Ông Dương Trung Quốc: 'Đầu tư đường sắt bị bỏ rơi vì ít mang lại lợi ích cho các nhóm?'

An Chi Thứ hai, 04/06/2018 - 16:22

Theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, đầu tư đường sắt bị bỏ rơi trong thời gian vừa qua phải chăng là do ít mang lại lợi ích cho các nhóm như đường bộ.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.

Đầu tư đường sắt đang bị bỏ rơi?

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể tại Quốc hội sáng 4/6, đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP. HCM) đặt vấn đề về giải pháp nâng cao chất lượng vận tải đường sắt và giải pháp giảm tai nạn giao thông đường sắt trong bối cảnh chất lượng ngành đường sắt hiện nay quá tải, nhiều tai nạn xảy ra.

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cũng cho rằng, đường sắt là câu chuyện nhức nhối và là ngành được thừa kế từ cách đây rất lâu. Cách đây 8 năm Quốc hội đã không đồng tình để xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nhưng vẫn thống nhất là đầu tư mạnh để nâng cấp hệ thống này, Bộ Giao thông vận tải đã quan tâm vấn đề này như thế nào, ông Quốc chất vấn bộ trưởng.

Trả lời các đại biểu tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, đường sắt là tuyến đường quan trọng của đất nước, nếu giải quyết tốt sẽ giảm tải cho đường bộ rất nhiều. Bộ trưởng Thể thừa nhận Bộ Giao thông vận tải "tham mưu kém" nên chưa đầu tư đúng mức cho ngành đường sắt, hiện đường sắt của Việt Nam đã vô cùng lạc hậu, có những đường sắt xây đã 70 - 80 năm.

Sẽ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong năm 2019

Về các vụ tai nạn giao thông của đường sắt, ông Thể cho rằng, nguyên nhân là do có quá nhiều đường giao cắt và những đường giao cắt này luôn tiềm ẩn tai nạn; dù có biển cảnh báo, tuy nhiên ý thức chấp hành của người dân chưa nghiêm nên vẫn có nhiều tai nạn xảy ra.

Theo bộ trưởng, hiện vẫn còn hơn 5.719 đường giao cắt, trong đó 1.519 giao cắt do Tổng công ty Đường sắt quản lý có bố trí có gác chắn, còn hơn 4.200 đường dân sinh tự mở không có gác chắn. 

Bộ đã làm việc với các địa phương để có giải pháp gắn trách nhiệm cụ thể của ngành, của địa phương trong thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm tai nạn giao thông đường sắt như: Dứt khoát không phát sinh thêm đường giao cắt mới, tăng cường cảnh báo tự động, tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức giao thông.

Về lâu dài, ông Thể cho biết, bộ đã cam kết với các địa phương về việc tăng cường trách nhiệm, trong đó tập trung tự động hoá các điểm giao cắt, quy trách nhiệm cụ thể. Đồng thời, hiện bộ cũng đã làm tờ trình để năm 2019 trình Quốc hội cho ý kiến về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam để đầu tư nâng cấp hệ thống đường sắt trong thời gian tới.

Bộ trưởng khẳng định không có nhóm lợi ích

Về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đại biểu Tô Thị Bích Châu không hài lòng vì cho rằng, báo cáo của bộ chỉ có ba dòng nói về đường sắt trong khi những ngày vừa qua ngành đường sắt liên tục xảy ra tai nạn.

Đại biểu Dương Trung Quốc cũng không đồng ý với lý do Bộ trưởng Thể đưa ra giải thích cho sự lạc hậu của ngành đường sắt là do tham mưu kém. 

Ông Quốc tiếp tục đặt lại câu hỏi: "Phải chăng đường sắt bị bỏ rơi là do đầu tư đường sắt ít mang lại lợi ích cho các nhóm hơn? Phải chăng đầu tư đường bộ dễ chia sẻ lợi nhuận hơn nên các bộ ngành ít quan tâm đến đường sắt?

Trả lời đại biểu Tô Thị Bích Châu ông Nguyễn Văn Thể "xin lỗi" vì chỉ có 3 dòng về đường sắt trong báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, những ngày vừa qua bộ cũng đã xin lỗi Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhân dân về các vụ tai nạn đường sắt.

Về phản biện của đại biểu Dương Trung Quốc, ông Thể cho rằng, dự án đường sắt cần số vốn đầu tư rất lớn lên tới hàng chục tỉ đô. Mặt khác cần đầu tư đồng bộ, không thể chắp vá. "Nếu làm mới thì phải làm đường song hành, do đó, nếu Quốc hội thống nhất chủ trưởng chỉ đạo thì mới có thể thông qua", ông Thể nói.

