Leader talk

Nữ tướng Nguyễn Việt Hòa và hành trình 15 năm can trường với dây sợi tổng hợp

An Hạ Thứ hai, 01/11/2021 - 08:00

Sản xuất dây sợi tổng hợp là lĩnh vực khắt khe, đòi hỏi công nghệ cao mà hiếm doanh nhân nào tại Việt Nam dám đầu tư, vậy mà người phụ nữ xinh đẹp, mảnh mai, với giọng hát ngọt ngào Nguyễn Việt Hòa lại là nữ doanh nhân can trường, mạnh mẽ hiếm có khi dấn thân vào ngành hàng khác biệt này và gặt hái được nhiều thành công.

Nhiều năm theo đuổi lĩnh vực xuất khẩu, ‘nữ tướng’ Nguyễn Việt Hòa đã đưa tên tuổi Công ty CP Đầu tư Asia Dragon (tiền thân là Công ty TNHH Dây Sợi Rồng Á Châu) trở thành doanh nghiệp hàng đầu Đông Nam Á trong ngành dây sợi tổng hợp cho nông nghiệp và hàng hải, chinh phục được những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Úc, Canada...

Sau khi thành công với thị trường xuất khẩu, năm 2018, Asia Dragon đánh dấu sự trở lại thị trường nội địa khi trở thành nhà cung cấp sản phẩm cho mảng nông nghiệp của các thương hiệu nổi tiếng như Thagri, Hoàng Anh Gia Lai, U&I… và hàng loạt đại lý lớn trong mảng cung ứng dây thừng cho ngành biển.

Chia sẻ với TheLEADER nhân dịp Công ty CP Đầu tư Asia Dragon (ADC) tròn 15 năm thành lập, chị Nguyễn Việt Hòa, CEO Asia Dragon cho biết: “Ngược dòng thời gian như một thước phim, thỉnh thoảng đâu đó nghe thấy cụm từ 'khởi nghiệp', tôi lại thấy chặng đường gian nan trước đó và tự mỉm cười với may mắn của cuộc đời mình”.

CEO Asia Dragon: Chất lượng là yếu tố sống còn và linh hồn của sản xuất
CEO Nguyễn Việt Hòa - ‘Bông hồng thép’ trong ngành công nghiệp sản xuất dây sợi tổng hợp

Trong 15 năm qua ADC đã rất thành công trong việc phát triển thương hiệu và thị trường, chị có thể cho biết quy mô của công ty hiện nay so với lúc khởi nghiệp về mặt hàng, thị trường, doanh số và cơ sở sản xuất?

CEO Nguyễn Việt Hòa: Ngày 31/10/2006, ADC chính thức ghi dấu ấn là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam sản xuất sợi nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Mỹ. Lúc này tổng nguồn nhân lực chưa đến 10 người, nhà xưởng còn đi thuê, máy móc cũng chỉ dám đầu tư một dây chuyền đùn ép sợi và một số máy móc nhập khẩu từ Đài Loan và Đan Mạch.

Tại thời điểm đó, “tầm nhìn, sứ mệnh” là những khái niệm xa xỉ với chúng tôi vì nhất tâm nhất thể chúng tôi chỉ nghĩ đến những sản phẩm đạt chất lượng, những container hàng an toàn vượt đại dương và chờ email xác nhận đạt chuẩn của khách hàng để được thở phào lấy động lực bước tiếp.

Đến năm 2010, ADC đã có được nhà xưởng hơn 5.000m2 riêng của mình, đầu tư thêm hai dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ Đan Mạch; và như có duyên với con số 5, đến năm 2015 và 2020 ADC đã sở hữu thêm hai nhà xưởng mới với tổng diện tích trên 12.000m2.

Về thị trường, ADC đã có mặt trên đủ 5 châu lục, thị trường lớn nhất là Mỹ chiếm khoảng 40% tổng sản lượng, tiếp đến là Úc và các thị trường còn lại. Mức tăng trưởng trung bình mỗi năm của ADC trên 20%.

Đặc biệt, ghi dấu ấn mạnh nhất là trong năm 2020, dù ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng ADC vẫn tăng trưởng gần 30%, dù khi đó ADC chỉ khai thác 70% công suất từ dây chuyền mới nhập khẩu từ châu Âu, có thể nói đây là dây chuyền đùn ép sợi và đánh dây hiện đại nhất châu Á.

