Tài chính
Nợ có nguy cơ mất vốn của BIDV tăng mạnh
Báo cáo tài chính quý 3 của ngân hàng cho thấy, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đã tăng 26% lên 14.315 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3. Trong khi thu nhập lãi thuần đạt 9.144 tỷ đồng, chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, các hoạt động phi tín dụng của BIDV tăng trưởng rất mạnh.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 30% lên 1.367 tỷ đồng. Hoạt động chứng khoán đầu tư có lãi đột biến 340 tỷ đồng, trong khi quý 3/2019 lỗ. Lãi thuần từ hoạt động khác giảm 17% xuống 1.001 tỷ đồng.
Lãi thuần trước trích lập đạt 8.461 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ chi phí trích lập hơn 5.758 tỷ đồng, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 2.703 tỷ đồng, tăng 17%.
Lũy kế 9 tháng, ngân hàng lãi trước thuế 7.061 tỷ đồng, tương đương so với cùng kỳ năm trước.
Về tài sản, tính tới ngày 30/9, tổng tài sản của ngân hàng đạt 1,47 triệu tỷ đồng, giảm 1,5% so với đầu năm, chủ yếu do NHNN đã rút ròng tiền gửi tại BIDV. Cho vay khách hàng đạt 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 2,5%.
Ảnh hưởng của dịch bệnh đồng thời chất lượng tài sản của BIDV bị ảnh hưởng rõ nét. Nợ xấu ở mức 22.524 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm, nâng tỷ trọng từ 1,74% lên 1,97%. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 26% lên 14.315 tỷ đồng.
Trong quí 4/2020, BIDV cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình hệ thống, rà soát mức độ tác động của dịch Covid-19 và thiên tai để điều hành hoạt động kinh doanh theo hướng tập trung gia tăng các nguồn thu phi lãi. Đồng thời, tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử, tối đa hóa các nguồn thu và kiểm soát chi phí nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2020 đã đề ra.
Nhóm phân tích SSI Research nhận định, năm nay có thể là năm đầu tiên BIDV không đạt được hạn mức tăng trưởng tín dụng 9% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho năm 2020. Tín dụng khó tăng trưởng, cộng với việc đợt bùng phát dịch thứ 2 sẽ làm tăng tỷ trọng các khoản vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Lợi nhuận của BIDV, theo đó, dự kiến sẽ suy giảm trong năm 2020. Dù vậy một số yếu tố có thể giúp cải thiện lợi nhuận BIDV trong năm nay có thể kể tới việc được tăng vốn. Nếu hoàn thành một phần hoặc toàn bộ kế hoạch tăng vốn, BIDV sẽ giảm áp lực phát hành trái phiếu cấp 2 (giảm chi phí vốn), qua đó cải thiện lợi nhuận.
Bên cạnh đó, việc thoái vốn khỏi BIDV MetLife Insurance nhanh hơn dự kiến hoặc tình hình dịch bệnh khả quan hơn dự kiến cũng sẽ hỗ trợ lợi nhuận BIDV.
Tín dụng và chất lượng tài sản của BIDV sa sút vì Covid-19
Hơn 14 nghìn người tham gia giải chạy Standard Chartered Marathon Di sản Hà Nội
14.027 trên tổng số hơn 18.000 vận động viên đăng ký đã chính thức tham gia Giải chạy Standard Chartered Marathon Di sản Hà Nội 2024.
Bamboo Capital hoàn thành gần 79% kế hoạch năm
Bamboo Capital đã hoàn thành 79% kế hoạch năm nhờ mức tăng trưởng của ba mảng kinh doanh chủ lực là năng lượng tái tạo, bất động sản và dịch vụ tài chính.
Manulife Việt Nam khuyến kích cộng đồng sống khỏe, sống xanh
Sau hiệu ứng tích cực từ chương trình "Sống Sạch - Sành - Xanh", Manulife Việt Nam tiếp tục khuyến khích cộng đồng xây dựng lối sống khỏe mạnh và tích cực.
14 dòng sản phẩm của Tập đoàn TH đạt Thương hiệu quốc gia 2024
Trong số 190 doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng đạt Thương hiệu quốc gia 2024, Tập đoàn TH dẫn đầu về số lượng được xét chọn với 14 dòng sản phẩm.
Giảm phát thải carbon trong ngành logistics
Biến đổi khí hậu, thách thức to lớn của thế kỷ XXI, đang đặt ra những vấn đề nan giải cho mọi ngành nghề, trong đó có ngành logistics (kho vận).
Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank đạt thương hiệu quốc gia
Các ngân hàng lớn, dẫn đầu hệ thống như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank... đã được công nhận là thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Hà Nội tiếp tục tìm chủ đầu tư cho 2 khu đô thị lớn
Khu đô thị mới Mê Linh và khu đô thị thông minh tại Đông Anh vừa được TP. Hà Nội quyết định gia hạn thời gian nhận hồ sơ do chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu.