Leader talk

Trụ cột mới của nền kinh tế

TS Nguyễn Minh Phong Thứ ba, 05/02/2019 - 14:05

Kinh tế Việt Nam muốn có sức bật mới và động lực phát triển bền vững không thể thiếu một khu vực kinh tế tư nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, ngày càng trưởng thành, vươn ra tầm khu vực và thế giới.

Khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế

Khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Đầu tư khu vực tư nhân năm 2018 tăng 18,5% so với năm trước, chiếm tới 43,3% tổng đầu tư toàn xã hội; tính theo giá hiện hành ước tính đạt 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước và bằng 33,5% GDP. Trong khi đó, vốn đầu tư khu vực nhà nước chỉ là 619.100 tỷ đồng, chiếm 33,3% tổng vốn và tăng 3,9% so với năm trước; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 434.200 tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,6%.

Cho đến nay, sau ba thập niên Đổi mới, doanh nghiệp tư nhân đã chính thức được khẳng định vị thế là động lực, trụ cột trong nền kinh tế, nhưng để có môi trường kinh doanh thuận lợi và sự cạnh tranh minh bạch, bình đẳng cho khu vực kinh tế này vươn lên vẫn còn nhiều việc phải làm.

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH&ĐT) đối với 2.600 doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sản xuất tại 10 địa phương năm 2016, có hơn 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết phải chấp nhận những khoản chi không chính thức cho các cơ quan quản lý nhà nước (so với 64% năm 2015).

Mới đây, Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2018, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hợp tác thực hiện cho biết, trong 3.061 doanh nghiệp được khảo sát (46% từ khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và 33% thuộc doanh nghiệp FDI), có tới 18% doanh nghiệp thừa nhận là có chi trả chi phí ngoài quy định, 26% lựa chọn phương án “Không biết”.

Đặc biệt, có tới 15% số doanh nghiệp cho rằng bị phân biệt đối xử nếu không trả chi phí ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, và 34% không biết có bị phân biệt đối xử hay không.

Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho rằng nguyên nhân chính của việc các doanh nghiệp chấp nhận những khoản chi phí không chính thức là do tâm lý muốn nhanh được việc và do thái độ làm việc của một số cán bộ công chức cố tình gây nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp. Mức độ các chi phí không chính thức, chi phí bôi trơn, tỷ lệ thuận với áp lực gây nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp, mục đích trốn thuế, thời gian làm thủ tục và khả năng “chen ngang”, giành lợi thế kinh doanh.

Chi phí bôi trơn không chỉ làm tăng gánh nặng chi phí và thể chế, cản trở cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thất thu ngân sách nhà nước, mà còn là thước đo mức độ tham nhũng và sự yếu kém của quản lý nhà nước. Việc thiếu những quy định kiểm soát quyền lực và thiếu kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực tất yếu dẫn tới tình trạng lạm quyền để trục lợi cá nhân, cấu kết “sân sau”, “lợi ích nhóm”.

Điều đáng mừng với cộng đồng doanh nghiệp là Chính phủ đã quyết liệt với việc loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết. Cụ thể trong năm 2018, các bộ, ngành đã cắt giảm 6.776/9.956 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm 3346/6191 điều kiện kinh doanh. Theo ước tính, việc này sẽ giúp giảm hơn 17.500.000 ngày công, tiết kiệm được hơn 6.279 tỷ đồng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Những nỗ lực này cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Ngân hàng Thế giới đã công nhận môi trường kinh doanh Việt Nam trong năm 2018 đã thực hiện được 3 cải cách có ý nghĩa là thực thi hợp đồng, trả thuế và thành lập doanh nghiệp, đứng đầu Đông Nam Á vì thực hiện 18 cải cách trong 5 năm qua, ngang với mức của Indonesia.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy bộ máy hành chính cồng kềnh với đội ngũ công chức yếu kém và thiếu trách nhiệm chính là cái gốc sinh ra thủ tục hành chính rườm rà, tiêu cực. Do vậy, cắt giảm thủ tục hành chính nhưng không đi liền với “cắt đứt tư duy hành doanh nghiệp” thì môi trường kinh doanh vẫn khó để tốt lên hơn.

Trụ cột mới của nền kinh tế
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là sân bay đầu tiên do tư nhân xây dựng

Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột mới của nền kinh tế đòi hỏi sự thay đổi thể chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói riêng, đất nước nói chung; sự thay đổi này cần mang tính đột phá và thực chất nhằm đảm bảo sự chiến thắng của lợi ích quốc gia trong cuộc chiến với các biểu hiện hết sức phức tạp và nguy cơ để lại nhiều hệ lụy của thói tư duy nhiệm kỳ, bệnh thành tích giả tạo, tham nhũng và lợi ích nhóm.

Chính phủ đã khẳng định quyết tâm thực thi phương châm: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”, thì các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp cần có sự đồng lòng hướng đến khát vọng đưa đất nước tiến lên; cần kiên quyết xóa bỏ sự mặc định sống chung với tham nhũng và tiêu cực, cương quyết loại bỏ và tiến tới triệt tiêu được các khoản phí ngầm, các khoản thu không đúng quy định; ngăn chặn “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, kiểm soát độc quyền kinh doanh và sự thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Một Chính phủ kiến tạo phải biết luôn đổi mới chính mình, đổi mới tư duy và cách nghĩ cách làm, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân làm thước đo hiệu quả; giữ ổn định kinh tế vĩ mô và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hợp tác và thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước; có các giải pháp để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thống nhất tinh thần “cùng thắng” giữa doanh nghiệp, người dân và nhà nước.

Một Chính phủ kiến tạo cần biết cách giải phóng sức sáng tạo và phát huy toàn diện vai trò của doanh nghiệp, khu vực tư nhân trong mọi công đoạn của chuỗi giá trị sản xuất; tạo cơ hội cho doanh nghiệp, nhà đầu tư có sự lựa chọn và phản ứng nhanh nhạy, đáp ứng hiệu quả hơn với các tín hiệu thị trường,

Với mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nghiệp, Chính phủ cần có các giải pháp phù hợp để thúc đẩy việc chuyển đổi hàng triệu hộ kinh doanh cá thể, trang trại và hợp tác xã đang hoạt động hiện nay thành các loại hình doanh nghiệp thích hợp. Thực tế cho thấy một số lượng không nhỏ các hộ kinh doanh cá thể, trang trại có quy mô kinh doanh không hề nhỏ, không hề thua kém nhiều doanh nghiệp, công ty cỡ vừa đang hoạt động.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần khuyến khích, hỗ trợ việc tổ chức, tạo lập các chuỗi cung ứng, sản xuất liên kết dọc, ngang trong nền kinh tế giữa các loại hình doanh nghiệp trên tinh thần vừa hợp tác chặt chẽ, vừa cạnh tranh bình đẳng theo nguyên tắc thị trường ngày càng đầy đủ.

Kinh tế Việt Nam muốn có sức bật mới và động lực phát triển bền vững không thể thiếu một khu vực kinh tế tư nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, ngày càng trưởng thành, vươn ra tầm khu vực và thế giới. Có như vậy mới thực sự là sự đảm bảo để Việt Nam vươn lên, trở thành một quốc gia thịnh vượng vào năm 2045, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Click vào đây để xem toàn bộ Đặc san Dấu ấn & Khát vọng

Doanh nghiệp bị 'ghẻ lạnh' nếu không 'lót tay' khi làm thủ tục xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp bị 'ghẻ lạnh' nếu không 'lót tay' khi làm thủ tục xuất nhập khẩu

Tiêu điểm -  5 năm

Có tới 15% trong tổng số 3.061 doanh nghiệp được khảo sát (tương đương 459 doanh nghiệp) cho rằng bị phân biệt đối xử nếu không trả chi phí ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu.

Thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng ngốn tiền doanh nghiệp nhiều nhất

Thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng ngốn tiền doanh nghiệp nhiều nhất

Tiêu điểm -  6 năm

Mặc dù thời gian thực hiện thủ tục hành chính không cao nhưng với chi phí tuân thủ là 64,1 triệu đồng, xây dựng đang là nhóm thủ tục đắt đỏ nhất theo bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018.

Thủ tướng: Có quá nhiều thủ tục 'hành' doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp

Thủ tướng: Có quá nhiều thủ tục 'hành' doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp

Tiêu điểm -  6 năm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, môi trường đầu tư kinh doanh đang trói chân doanh nghiệp, có quá nhiều thủ tục hành chính "hành" doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào nông nghiệp.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  16 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".