Đồng thời, ADC cũng luôn đứng trong top 10 nhà xuất khẩu của ngành nhựa và liên tiếp nhận bằng khen của Bộ Công thương về thành tích xuất khẩu. Kể từ năm 2018, khi quyết định quay trở lại thị trường nội địa, ADC cũng đã khẳng định vị trí top 1 với sợi nông nghiệp và top 2 nhà sản xuất và cung ứng dây thừng tại Việt Nam.

CEO Asia Dragon: Chất lượng là yếu tố sống còn và linh hồn của sản xuất 1
Chị Việt Hòa cùng đối tác tại kho hàng Baler twine ở Brazil – đây là sản phẩm chủ lực của ADC tại nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Brazil, Úc…

Có người nói rằng chị đã rất liều, rất mạo hiểm khi tổ chức sản xuất và kinh doanh dây sợi tổng hợp, là ngành hàng rất khắt khe về chất lượng và cũng cạnh tranh dữ dội trên thị trường quốc tế, nhưng chị đã chèo lái doanh nghiệp trụ vững, phát triển mạnh mẽ và đạt được sự tín nhiệm của các khách hàng cũng như đối tác liên doanh. Đâu là yếu tố cốt lõi của sự thành công này?

CEO Nguyễn Việt Hòa: Quả thật, dù được coi là công ty tiên phong trong việc sản xuất sợi nông nghiệp ở Việt Nam 15 năm trước đây, nhưng so với thế giới con số này chỉ tương ứng với “tuổi dậy thì” vì có nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có thâm niên cả trăm năm.

Khi tôi nhận được lời gợi ý của vị khách hàng đáng kính bên kia đại dương về việc “kết duyên với sợi”, tôi đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về sản phẩm này từ các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, công thức phối trộn đến công nghệ đùn ép.

Vận dụng tất cả kỹ năng, kinh nghiệm đã có trong ngành nhựa trước đó, rồi học hỏi từ internet, từ các nhà cung cấp nguyên liệu đến máy móc và ngay chính khách hàng hiện hữu, thậm chí tôi còn bay qua Đài Loan, đến xưởng chế tạo máy để quan sát và kiểm tra mới an tâm.

Thời điểm đó, tôi đã nghĩ “muốn làm tốt nhất thì phải học từ người giỏi nhất” nhưng cũng phải lựa vị thế và nội lực của mình, tôi chưa thể qua cái nôi cơ khí chính xác của châu Âu nhưng ở châu Á thì Đài Loan là lựa chọn phù hợp thay vì Trung Quốc.

Tôi luôn tâm niệm “chất lượng luôn là yếu tố sống còn và là linh hồn của sản xuất”, do vậy dù chưa thể nhập khẩu công nghệ châu Âu tiên tiến thời điểm đó nhưng tôi vẫn làm mọi cách để cam kết chất lượng, giữ chứ tín với khách hàng, như việc sử dụng nguyên liệu tốt, đào tạo tay nghề, kiểm soát tốt vận hành dây chuyền sản xuất và khắt khe từng công đoạn để giảm thiểu sai sót về chất lượng.

Ngay sau khi có dòng tiền về, tôi đã quyết định đầu tư các dây chuyền công nghệ cao như ý nguyện ban đầu của mình, ngoài việc đảm bảo chất lượng tốt nhất còn giúp giảm áp lực và sự cực nhọc cho anh em công nhân vận hành.

Vẫn biết 15 năm tuổi vẫn là một con số “trẻ” nhưng ADC không cho phép bản thân dừng lại ở sự đầu tư non nớt, hời hợt, ADC luôn chú trọng đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới. Hiện nay, hệ thống nhà máy ADC đang sở hữu dàn máy móc hiện đại nhất châu Á, được nhập khẩu từ Đức, Ý, Đan Mạch, Áo, Đài Loan, Hàn Quốc…

Bên cạnh đó, ADC cũng tự nâng cấp để nâng cao chất lượng quản lý và dịch vụ bằng cách mời KPMG tư vấn tái cấu trúc tổng thể, đầu tư các nền tảng và phần mềm số hóa hàng đầu thế giới như SAP S/4 HANA, CRM Salesforce… Với nỗ lực đầu tư và cải tiến không ngừng, ADC quyết tâm đưa chất lượng của công ty lên top đầu, sánh vai được với các công ty lớn nhất thế giới hiện nay.

