Tiêu điểm
Những tín hiệu đáng lo ngại của kinh tế cuối năm 2019
Trước thực trạng tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ có dấu hiệu chậm lại, ngành nông nghiệp trong nước gặp khó khăn, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, diễn biến của tăng trưởng kinh tế cuối năm 2019 sẽ đáng lo ngại.

Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), mặc dù kinh tế năm 2018 là một bức tranh đẹp và toàn diện với 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch tổng thu ngân sách sau ba năm ngân sách hụt thu, song, cần thẳng thắn nhận định mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, còn phụ thuộc nhiều và yếu tố đầu vào thay vì đổi mới công nghệ.
Đặc biệt, khu vực nông nghiệp tăng trưởng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững. Nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực dịch vụ phát triển còn hạn chế, chưa thể hiện vai trò chủ đạo dẫn dắt tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Ông Hàm cho rằng, quý I năm 2019, tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ và thấp hơn so với Chính phủ đặt ra. Lĩnh vực công nghiệp là động lực chính, quan trọng cho tăng trưởng năm 2018 đang giảm tốc như sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp chế tạo chỉ tăng 1,9% trong khi cùng kì tăng 23,6% giảm 21,7%.
Bên cạnh đó, thu hút khách du lịch nước ngoài, nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng du lịch dịch vụ tính chung 4 tháng tăng 7,6%, giảm 22 điểm phần trăm so với cùng kỳ.
Chỉ ra những yếu tố đáng lo ngại đối với tăng trưởng kinh tế, tại phiên thảo luận của Quốc hội tại hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng cho rằng, lạm phát là một yếu tố cần quan tâm.

Theo bà Yến, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân bốn tháng đầu năm 2019 tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là chỉ tiêu thấp nhất trong ba năm qua, tuy nhiên, bắt đầu từ nay đến cuối năm 2019 sẽ có những vấn đề rất đáng lo ngại. Giá điện, giá xăng dầu tăng sẽ tác động nhiều đến kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến tăng chỉ số giá tiêu dùng.
Cụ thể, giá điện tăng 8,36% vào thời điểm cuối tháng ba đã tác động đến chỉ số tiêu dùng CPI tháng 4/2019 tăng khoảng 0,29% so với tháng 3/2019. Bên cạnh đó, thuế môi trường cũng đã tăng. Với mức tăng thuế này, giá xăng dầu bình quân chung năm 2019 dự kiến tăng khoảng 5% so với năm 2018.
Một diễn biến khác đáng chú ý theo bà Yến là ẩn số giá thực phẩm trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát ở 42 tỉnh thành trong cả nước. Tuy rằng chỉ số đàn lợn giảm khoảng 5% - 6% nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cung, cầu, giá thực phẩm. Cung giảm, cầu tăng sẽ đẩy giá tăng cao hơn nữa. Kéo theo đó là chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng sẽ ảnh hưởng đến lạm phát tăng.
Về vấn đề này, đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) cũng cho rằng, từ đầu năm 2019, những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh đã gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì các tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và đời sống của người dân.
Riêng dịch tả lợn châu Phi là khó khăn lớn nhất của ngành chăn nuôi làm giảm sản lượng thịt lợn, giảm đàn ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng ngành, thu nhập và đời sống của người nuôi.
Theo báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tính đến ngày 12/5/2019, bệnh dịch nguy ghiểm này đang xảy ra ở 2296 xã của 204 huyện tại 24 huyện, tỉnh thành phố. Các địa phương đã phải tiêu hủy 1,2 triệu con lợn chiếm khoảng 4% tổng đàn lợn cả nước.
TS. Võ Trí Thành: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang giảm tốc
Trước thực trạng kinh tế trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu xem xét cụ thể giải pháp thiết thực để giữ ổn định phát triển kinh tế xã hội.
Theo đó, cần cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt chỉ đạo cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tổ chức quốc tế, kết quả cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn còn rất chậm và chưa đi vào thực tế.
