Xuất siêu nông sản quý I gấp đôi cùng kỳ 2023
Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh ba tháng đầu năm nhờ nhu cầu tăng cao tại nhiều thị trường trên thế giới. Trong đó, giá trị xuất siêu tăng tới 96% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngành sầu riêng tăng trưởng nóng vô tình tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến cả người dân và doanh nghiệp.
Xuất khẩu sầu riêng năm ngoái tạo ra một kỳ tích mới ngành nông nghiệp với tổng kim ngạch hơn 2,2 tỷ USD. Bốn tháng đầu năm nay, sầu riêng vẫn giữ phong độ khi đạt hơn 500 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 30% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, đằng sau kỳ tích của trái sầu riêng, nhiều câu chuyện đáng buồn cũng được ghi nhận. Điển hình như Công ty CP Sầu riêng Tây Nguyên (Sarita) dù đã hỗ trợ hơn 3,7 tỷ đồng cho bà con nông dân trồng sầu riêng nhưng bị 80 – 90% nông dân hủy cọc, không bán hàng cho doanh nghiệp.
“Chỉ cần giá chênh nhau 1 ngàn đồng là nông dân sẵn sàng bỏ cọc”, ông Vũ Phi Hổ, Chủ tịch công ty Sarita, cho biết.
Dù không bị bỏ cọc, doanh nghiệp vẫn chưa thoát “kiếp nạn”. Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu nêu thực trạng một số nơi bà con nông dân không tuân thủ tiến độ thu hoạch, hái trái non để bán cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng của trái sầu riêng.
Bà Vy cho biết, trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp mất hàng trăm tỷ đồng vì bị hủy hợp đồng.
Đó là chưa kể đến những trường hợp sầu riêng vi phạm mã số vùng trồng hay vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía đối thủ như Thái Lan, Malaysia.
Ở tầm vĩ mô hơn, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khuyến cáo, diện tích trồng sầu riêng đang tăng mạnh, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch và đẩy sầu riêng vào tình trạng dư cung.
Có thể nói, dù vụt sáng trở thành ngành hàng xuất khẩu tỷ đô nhưng đằng sau trái sầu riêng vẫn còn nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt”.
Luật hóa quản lý sầu riêng
Theo bà Vy, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng rối ren trong thu mua sầu riêng xuất phát từ việc chưa có quy định pháp lý ràng buộc bà con nông dân vào các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc hay tiến độ thu hoạch.
Trong khi đó, tại Thái Lan, đối thủ chính của Việt Nam, xuất khẩu sầu riêng được quản lý rất chặt chẽ, thậm chí là luật hóa. Bà Vy đề xuất, cần nghiên cứu áp dụng giải pháp này đối với ngành hàng đặc thù như sầu riêng.
“Cần có những cơ chế quản lý riêng để bảo vệ và phát triển bền vững hoạt động xuất khẩu sầu riêng”, bà Vy nhấn mạnh tại
Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, nhìn nhận một giải pháp khác là minh bạch giống cây trồng và truy xuất nguồn gốc. Theo ông Huy, các quy định này có thể trở thành bắt buộc đối với nhiều thị trường trong giai đoạn 5 – 10 năm tới.
Còn theo ông Nguyễn Phong Phú, Giám đốc kỹ thuật Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T, cần phải tăng cường chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, thương lái và bà con nông dân. Bởi lẽ, khó khăn lớn nhất đặt ra cho ngành sầu riêng hiện tại là hiện tượng tranh mua, tranh bán, bỏ cọc, loạn giá, phá chuỗi liên kết.
Ghi nhận ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, tại hội nghị sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và nông thôn Hoàng Trung nhìn nhận, cần phải nâng cao tư duy với cách làm ăn chân chính, chia sẻ hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân để xây dựng liên kết chắc chắn.
Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải có những chế tài đủ mạnh để kiểm soát hoạt động xuất khẩu sầu riêng. Thứ trưởng cho biết, bộ sẽ đề xuất, tham mưu với Chính phủ để lồng ghép những quy định quản lý sầu riêng vào các văn bản quy phạm pháp luật.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh ba tháng đầu năm nhờ nhu cầu tăng cao tại nhiều thị trường trên thế giới. Trong đó, giá trị xuất siêu tăng tới 96% so với cùng kỳ năm 2023.
Một số mô hình canh tác nông nghiệp thuận thiên đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao, giải quyết nhiều thách thức ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang phải đối diện.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết đã nhìn ra được những khó khăn, thách thức có thể xảy ra ngay từ khi ký nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc.
HAGL cho biết hoạt động xuất khẩu chuối của công ty sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường mà không có bất kỳ hạn chế hoặc vướng mắc gì. Ngoài ra, sầu riêng cũng đã thu hoạch xong mùa vụ đầu tiên nên không còn hàng để xuất khẩu.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.