Phát triển bền vững

Nỗi đau ‘ly hương’ mỗi mùa hạn mặn

Phạm Sơn Thứ năm, 06/06/2024 - 10:25

Thiếu cơ hội sinh kế, nhất là trong mỗi mùa hạn mặn, lao động trẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt “đi Bình Dương”,, để lại nhiều hệ lụy.

Người trẻ miền Tây không có thu nhập trên ruộng vườn, bắt buộc phải tìm đến các khu công nghiệp ở miền Đông. Ảnh: Hoàng Anh

Cuối tháng 5, mưa về, Đồng bằng sông Cửu Long kết thúc một trong những đợt hạn mặn có thể nói là khủng khiếp bậc nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, hạn mặn qua đi, nỗi đau vẫn còn ở đó.

Ông Võ Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho biết, tình trạng di cư sang các tỉnh, thành miền Đông diễn ra khá phổ biến ở Hậu Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bởi lẽ, hạn mặn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp cũng như một số ngành tiểu thủ công nghiệp. Có nhiều trường hợp, bà con phải bỏ cả một vụ sản xuất, mất đi thu nhập ngay trên chính ruộng vườn của mình.

Không có thu nhập, đảm bảo cuộc sống đã là bài toán khó, đảm bảo vốn để tái sản xuất vụ mùa sau còn khó khăn hơn. Cực chẳng đã, người trẻ bắt buộc phải bỏ quê hương, rời ruộng vườn, tìm đến các khu công nghiệp.

Trà Vinh dù có công nghiệp phát triển hơn so với một số địa phương miền Tây nhưng tình trạng di cư vẫn diễn ra một cách dai dẳng, đặc biệt tại một số xã ven biển. Không sống được bằng mảnh vườn thì bắt buộc phải “ly hương”, thế nhưng “ly hương” rồi, cuộc sống chưa chắc được đảm bảo.

Ông Trịnh Minh Hùng, Phó giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Trà Vinh, cho biết, nhiều gia đình lựa chọn tìm đến Đồng Nai, Bình Dương hay TP.HCM nhưng vẫn vướng phải nhiều khó khăn, đặc biệt là về nhà ở hay việc học hành của trẻ em.

Vòng xoáy

Ông Trần Hữu Hiệp, nguyên thành viên Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết, di cư từ nông thôn lên thành thị thực chất là một hiện tượng hết sức bình thường ở nhiều quốc gia trên thế giới và sẽ còn tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, ở Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng này đang diễn ra quá mạnh đến mức đáng báo động.

Điển hình như tại Hậu Giang, tỷ lệ di cư thuần mỗi năm rơi vào khoảng từ 1,5 – 5,6%. Tính từ khi tách khỏi Cần Thơ cho đến năm 2019, dân số toàn tỉnh giảm tới 37 nghìn người.

Trong 10 năm qua, tổng số dân di cư khỏi miền Tây lên đến 1,3 triệu người, cao hơn cả dân số của một số địa phương tại vùng này. Đáng chú ý, người rời đi đa phần ở độ tuổi trẻ, để lại làng quê người già và trẻ em.

Ông Tân đánh giá, mất đi nguồn lao động trẻ tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, xã hội, làm giảm năng suất, hiệu quả không chỉ nông nghiệp mà còn dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Thế mạnh lao động dồi dào của miền Tây vì vậy cũng không còn, trong khi cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các hoạt động kinh tế gặp nhiều tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu. Từ đó, doanh nghiệp không hứng thú đầu tư vào miền Tây, bài toán sinh kế, thu nhập của người dân tiếp tục rơi vào bế tắc.

Tất cả những yếu tố đó tác động qua lại với nhau như một “vòng xoáy đi xuống”, theo Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long do Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trường chính sách công và quản lý, Đại học Fulbight, công bố.

