Nội chiến chung cư tại TP. HCM có xu hướng gia tăng

Hứa Phương Thứ hai, 11/03/2019 - 07:57

Việc bàn giao quản lý sử dụng quỹ bảo trì chung cư, chậm bàn giao nhà, sở hữu chung, sở hữu riêng, chất lượng công trình, chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư... là những nguyên nhân khiến tình trạng tranh chấp chung cư ở TP.HCM bùng nổ.

Những cuộc đối đầu dai dẳng

Tình trạng tranh chấp chung cư ở TP.HCM thời gian vừa qua có xu hướng tăng. Những mâu thuẫn giữa cư dân, ban quản trị, ban quản lý và chủ đầu tư liên quan đến vấn đề quỹ bảo trì chung cư là nguyên nhân chính gây ra tranh chấp. 

Bên cạnh đó thì việc chậm bàn giao nhà, chất lượng căn hộ không như quảng cáo cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ra những cuộc đối đầu dai dẳng và không kém phần phúc tạp. Những cuộc tranh chấp thường kéo dài và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.

Đơn cử như cư dân sống tại chung cư The Park Residence (đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM) đã tập trung rất đông trước chung cư để căng băng rôn phản đối chủ đầu tư là Công ty Phú Hoàng Anh.

Nguyên nhân khiến tranh chấp chung cư tại TP.HCM bùng nổ
Cư dân sống tại chung cư The Park Residence (đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM) tập trung phản đối chủ đầu tư là Công ty Phú Hoàng Anh.

Theo phản ánh của cư dân, dự án được Công ty Phú Hoàng Anh làm chủ đầu tư và khởi công xây dựng vào năm 2009. Tuy nhiên, khi dự án được thi công đến tầng 4 thì bị ngưng trệ. Vì chờ đợi quá lâu, khi được bàn giao nhà, nhiều khách hàng đã “đánh liều” dọn về ở bất chấp mọi thứ tại công trình đang ngổn ngang, chưa có nghiệm thu đủ điều kiện vận hành.

Theo đơn cầu cứu của cư dân The Park Residence, mặc dù họ đã dọn về căn hộ ở 2 năm kể từ thời điểm nhận thông báo bàn giao nhà. Nhưng đến nay chung cư này vẫn chưa được nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng; nghiệm thu về PCCC. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng chưa tiến hành tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập Ban quản trị.

Không những thế, hàng loạt lỗi kỹ thuật tại các căn hộ được các cư dân phát hiện tại chung cư The Park Residence. Vật liệu hoàn thiện lắp đặt trong căn hộ đã bị chủ đầu tư tự ý thay đổi không đúng, không tương xứng về chất lượng như cam kết trong hợp đồng mua bán.

Hay như Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Việt Nam chi nhánh tại TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã có nhiều văn bản gửi các bộ, ngành và lãnh đạo TP.HCM về việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân tại các dự án do tập đoàn Anpha Holdings làm chủ đầu tư.

Theo VCCI, những sai phạm của tập đoàn Anpha Holdings liên quan đến những vấn đề xây dựng, phòng chống cháy nổ, chiếm dụng vốn, chiếm đoạt lãi suất, thu tiền của khách hàng nhưng không giao nhà, thu tiền phạt khách hàng vô lý, thu các khoản bảo trì, bão dưỡng toà nhà, khu đô thị không theo quy định của nhà nước, không phát hành hoá đơn giá trị gia tăng cho khách hàng khi họ đóng tiền mua sản phẩm của tập đoàn này.

Bên cạnh đó, tập đoàn Anpha Holdings và các công ty thành viên không những không khắc phục sửa chữa mà tiếp tục hù doạ, thách thức dư luận và cơ quan chức năng.

Vụ việc đã được văn phòng Chủ tịch nước và Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường) có công văn yêu cầu UBND TP.HCM chỉ đạo các ban ngành khẩn trương điều tra, làm rõ các phản ánh của người dân

Còn cư dân tại chung cư An Lạc (quận Bình Tân) bức xúc trước số tiền 1,1 tỷ đồng phí bảo trì có dấu hiệu bị tham ô, nên đã làm đơn tập thể tố cáo trưởng ban quản trị.

