Tiêu điểm
Nợ thuế đất 'leo thang' tại Thủ đô
Ba năm liên tiếp kể từ 2021, nợ thuế đất đều tăng mạnh và vượt 50% tổng nợ ngân sách nhà nước của TP. Hà Nội.

Thông tin mới nhất từ Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội cho biết, giai đoạn 2021 - 2023, tình hình nợ đọng ngân sách nhà nước trên địa bàn gia tăng qua từng năm.
Năm 2021, nợ đọng ngân sách 21.160 tỷ đồng, con số này là 23.424 tỷ đồng trong năm 2022 và tăng mạnh lên mức 28.795 tỷ đồng năm 2023.
Trong đó, nợ đọng tiền thuế đất đều chiếm trên 50% tổng nợ ngân sách hàng năm. Đơn cử, năm 2021, nợ thuế đất khoảng 11.840 tỷ đồng, gần 56% tổng nợ. Năm 2022, số nợ thuế đất lên tới 13.545 tỷ đồng, bằng gần 58% tổng nợ và cán mốc gần 15.470 tỷ đồng trong năm 2023, chiếm gần 54% tổng nợ.
Những vấn đề hình thành nên khoản nợ tiền thuế đất tồn đọng cũng được cơ quan này chỉ rõ. Trong đó, đáng chú nhất là việc một số đơn vị lớn nợ nghĩa vụ tài chính về đất nhưng không có khả năng nộp như khu liên hiệp thể thao quốc gia nợ 895 tỷ đồng, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy 173 tỷ đồng, Tổng công ty đường sắt Việt Nam 484 tỷ đồng và Công ty Á Châu 617 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, 24 dự án được giao đất thu tiền sử dụng đất còn nợ khoảng 2.800 tỷ đồng tiền thuế đất.
Đồng thời, còn có khoản nợ hơn 4.000 tỷ đồng chờ xử lý liên quan đến nghĩa vụ tài chính về đất, riêng khoản này chiếm 26% tổng số tiền thuế nợ.
Theo Ban Kinh tế - Ngân sách, việc xử lý các khoản nợ chờ xử lý đặc biệt quan trọng trong mục tiêu giảm tổng nợ của toàn TP. Hà Nội. Nợ chờ xử lý còn lại hiện chủ yếu là các khoản vướng mắc đến nghĩa vụ tài chính về đất do các sở, ban, ngành đầu mối xử lý, nhiều trường hợp kéo dài nhiều năm, chưa xử lý dứt điểm.
Một thực tế được chỉ ra là việc đôn đốc doanh nghiệp nợ thuế đất, chây ì nhiều năm chưa có giải pháp phù hợp do nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Đến nay, nhiều công ty không có hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế không hiệu quả, tiền chậm nộp phát sinh rất lớn.
Ngoài ra, hoạt động thực hiện các kết luận thanh, kiểm tra cũng gặp khó đối với một số trường hợp như doanh nghiệp phá sản, bị điều tra không có khả năng nộp nợ.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, đến từ việc xác định, quản lý và đôn đốc thu hồi nợ chưa quyết liệt và chủ động. Đây là một phần lý do dẫn tới không ít trường hợp kéo dài nhiều năm chưa dứt điểm được việc rà soát số tiền sử dụng đất phải nộp.
Công ty CP Đầu tư bất động sản Vinaland, Công ty TNHH VNT thực hiện dự án công viên hồ điều hòa thuộc khu đô thị Tây Nam Hà Nội, Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai... là những trường hợp điển hình trong nhóm này.
Nhằm xử lý thực trạng trên, Ban Kinh tế - Ngân sách HDND TP. Hà Nội kiến nghị rà soát có chế tài xử lý các trường hợp cố tình sử dụng đất sai mục đích, chậm triển khai, cố tình chây ì thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước.
Nếu nhà đầu tư không có khả năng tài chính tiếp tục triển khai dự án thì kiên quyết xử lý thu hồi dự án, quyết định giao đất, cho thuê đất để chuyển mục đích sử dụng sang đấu thầu, đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, thất thu ngân sách.
Các trường hợp nợ thuế lớn, chậm triển khai điển hình gồm: Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Việt với dự án khu đô thị mới Phú Lương; Tổng công ty CP thương mại xây dựng Vietracimex (khu đô thị Kim Chung – Di Trạch), Công ty CP đầu tư bất động sản Vinaland (dự án tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ và nhà ở Dreamland Plaza), Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà (dự án đường 2.5 đoạn Đầm Hồng đến quốc lộ 1A theo hình thức BT), Công ty TNHH Lam Sơn (tổ hợp dịch vụ, thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp Phú Lãm), Công ty TNHH bất động sản Thạch Bàn Lakeside (khu nhà ở Thạch Bàn Lakeside).
Những trường hợp nêu trên đang chờ Sở, ngành Hà Nội xem xét, giải quyết theo kiến nghị của cơ quan thuế.
Hà Nội công khai 272 doanh nghiệp nợ thuế
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.