Nhu cầu và sản lượng sản xuất công nghiệp đều tăng trong quý I

Nhật Hạ Thứ sáu, 01/04/2022 - 09:03

Sản xuất công nghiệp quý I được khôi phục ở hầu hết các ngành, nhu cầu và sản lượng sản xuất đều tăng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động trở lại, nối lại các chuỗi cung ứng cơ bản thông suốt, Bộ Công thương cho biết.

Sản xuất công nghiệp trong quý I năm 2022 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,79%, đóng góp 2,05 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,42%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm.

Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,54%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm.

Ngành khai khoáng tăng 1,23% (do sản lượng khai thác than tăng 3,2%; khai thác quặng kim loại tăng 5%), đóng góp 0,04 điểm phần trăm.

Nhu cầu và sản lượng sản xuất công nghiệp đều tăng trong quý I

Quý I năm nay, chỉ số sản xuất của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu là sản xuất trang phục (24%); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (16,2%); sản xuất thiết bị điện (12,2%).

Tiếp sau đó là sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị), sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm, trong đó mạnh nhất là sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (15,5%); sữa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; khai khoáng; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm linh kiện điện thoại (tăng 19%); bột ngọt (tăng 15,7%); ô tô (13,4%).

Các sản phẩm khác cũng ghi nhận tốc độ tăng hai chữ số là alumin; quần áo mặc thường; thép thanh, thép góc.

Trong khi đó, một số sản phẩm cho thấy sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước, bao gồm tivi (23,3%); xăng dầu (12,5%); vải dệt từ sợi nhân tạo (12.3%); thức ăn cho thủy sản (11,7%); điện thoại di động; phân hỗn hợp NPK, sơn hóa học.

Xét theo địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp quý đầu năm nay của 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu là Hà Giang với gần 44,8%.

Một số địa phương khác cũng ghi nhận mức dịch chuyển tích cực là Kon Tum, Lai Châu, Bắc Giang, Bạc Liêu, Đắk Lắk.

Ở chiều ngược lại, 2 địa phương duy nhất có chỉ số IIP quý I năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm trước gồm Trà Vinh và Hà Tĩnh.

Nhu cầu và sản lượng sản xuất công nghiệp đều tăng trong quý I 1

Mặt khác, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng ghi nhận tích cực khi tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm 31/3/2022, chỉ số tồn kho của ngành này ước tính tăng 4,8% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 17,7% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 22,5%).

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I năm nay là 79,9% (quý I/2021 là 75,1%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2022 tăng 1,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2,7% so với cùng thời điểm năm trước.

Vốn FDI chảy mạnh vào khu công nghiệp

Vốn FDI chảy mạnh vào khu công nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm
Ngay trong đầu năm 2022, hàng loạt doanh nghiệp FDI đã đầu tư nhà máy, khu công nghiệp lớn tại Việt Nam để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Vốn FDI chảy mạnh vào khu công nghiệp

Vốn FDI chảy mạnh vào khu công nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm
Ngay trong đầu năm 2022, hàng loạt doanh nghiệp FDI đã đầu tư nhà máy, khu công nghiệp lớn tại Việt Nam để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo cần khung pháp lý ổn định

Công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo cần khung pháp lý ổn định

Tiêu điểm -  2 năm

Theo ông Sebastian Hald Buhl, Giám đốc quốc gia Ørsted Việt Nam, đây là một trong những đòi hỏi bức thiết nhằm phát triển điện gió ngoài khơi gắn với hình thành ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Xin trích đăng một số nội dung đại diện tập đoàn Ørsted chia sẻ với TheLEADER.

Hà Nội thành lập, mở rộng tới 20 cụm công nghiệp mới năm 2022

Hà Nội thành lập, mở rộng tới 20 cụm công nghiệp mới năm 2022

Tiêu điểm -  2 năm

Theo kế hoạch, trong năm 2022, Hà Nội sẽ tiếp tục khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 41 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập trước đó, cùng với thành lập, mở rộng tới 20 cụm công nghiệp mới.

Vướng mắc phát triển cụm công nghiệp tại Lạng Sơn

Vướng mắc phát triển cụm công nghiệp tại Lạng Sơn

Tiêu điểm -  2 năm

Nhiều năm qua, việc chấp thuận cho dự án vào cụm công nghiệp khi chưa thành lập, đầu tư hạ tầng đã dẫn tới tình trạng chồng chéo trong quản lý tại tỉnh Lạng Sơn.

Vừa khởi công, khu công nghiệp VSIP III đã thu hút 1,8 tỷ USD

Vừa khởi công, khu công nghiệp VSIP III đã thu hút 1,8 tỷ USD

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Đây là khu công nghiệp thứ 11 của VSIP Group tại Việt Nam và là dự án đầu tiên đặt dấu mốc cho việc chuyển đổi chiến lược theo hướng phát triển bền vững hơn.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  14 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.