Leader talk

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành vào tháng 8/2018

Phan Trang Thứ bảy, 31/03/2018 - 15:34

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định không có việc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ lùi tiến độ đến năm 2021.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông.

Liên quan đến tiến độ của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang được nhân dân Thủ đô rất quan tâm, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông về những thông tin quanh dự án này.

Trong văn bản số 2227/ BGTVT-KHĐT ngày 6/3/2018 Bộ GTVT đã trình lên Thủ tướng Chính phủ về tiến độ thực hiện dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Sau đó, Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) khẳng định với báo chí là không có sự điều chỉnh nào. Do đâu lại có thông tin điều chỉnh như vậy, thưa thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Văn bản số 2227 là việc báo cáo lại về tổng thể dự án, không có sự điều chỉnh thời gian nào.

Trước kia, Chính phủ đã đồng ý cuối năm 2017 dự án hoàn thành và khai thác thương mại vào quý I/2018, cùng đó mốc thời gian của hiệp định vay vốn là năm 2019. Sau nhiều lần giãn tiến độ thực tế do khó khăn về vốn, hiện dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2018, tháng 9/2018 vận hành thử nghiệm, sau thời gian thử nghiệm khoảng 3 - 6 tháng sẽ đưa dự án vào khai thác thương mại.

Để hiệp định vay vốn có đủ thời gian cho bảo hành, thanh quyết toán sau khi kết thúc xây dựng nên Bộ GTVT xin kéo dài thời gian đối với hiệp định và tới năm 2021 sẽ kết thúc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Có thể hiểu rõ hơn là năm 2021 là kết thúc thời gian bảo hành của toàn dự án mà phía Trung Quốc thực hiện.

Dự án đã gặp những khó khăn gì khiến điều chỉnh tiến độ nhiều lần trước đây?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Từ tháng 12/2016, công tác giải ngân của khoản vay ưu đãi 250 triệu USD liên tục gặp vướng mắc. Dù hiệp định vay bổ sung 250,62 triệu USD cho dự án đã được ký kết từ tháng 5/2017 nhưng chưa thể giải ngân do các bên vẫn chưa thống nhất được ý kiến pháp lý làm cơ sở để khoản vay có hiệu lực. 

Thực tế, đến 28/12/2017 hiệp định vay bổ sung 250,62 triệu USD mới có hiệu lực.

Bên cạnh đó, năng lực quản lý điều hành của Tổng thầu Trung Quốc còn hạn chế, mặt khác đặc thù của dự án vừa thiết kế vừa thi công nên việc thi công đôi khi không liên tục, gây mất thời gian. 

Tổng thầu chia nhỏ nhiều hạng mục công việc để giao cho nhiều nhà thầu phụ dẫn đến việc thi công bị chồng chéo, khó kiểm soát cả về tiến độ lẫn chất lượng, khó khăn trong việc lập hồ sơ thanh toán và hoàn công do bị đan xen hạng mục.

Hơn nữa, có tình trạng các nhà thầu phụ thiếu niềm tin vào tổng thầu do tổng thầu không giải quyết một cách thấu đáo, hợp lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng thầu phụ (như chậm thanh toán khối lượng hoàn thành) dẫn đến không chỉ đạo được các nhà thầu phụ phối hợp thực hiện công tác thi công, lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn công.

Việc thanh toán của tổng thầu cho các thầu phụ rất chậm trễ khiến các nhà thầu thiếu vốn thi công cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Trước tình hình đó, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận điều chỉnh giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác sử dụng trong năm 2021.

Thứ trưởng có thể khẳng định lại lần nữa về tiến độ của dự án?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Dự án sẽ hoàn thành toàn tuyến vào tháng 8/2018. Công tác xây dựng nhà ga, đường ray, hoàn thành công tác hoàn thiện trang trí kiến trúc khu Depot, công tác lắp đặt thiết bị và đóng điện toàn tuyến sẽ thực hiện trong tháng 8.

Đến tháng 9/2018 bắt đầu vận hành chạy thử về kỹ thuật bao gồm căn chỉnh tổng hợp, vận hành thử không tải, vận hành chở khách mô phỏng. Thời gian chạy thử từ 3 - 6 tháng, tuỳ thuộc vào kết quả chạy thử để tiến hành khai thác thương mại.

Năm 2021 là mốc thời gian kết thúc hoàn toàn dự án này.

Tuần tới, Bộ GTVT sẽ họp với UBND TP. Hà Nội để trao đổi về việc nghiệm thu từng phần, khai thác từng phần và tiến tới bàn giao dần dần dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho TP. Hà Nội.

Xin Thứ trưởng cho biết khối lượng tổng thể và công tác bàn giao 13 đoàn tàu của dự án này?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Thiết bị dự án hiện đã hoàn thành được khoảng 70%, khối lượng xây lắp đạt hơn 95%. Ở đây hoạt động xây lắp hầu như chỉ còn những phần việc rất nhỏ, thiết bị lắp đặt đến đâu thì sẽ hoàn thiện tới đó. Hiện nay, tổng thầu Trung Quốc đã vận chuyển về Việt Nam đầy đủ 13 đoàn tàu của dự án.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

(*) Tiêu đề cho tòa soạn đặt lại

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa chạy công ty vận hành đã lỗ 17 tỷ

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa chạy công ty vận hành đã lỗ 17 tỷ

Doanh nghiệp -  6 năm
Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội đã chi 17 tỷ đồng cho công tác quản lý doanh nghiệp sau 2 năm hoạt động chuẩn bị tiếp quản vận hành đường sắt đô thị 2A, Cát Linh-Hà Đông.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa chạy công ty vận hành đã lỗ 17 tỷ

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa chạy công ty vận hành đã lỗ 17 tỷ

Doanh nghiệp -  6 năm
Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội đã chi 17 tỷ đồng cho công tác quản lý doanh nghiệp sau 2 năm hoạt động chuẩn bị tiếp quản vận hành đường sắt đô thị 2A, Cát Linh-Hà Đông.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chậm do kẹt vốn từ Trung Quốc

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chậm do kẹt vốn từ Trung Quốc

Tiêu điểm -  6 năm

Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ đã đồng ý khai thác thương mại dự án vào Quý I/2018 nhưng do vấn đề liên quan Hiệp định vay vốn bổ sung nên tiến độ bị chậm.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lùi tiến độ thêm 11 tháng

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lùi tiến độ thêm 11 tháng

Tiêu điểm -  6 năm

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục bị vỡ kế hoạch thêm một lần nữa và được lùi tiến độ chạy thử đến tháng 9/2018.

Báo Nhật: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 'ví dụ điển hình' về các nhà thầu Trung Quốc có vấn đề

Báo Nhật: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 'ví dụ điển hình' về các nhà thầu Trung Quốc có vấn đề

Đầu tư -  6 năm

Theo Nhật báo Nikkei, hầu hết các dự án của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam đều gây quan ngại về chất lượng, tiến độ chậm trễ và đội chi phí quá mức.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.