Đối với ý kiến của đại biểu Dương Trung Quốc, ông Thể thừa nhận được sắt của Việt Nam đang rất hậu do đầu tư chưa đúng mức. Tuy nhiên, ông Thể khẳng định: "Đầu tư đường sắt và đường bộ đều như nhau, không có nhóm lợi ích. Bản thân chúng tôi đều lấy cái tâm ra làm và chịu trách nghiệm trước pháp luật".

Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc lại, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội đã đồng ý dùng 15.000 tỉ đồng trong giai đoạn trung hạn 2016 - 2020 để bổ sung đầu tư cho giao thông, trong đó có 7.000 tỉ cho đường sắt. 

"Sắp tới phải phát triển hải hoà các loại hình giao thông chứ không chỉ riêng đường bộ. Đề nghị bộ trưởng về triển khai", Chủ tịch Quốc hội nói.

4 ngày 4 vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng
Vào hồi 0h30, ngày 24/5, đoàn tàu khách mang số hiệu SE19 khi đến đường ngang có gác tại Km 234+050, khu gian Khoa Trường - Trường Lâm, tuyến đường sắt Bắc Nam đã va chạm với ô tô tải chở đá mang BKS 37C - 151.38 làm đầu máy 927 bị đổ và 6 toa xe bị đổ lật, trật bánh và hàng trăm mét đường sắt bị hư hỏng, làm 2 người tử vong gồm lái tàu và phụ lái tàu, 10 người bị thương. 
Ngày 26/5, liên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông đường sắt tại Quảng Nam và Nghệ An, vào hồi 16h18’ đoàn tàu hàng ASY2 đang thông qua đường số II Ga Núi Thành, Quảng Nam thì va chạm với tàu số hiệu 2469 bị dồn vượt quá mốc xung đột khiến 2 đầu máy và 5 toa xe hàng bị trật bánh.
16h30 cùng ngày, tàu hàng 27 toa chở đá hộc và thạch cao trong lúc vào đường số 3 của ga Yên Xuân, Nghệ An thì toa số 3 và 4 bị trật bánh.
13h ngày 27/5, tàu hàng SH3 chạy Bắc Nam, khi tới xã Diễn An (Diễn Châu, Nghệ An) đâm trúng xe bồn trộn bê tông do tài xế Lê Văn Thể (31 tuổi, trú Nghệ An) cầm lái đang từ đường ngang dân sinh vượt qua đường sắt. Cú đâm khiến xe bồn bị hất băng về phía trước gần 10 m, nằm sát mép đường ray, cabin vỡ nát, tài xế bị thương nhẹ.

Thủ tướng cho ý kiến về đề nghị điều chỉnh dự án đường sắt đô thị số 2

Thủ tướng cho ý kiến về đề nghị điều chỉnh dự án đường sắt đô thị số 2

Tiêu điểm -  6 năm
Dự án đường sắt đô thị số 2 Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đã chậm tiến độ 10 năm.
Thủ tướng cho ý kiến về đề nghị điều chỉnh dự án đường sắt đô thị số 2

Thủ tướng cho ý kiến về đề nghị điều chỉnh dự án đường sắt đô thị số 2

Tiêu điểm -  6 năm
Dự án đường sắt đô thị số 2 Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đã chậm tiến độ 10 năm.
Đường sắt đô thị Hà Nội đoạn số 2: Chậm tiến độ 10 năm, xin tăng vốn hơn 16 nghìn tỷ đồng

Đường sắt đô thị Hà Nội đoạn số 2: Chậm tiến độ 10 năm, xin tăng vốn hơn 16 nghìn tỷ đồng

Tiêu điểm -  6 năm

Dự án được phê duyệt vào tháng 11/2008, theo tiến độ sẽ khai thác năm 2017, tuy nhiên, đến nay dự án chưa được khởi công.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành vào tháng 8/2018

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành vào tháng 8/2018

Leader talk -  6 năm

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định không có việc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ lùi tiến độ đến năm 2021.

Lập phương án đầu tư 3 đoạn tuyến đường sắt đô thị Hà Nội

Lập phương án đầu tư 3 đoạn tuyến đường sắt đô thị Hà Nội

Đầu tư -  6 năm

Việc lập đề xuất dự án đầu tư các tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2025 được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho toàn thành phố.

Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên mới đi được nửa đường

Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên mới đi được nửa đường

Đầu tư -  6 năm

Cả hai tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP. HCM là Bến Thành - Suối Tiên và Bến Thành - Tham Lương đều đội vốn khủng và chậm tiến độ.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  14 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.