Tiêu điểm
Đồng bằng sông Cửu Long phải có dự án lớn, xoay chuyển tình thế
Sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề lớn. Nếu đã đi vay vốn quốc tế thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái, chứ không làm vụn vặt, manh mún, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phải đối mặt với một số vấn đề gồm sụt lún, sạt lở, hạn hán, ngập mặn.
Đặc biệt, tại một số các tỉnh như Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau… thời gian qua đã đối mặt với tình trạng sạt lở nhiều, mất đất.
Tại buổi thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngày 24/10, trong chương trình làm việc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vấn đề lớn, vừa phải giải quyết trước mắt nhưng cũng phải xây dựng các dự án lớn mang tính lâu dài.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ xác định. Vừa qua, Chính phủ đã quyết định chi 4.000 tỷ đồng cho các tỉnh ĐBSCL khắc phục trước mắt những vấn đề trên.
Ông đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội giám sát tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực này.
ĐBSCL cần chuẩn bị cho những dự án mang tính lâu dài, những dự án hàng tỷ USD, huy động nguồn vốn, dự án hợp tác công tư để thực hiện các dự án chống sạt lở, phải làm bài bản, hiệu quả, kịp thời.
Thủ tướng nhắc lại sự thay đổi của dòng sông Mekong phía thượng nguồn là vấn đề lớn, Việt Nam đang cùng các nước có liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai các dự án lớn để góp phần không làm ảnh hưởng quá lớn đến dòng chảy của sông Mekong.
Ông nhấn mạnh bảo vệ dòng chảy tự nhiên của sông Mekong rất quan trọng, là vấn đề lớn và lâu dài khi tác động tới ngành nông nghiệp, công ăn việc làm, sinh kế của người dân tại khu vực này.
Do đó, cần thúc đẩy các tiểu vùng sông Mekong với các đối tác lớn, các nước liên quan trong khu vực, kêu gọi các nước có điều kiện kinh tế, khoa học phát triển để cùng giải quyết.
Các dự án chống biến đổi khí hậu cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực. Với những dự án vay vốn quốc tế cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
"Nếu đã đi vay thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái chứ không làm vụn vặt, manh mún. Thay vì dàn trải thì chúng ta làm những vấn đề lớn như chống sụt lún, sạt lở, ngập mặn, biến đổi khí hậu", Thủ tướng nhấn mạnh và lưu ý phải có tư duy, phương thức, cách tiếp cận mới để vừa giải quyết vấn đề trước mắt, vừa có giải pháp căn cơ lâu dài.
Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng quy trình trồng 1 triệu ha lúa sạch, phát triển nông nghiệp xanh, phát triển bền vững phục vụ cho an ninh lương thực và xuất khẩu bền vững.
Thủ tướng cũng lưu ý các vấn đề lớn khác, như ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực và hạ tầng giao thông. Nhấn mạnh thuận lợi của khu vực ĐBSCL là sông nước mà đã gắn với sông nước thì phải có cầu, cảng trong phát triển hạ tầng giao thông. Vùng có thể tận dụng, khai thác từ dòng sông, song phải là khai thác bền vững.
Để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, việc của Trung ương là kết nối vùng, kết nối tỉnh nhưng các địa phương phải nỗ lực, dành nguồn lực để kết nối trong tỉnh, huyện.
Dẫn ví dụ từ bài học quyết tâm làm sân bay của Điện Biên, Thủ tướng cho biết, địa phương phải quyết tâm làm, bỏ tiền ra và tập trung làm, không ỷ lại Trung ương. Trung ương cũng không bỏ rơi địa phương. Địa phương bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng, Trung ương bỏ tiền ra làm đường bay, sân đỗ, nhà ga. Có như vậy mới có sân bay Điện Biên. Trung ương và địa phương cùng làm, vẫn cần BOT, BT để phát triển hạ tầng.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho Đồng bằng sông Cửu Long
Tháo gỡ điểm nghẽn cho Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, sao còn nghèo khó, vất vả? Đó là trăn trở của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, về thực trạng và bài toán phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Giải bài toán nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long
Tình trạng lao động trẻ di cư sang các khu công nghiệp miền Đông, cộng với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp khiến lực lượng lao động ở miền Tây vừa thiếu, vừa yếu.
Những 'nghịch lý’ trong cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
Mặc dù được mệnh danh là vựa lúa, trái cây và thủy sản của cả nước, là trung tâm sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất nhưng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lại chiếm tới 70% GRDP của Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng trở thành trung tâm năng lượng sạch
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương miền Tây tích cực thu hút đầu tư trong và ngoài nước để nhanh chóng trở thành trung tâm năng lượng xanh, năng lượng tái tạo của đất nước.
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.