CEO Asia Dragon: Chất lượng là yếu tố sống còn và linh hồn của sản xuất 2
Nhà máy của ADC luôn được đầu tư và cải tiến không ngừng, hiện tại ADC đang sở hữu dàn máy móc hiện đại bậc nhất châu Á

Đa số các doanh nghiệp nhắm đến khách hàng nội địa rồi mới tính đến xuất khẩu, còn ADC thì làm ngược lại, từ chỗ xuất khẩu 100% doanh nghiệp quay ngược về thị trường nội địa, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp. Vậy những thách thức nào đặt ra với ADC? Các doanh nghiệp nội địa có tín nhiệm sản phẩm của công ty không?

CEO Nguyễn Việt Hòa: Khi quyết định quay về thị trường nội địa, ADC cũng rất cẩn trọng trong việc xem xét hướng đi phù hợp nên đã mời GIBC tư vấn chiến lược và AXIS làm nghiên cứu thị trường để xây dựng các bước đi chắc chắn. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành chúng tôi nhận thấy bên cạnh thách thức luôn là những cơ hội rất tuyệt vời.

Nhưng cũng không ít các nhà phân phối lớn nhất nhì Việt Nam đã thấu cảm ý nguyện của ADC khi muốn quay về thị trường nội địa để phụng sự người Việt nên ngay khi nắm thông tin đã chủ động kết nối và sẵn sàng ký hợp đồng hợp tác với ADC kèm theo những lời động viên chân thành.

Thách thứ hai cho ADC là khi phát triển sợi nông nghiệp, thị phần ở Việt Nam chưa lớn do trồng cây công nghệ cao ứng dụng loại sợi này chưa phổ biến, tuy nhiên khi các trang trại của Thagri, Hoàng Anh Gia Lai… được đầu tư quy mô thì ADC đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ về giá và các chính sách giao nhận để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, với kinh nghiệm hơn 10 năm xuất khẩu sợi nông nghiệp tới các thị trường trên thế giới, ADC cũng học được các kỹ thuật sử dụng sợi thế nào cho hiệu quả, ví dụ như việc sử dụng sợi với độ mềm, độ bền thế nào để cột chuối đảm bảo không làm hư thân chuối, cho năng suất cao mà vẫn giảm được giá thành.

Cho đến thời điểm hiện tại, ADC đã trở thành đối tác chiến lược của các công ty như: Công ty CP Nông Nghiệp Trường Hải, Công ty CP Nông nghiệp Quốc Tế Hoàng Anh Gia Lai, Công ty CP Nông nghiệp U&I… là những công ty lớn có sự đầu tư bài bản và chú trọng vào nông nghiệp.

Trong suốt 15 năm, ADC rất vui và hạnh phúc khi luôn được khách hàng coi là đối tác chiến lược để đồng hành chứ không đơn thuần là giao dịch mua và bán. Mặc dù những thách thức về việc người tiêu dùng vẫn “ưu ái” sợi của châu Âu hơn, nhưng chúng tôi tin với những nỗ lực không ngừng, sản phẩm của ADC sẽ ngày càng được ưa chuộng và tin cậy.

Đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, ADC đã đương đầu với vấn đề này như thế nào?

CEO Nguyễn Việt Hòa: Ảnh hưởng từ đại dịch là quá lớn, ADC cũng không ngoại lệ, chúng tôi gặp phải những thử thách lớn từ quốc tế, trong nước đến các công tác vận hành.

Với các đối tác quốc tế, sự khủng hoảng của chuỗi cung ứng, chi phí cước tàu tăng đột biến gấp 4-5 lần khiến cho số lượng đơn hàng giảm, kéo theo đó là một số đơn hàng bị trì hoãn, gây khó khăn cho khách hàng.

Dây chuyền đùn ép hiện đại nhất thế giới ADC nhập về Việt Nam vào đầu tháng 4/2020 đúng thời điểm Covid đến, chuyên gia Đức không thể qua lắp ráp, việc “đắp chiếu” để đó gần một năm đã làm giảm 20% tổng sản lượng của năm 2020.

Tình hình trong nước cũng không ngoại lệ, giai đoạn đỉnh dịch như tháng 7, 8, 9 năm nay, việc giao nhận hàng hóa giữa các tỉnh cũng bị cắt đứt, gián đoạn, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp cũng như đối tác trong nước.