Cư dân cho rằng, giai đoạn 2011 - 2013, ông D. làm thủ quỹ quản lý 1,9 tỷ đồng tiền phí bảo trì của chung cư An Lạc nhưng các khoản chi cho công tác bảo trì lên đến 1,1 tỷ đồng lại không có hoá đơn, chứng từ rõ ràng.

Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã có kết luận, ban quản trị chung cư An Lạc có nhiều vi phạm như không lưu giữ đầy đủ hồ sơ quản lý, sổ sách thu chi tài chính, chứng từ thanh toán, tự ý ký hợp đồng bảo trì với các đơn vị mà không thông qua hội nghị cư dân… Ngoài ra, trưởng ban quản trị còn tự ý quyết định nhiều việc liên quan đến quá trình vận hành, bảo trì chung cư, theo Thanh tra Sở Xây dựng là không phù hợp với quy định.

Chìa khóa để “hóa giải”

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, tình hình tranh chấp tại các nhà chung cư đang có biểu hiện gia tăng do xu thế phát triển ngày càng nhiều nhà chung cư và do các tầng lớp nhân dân đô thị đang có xu thế lựa chọn sinh sống tại căn hộ chung cư.

Theo ông Châu thì trên toàn TP.HCM có khoảng 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau, trong đó, có 9 chung cư có tranh chấp gay gắt, phức tạp.

Nguyên nhân khiến tranh chấp chung cư tại TP.HCM bùng nổ 1
Theo ông Lê Hoàng Châu trên toàn TP.HCM có khoảng 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau

Từ thực trạng đó, Chủ tịch HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, chỉ đạo giải quyết về nghĩa vụ nộp kinh phí bảo tri đối với các chung cư được xây dựng trong giai đoạn thực hiện Luật Nhà ở 2005; thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải bàn giao quỹ bảo trì cho Ban Quản trị.

Người đứng đầu HoREA đề nghị quy định chặt chẽ trách nhiệm của chủ đầu tư phải bàn giao nhà, làm sổ đỏ cho người mua nhà đúng cam kết theo hợp đồng; xử lý nghiêm trường hợp chủ đầu tư thế chấp căn hộ và dự án cho ngân hàng mà không giải chấp, không được người mua nhà đồng ý.

Ngoài ra còn vướng mắc về chủ tài khoản của ban quản trị chung cư. Nhiều hội nghị chung cư chỉ quy định 1 người trong ban quản trị làm chủ tài khoản, có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, lạm chi, trục lợi cá nhân gây thiệt hại cho cư dân.

Đặc biệt, thời gian qua, có hiện tượng phần tử ngoài xã hội tìm cách chui vào Ban quản trị chung cư để trục lợi cá nhân, làm thiệt hại đến lợi ích của cư dân, với thủ đoạn mua căn hộ nhỏ nhất, vận động để được bầu làm Trưởng ban quản trị, sau đó thực hiện hành vi trục lợi, có cả trường hợp bán lại căn hộ chung cư mà cư dân không hay biết, thậm chí từ bỏ vị trí Trưởng ban quản trị sau khi đã trục lợi xong.

Vì vậy người đứng đầu HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét đề xuất xây dựng Luật Chung cư để đáp ứng yêu cầu phát triển chung cư trong những năm tiếp theo.

Cuối tháng 1/2019, UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Xây dựng tổ chức hội nghị đánh giá toàn diện công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố. Việc này nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP.HCM.

Đồng thời, xác định trách nhiệm giải quyết tranh chấp của từng sở ngành và UBND quận huyện. Từ đó, đề ra giải pháp thực hiện cũng như kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định còn thiếu, chồng chéo, bất cập trong công tác này cũng như hướng dẫn chủ đầu tư, ban quản trị chung cư phân định rõ diện tích sở hữu, sử dụng chung riêng trong nhà chung cư, đặc biệt là nơi để xe.

Bên cạnh đó là kiến nghị Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn, thẩm định thiết kế cơ sở, cấp giấy phép xây dựng có sự phân định rõ diện tích sở hữu, sử dụng chung riêng trong nhà chung cư.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  3 phút

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  48 phút

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  58 phút

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  1 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  1 giờ

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tài chính -  1 giờ

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.

Đọc nhiều