Tài chính
OCB nhận khoản vay mới 100 triệu USD từ IFC
Khoản vay này từ IFC có kỳ hạn 5 năm nhằm hỗ trợ danh mục cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của OCB.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa nhận khoản vay 100 triệu USD, tương đương gần 2.400 tỷ đồng từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Khoản vay này có kỳ hạn 5 năm nhằm hỗ trợ danh mục cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của OCB.
Được biết, để được IFC chấp thuận cấp tín dụng, đòi hỏi các ngân hàng phải trải qua quá trình kiểm duyệt, thẩm định cực kỳ gắt gao theo tiêu chuẩn của IFC, về chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro vững chắc, nhằm đảm bảo quá trình phát triển an toàn, minh bạch và hiệu quả. Ngoài ra, trong suốt quá trình duy trì khoản vay, ngân hàng phải nghiêm túc tuân thủ cam kết các chỉ số “sức khỏe” tài chính về an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản,...
Chia sẻ về khoản vay này, đại diện lãnh đạo OCB cho biết, “đây là tin vui đối với OCB nói riêng và khách hàng nói chung trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nguồn vốn này sẽ giúp nhóm khách hàng thuộc phân khúc SMEs của OCB tiếp cận khoản vay với lãi suất ưu đãi, phục vụ đầu tư và phát triển sản xuất - kinh doanh nhằm nhanh chóng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay”.
Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào cho biết: “Khi mà triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để giúp họ phục hồi và tăng trưởng, tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy các sáng kiến đổi mới. Khoản vay mới này giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa IFC và OCB, hỗ trợ ngân hàng từng bước hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một ngân hàng bán lẻ và tập trung phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Hiện nay, OCB đang triển khai và áp dụng nhiều chính sách, chương trình cho nhóm khách hàng SME, như gói ưu đãi lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023. Theo đó, so với mức lãi suất thông thường đang áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp SME của OCB, gói ưu đãi này cho phép giảm lãi suất tối đa 2%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và giảm lãi suất tối đa 1,5%/năm đối với khoản vay trung, dài hạn.
Ưu đãi lãi suất lên tới 7,99%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 10,49% đối với khoản vay trung dài hạn cho khách hàng chưa từng vay vốn tại OCB hoặc khách hàng doanh nghiệp đã tất toán tất cả các khoản vay tại OCB ít nhất 03 tháng tính đến ngày phê duyệt cấp tín dụng.
Riêng đối với doanh nghiệp SME thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu, mới đây OCB đã tung chương trình “SME Trade Focus”, ngoài việc hưởng lãi suất giảm, doanh nghiệp còn được nhận ưu đãi lên đến 50 điểm đối với tỷ giá mua bán USD và 100 điểm đối với các ngoại tệ khác so với tỷ giá niêm yết của OCB; miễn phí nhận tiền từ nước ngoài; miễn phí xử lý bộ chứng từ nhờ thu; giảm từ 20-100% phí chuyển tiền ra nước ngoài; giảm đến 50% phí phát hành thư tín dụng, phí chấp nhận, phí thanh toán nhập khẩu. Chương trình áp dụng đến hết 30/6/2023.
Không dừng lại ở đó, ngân hàng còn triển khai các chương trình cho vay không tài sản đảm bảo; cấu trúc lại tín dụng dành cho các doanh nghiệp khó khăn để giảm áp lực tài chính tạm thời, kể cả việc trả lãi gốc cho vay lẫn lãi suất cho vay. Từ giờ đến cuối năm, OCB dự kiến sẽ triển khai thêm các chương trình hướng tới nhóm doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn trong những năm vừa qua nhưng đang trên đà phục hồi mạnh mẽ như lĩnh vực dịch vụ du lịch (lưu trú khách sạn, nhà hàng); dịch vụ vận tải kho bãi và xây lắp.
Thời gian qua, OCB cũng ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản trị rủi ro. Năm 2018, OCB đã hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II. Đến năm 2022, nhà băng này tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng đi đầu về triển khai thành công Basel III.
Tháng 4 vừa qua, ngân hàng cũng công bố hoàn thành triển khai và áp dụng nền tảng tính vốn điện toán đám mây theo Basel II nâng cao (phương pháp tiếp cận nội bộ - IRB), trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành tất cả các yêu cầu tiên tiến của Basel trong chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế. Gần đây nhất, OCB hợp tác cùng IBM và Seatech khởi động dự án triển khai hệ thống giám sát, ngăn chặn, quản lý gian lận trong hoạt động ngân hàng số đa kênh (Fraud Management).
Với nền tảng quản trị rủi ro vững chắc, hiện đại, phát triển an toàn, minh bạch và hiệu quả, OCB là một trong những ngân hàng liên tục được các định chế tài chính lớn trên thế giới tin tưởng và cấp tín dụng, điều này không chỉ giúp ngân hàng có thêm trợ lực, xây dựng và triển khai các chương trình hướng đến sự đồng bộ trong thủ tục, nhanh chóng trong thời gian xét duyệt và giải ngân, mang lại lợi ích tối ưu cho khách hàng, còn là động thái khẳng định năng lực, uy tín của OCB trên trị trường quốc tế, lãnh đạo OCB cho biết thêm.
Trải qua 11 năm đồng hành với nhiều chương trình cùng IFC, OCB luôn được đánh giá cao bởi tính minh bạch, tốc độ xử lý nhanh về dịch vụ và chính xác trong các nghiệp vụ tài trợ thương mại. Năm 2021, OCB được vinh danh là "Ngân hàng chuyên nghiệp nhất trong hoạt động tài trợ thương mại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương”. Đây là giải thưởng uy tín do IFC trao tặng, nhằm ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng tầm dịch vụ từ phía nhà băng này.
OCB triển khai kế hoạch tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng
OCB đồng hành cùng sự kiện Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng 2023
Tham gia sự kiện Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2023, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã mang đến sản phẩm Ngân hàng số Liobank và Nền tảng tìm, vay mua nhà tất cả trong một – Unlock Dream Home.
OCB triển khai kế hoạch tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng
Nguồn vốn tăng thêm được ngân hàng dùng 6.176 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay; 672 tỷ đồng để mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất.
OCB đầu tư hệ thống quản lý gian lận trong ngân hàng số đa kênh
Vừa qua, OCB hợp tác với IBM triển khai hệ thống quản lý gian lận trên nền tảng IBM® Safer Payments. IBM và đối tác Seatech ứng dụng nền tảng IBM® Safer Payments hỗ trợ OCB giám sát, ngăn chặn và quản lý các hoạt vi gian lận trong hoạt động ngân hàng đa kênh kỹ thuật số của ngân hàng này.
OCB sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 20.000 tỷ đồng
Đại hội cổ đông OCB thông qua kế hoạch phát hành gần 685 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ phát hành 50%. Nếu thành công, vốn điều lệ sẽ được tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.