Nhưng nhìn theo một cách tích cực thì ADC cũng rất may mắn khi đã “vượt qua cơn bão lớn” này. Từ tháng 5/2021 là đỉnh dịch với chỉ thị 16 đóng băng toàn TP.HCM, ADC đã dự báo điều xấu nhất trước khi chỉ thị được áp dụng nên toàn bộ đội ngũ quản lý sản xuất và vận hành đã thực hiện 3 tại chỗ trong gần 5 tháng vừa qua.

Do đó, hoạt động sản xuất vẫn đảm bảo, ADC chưa dừng một ngày sản xuất nào do Covid, các đơn hàng vẫn được giao theo kế hoạch và nếu có bất kỳ thay đổi nào ADC đều phối hợp chặt chẽ với khách hàng và các bên liên quan xử lý nhanh nhất có thể.

Những khách hàng lâu năm cũng đã thấu hiểu và đồng cảm với ADC nên cũng hỗ trợ linh động trong thời gian giao nhận hàng hóa. Dù không tránh được những rủi ro chung khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nhưng trong đại dịch ADC thêm một lần nữa khẳng định mối liên kết nội bộ là vô cùng quan trọng.

CEO Asia Dragon: Chất lượng là yếu tố sống còn và linh hồn của sản xuất 3
Nữ doanh nhân tài sắc vẹn toàn là người có tình yêu và đam mê rất mãnh liệt với âm nhạc

Là một người đam mê âm nhạc, chị từng tham gia cuộc thi “Tình Bolero” trên đài truyền hình, từng ra đĩa CD, MV; tiếng hát của chị cũng xuất hiện nhiều trên youtube với lượng người nghe đông đảo, vậy âm nhạc đã giúp ích gì trong cuộc sống cá nhân cũng như các hoạt động kinh doanh của chị? Âm nhạc có tạo động lực để chị cân bằng trong cuộc sống hay không?

CEO Nguyễn Việt Hòa: Âm nhạc là một phần khó có thể tách rời với tôi, âm nhạc với tôi như ngấm vào máu, như hơi thở và mang lại cho tôi những rung cảm rất đẹp. Tôi thích nhạc từ khi còn nhỏ, ca hát làm tâm trạng tôi thấy thoải mái hơn, tự do hơn, lãng mạn hơn và đôi khi tôi thấy mình sáng tạo không giới hạn khi hát, khi làm MV.

Có những lúc không biết chia sẻ áp lực cuộc sống và công việc cùng ai, cất tiếng hát lại giúp tôi thấy thanh thản hơn. Có những lúc gặp khách hàng lại chẳng nói về công việc, chỉ nói về âm nhạc thôi, tự nhiên thấy gần gũi và dễ hiểu nhau hơn, câu chuyện của tâm hồn mà không vướng bụi vật chất.

Chị có thể cho biết kế hoạch của ADC trong 15 năm tới?

CEO Nguyễn Việt Hòa: 15 năm là một hành trình đầy gian nan nhưng cũng đong đầy kỷ niệm và hạnh phúc, tạo được nền tảng cho hành trình tiếp theo. ADC sẽ vẫn tiếp tục với sứ mệnh đã đề ra và tầm nhìn vươn ra biển lớn để chinh phục thế giới.

Chúng tôi tự tin với định hướng và sự đầu tư của mình, với khát khao mãnh liệt rằng sản phẩm của Việt Nam sẽ được tin dùng nhiều hơn nữa, và ADC sẽ quyết tâm phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành nhà sản xuất thuộc top 5 thế giới về mảng sợi nông nghiệp.

Nhưng trên hành trình tiếp nối này, ADC cũng chờ đón nguồn năng lượng mới từ đội ngũ kế thừa với hy vọng sẽ tạo ra những bước đột phá mới, mang lại nhiều giá trị hơn, sáng tạo hơn. Giai đoạn khi lực lượng kế thừa đã thật sự trưởng thành, tôi sẽ yên tâm chuyển giao cho họ, và lùi về phía sau để trở thành cố vấn, hỗ trợ hết mình để thúc đẩy ADC ngày càng “đẹp hơn, mạnh hơn và giàu hơn”.

Xin cảm ơn chị!

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  5 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  10 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  10 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  10 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  10 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.