Hệ lụy không chỉ ở mặt kinh tế. Cách đây 15 năm, ông Hiệp từng cảnh báo về hiện tượng trẻ em phải xa cha mẹ, hoặc theo cha mẹ đến ở những khu dân cư tạm bợ, thiếu thốn, dẫn đến cả một thế hệ phải chịu những tổn thương sâu sắc.

Ngay cả nơi lao động trẻ tìm đến là các tỉnh thành miền Đông, áp lực lớn về quản lý dân cư, trật tự xã hội, chăm lo nhà ở, đời sống cho công nhân cũng là bài toán nan giải.

Giải pháp căn cơ

Hạn mặn là câu chuyện thường trực. Hạn mặn đang có dấu hiệu gia tăng cường độ nhưng theo ông Hiệp, đó không phải là điều bất ngờ mà hoàn toàn đã được cảnh báo trước. Do đó, cần có những giải pháp mang tính căn cơ để giải quyết nỗi đau “ly hương” sau mỗi mùa hạn mặn.

Còn ông Tân nhìn nhận, biến đổi khí hậu chỉ là “giọt nước tràn ly”, câu chuyện di dân xuất phát từ chính thực trạng kinh tế miền Tây đang chậm chuyển dịch về cơ cấu dẫn đến bà con thiếu việc làm, thiếu đi cơ hội sản xuất.

Vì vậy, giải pháp căn cơ, theo đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, nằm ở việc phát triển những cụm công nghiệp, khu công nghiệp, thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ để thu hút lao động.

Cùng với đó, cần có chính sách tín dụng nhằm tạo ra nguồn vốn cho bà con để nâng cấp kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hoặc có thể khởi nghiệp để tạo sinh kế cho bản thân và những người xung quanh.

Mặt khác, nông nghiệp vẫn luôn là thế mạnh cần được chú trọng. Đại diện Sở Lao động thương bình và xã hội Trà Vinh bổ sung, cần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ manh mún sang quy mô lớn, tạo mối liên kết bền vững giữa nông dân, doanh nghiệp và thị trường.

Bên cạnh đó, chú trọng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và có giá trị cao, bên cạnh viêc phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Phát triển công nghiệp chế biến, hỗ trợ bà con tiếp cận khoa học kỹ thuật.

Đồng quan điểm với đại diện các địa phương, theo ông Hiệp, người lao động phải tha hương rất muốn quay về quê hương để làm việc, phần vì tình cảm, sự gắn kết với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, phần vì mong được gần gũi với gia đình.

Do đó, phải tạo ra được không gian sống và cơ hội việc làm, qua đó tạo dựng niềm tin cho người lao động để Đồng bằng sông Cửu Long thực sự trở thành vùng “đất lành chim đậu”, một vùng đồng bằng đáng sống.

Có cần một chương trình quốc gia về hạn mặn cho miền Tây?

Có cần một chương trình quốc gia về hạn mặn cho miền Tây?

Phát triển bền vững -  3 tháng

Diễn biến xâm nhập mặn ngày càng gia tăng, phức tạp và khó lường đòi hỏi giải pháp mang tính căn cơ và lâu dài cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Miền Tây không thiếu nước

Miền Tây không thiếu nước

Phát triển bền vững -  3 tháng

Trong mùa khô, lượng nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 60 – 70 tỷ m3, trong khi nhu cầu sử dụng chỉ khoảng 15 tỷ m3.

Kinh tế tuần hoàn ‘cứu’ Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế tuần hoàn ‘cứu’ Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển bền vững -  3 tháng

Các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với quan điểm chiến lược “thuận thiên” trong phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó giải quyết những thách thức lớn của vùng đất Chín Rồng.

Đồng bằng sông Cửu Long phải có dự án lớn, xoay chuyển tình thế

Đồng bằng sông Cửu Long phải có dự án lớn, xoay chuyển tình thế

Tiêu điểm -  10 tháng

Sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề lớn. Nếu đã đi vay vốn quốc tế thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái, chứ không làm vụn vặt, manh mún, Thủ tướng nhấn mạnh.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  10 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  16 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".