Thực chất nhiều nội dung sửa đổi điều kiện kinh doanh chỉ nhằm mục đích tránh gây sự chú ý chứ không phải cắt giảm thực sự. Vậy nên, mức độ cải thiện về mội trường kinh doanh theo đánh giá mới chỉ đạt khoảng từ 40% - 50% so với trước kia, nhiều nơi đã đạt hoặc vượt chỉ tiêu cắt giảm 50% số điều kiện kinh doanh nhưng nội dung cắt giảm cũng như hiệu quả cắt giảm vẫn là vấn đề doanh nghiệp lo ngại.
Ông Thế đề nghị Chính phủ cần tạo điều kiện quyết liệt hơn về vấn đề này. Trong đó cần chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn liền, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân, xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu sự quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan. Qua đó, giúp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Trong khi đó, đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) đề nghị Chính phủ cần phải rà soát chính sách đối với doanh nghiệp FDI hiện nay để bảo đảm công bằng với các doanh nghiệp trong nước trước thực trạng doanh nghiệp FDI được ưu đãi nhiều nhưng hoạt động chủ yếu ở lao động lắp ráp, sử dụng nhiều lao động nhưng giá trị gia tăng không cao, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Do đó, cần phải có đánh giá về hiệu quả đầu tư tăng trưởng do khối này mang lại để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Trụ cột mới của nền kinh tế
Hai kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam 2019
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 được VEPR dự đoán đạt mức 6,5% tới 6,9%.
Làm gì để kinh tế tư nhân phát triển?
ít người dám chỉ ra nguyên nhân sâu xa hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân để qua đó có thể tìm ra giải pháp khả thi.
Kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2019 đối mặt nhiều thách thức
Năm 2019 là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch năm năm 2016 - 2020. Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành tập trung mọi nỗ lực để vượt qua thách thức, kiên định các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Thủ tướng: Đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn của doanh nghiệp và nền kinh tế
Thủ tướng khẳng định doanh nghiệp công nghệ là hạt nhân để thực hiện khát vọng một dân tộc "hoá rồng".
Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan
ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.
Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?
IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.
Quảng Ninh gọi tên doanh nghiệp trong hành trình nâng tầm du lịch
Không chỉ khai thác tài nguyên sẵn có ở Quảng Ninh, các doanh nghiệp đang kiến tạo nên những sản phẩm du lịch có chiều sâu và sức lan tỏa lâu dài.
Quốc hội thông qua luật sửa 8 luật về tài chính, đấu thầu, đầu tư
Luật sửa đổi 8 luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua, mở rộng phân quyền, đơn giản thủ tục và tăng tính linh hoạt trong cơ chế chia sẻ doanh thu dự án PPP.
3 tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt Việt Nam
Các tập đoàn CREC, CRCC, CCCC bày tỏ mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt tại Việt Nam, Ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng tài trợ vốn.
'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng
Đều nhấn mạnh việc mở rộng thị trường, song mỗi doanh nghiệp xây dựng đều chọn một hướng đi riêng phù hợp với thế mạnh và tầm nhìn dài hạn.
Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt
Người Việt đang hướng tới sống chất lượng, khỏe mạnh, ý nghĩa và độc lập về tài chính, chứ không đơn thuần là kéo dài tuổi thọ.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan
ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.
VinFast tung chương trình 'thu xăng - đổi điện' ưu đãi lên đến 100 triệu đồng/xe
Tiếp nối chuỗi hành động thiết thực và ý nghĩa của chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh lần 3”, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy người tiêu dùng chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, VinFast công bố chương trình “Thu xăng - đổi điện” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng/xe. Chính sách “lợi chồng lợi” chưa từng có trên thị trường được áp dụng tại tất cả các đại lý VinFast trên toàn quốc từ ngày 24/06/2025.
Ai đã chi ra gần 4.200 tỷ đồng mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Kinh Bắc?
Sau 2 đợt, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc đã bán thành công hơn 174,1 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 70% tổng số cổ phiếu chào bán ban đầu.
TCBS chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ
Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.
Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?
IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.