ứng biến đổi khí hậu tại COP29

Tiêu điểm -  3 giờ

Tài chính thích ứng biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm thảo luận của các quốc gia tại COP29 đang được diễn ra.

Làm việc tự do: Hạnh phúc có bền lâu?

Làm việc tự do: Hạnh phúc có bền lâu?

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Ngày càng nhiều nhân sự lựa chọn việc làm tự do bởi sự chủ động và linh hoạt - nhưng liệu sự tự do có thực sự là 'màu hồng' như nhiều người vẫn nghĩ?

InnovaConnect: Cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa khoa học Việt thế giới

InnovaConnect: Cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa khoa học Việt thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Chuỗi hoạt động kết nối InnovaConnect 2024 do Quỹ VinFuture tổ chức là nền tảng giúp tăng cường sự hiểu biết và hợp tác nghiên cứu, trao đổi khoa học giữa các trường đại học Việt Nam với thế giới.

Vượt bao hoài nghi, VinFast vươn lên thị phần số 1 Việt Nam

Vượt bao hoài nghi, VinFast vươn lên thị phần số 1 Việt Nam

Tiêu điểm -  5 giờ

VinFast đã bàn giao hơn 11.000 xe ô tô điện các loại cho khách hàng trong tháng 10, trở thành thương hiệu ô tô bán chạy số 1 thị trường Việt Nam.