Khởi nghiệp - Liều trước hay khôn trước?
Câu chuyện về chặng đường khởi nghiệp, những trải nghiệm thăng trầm trên thương trường trong suốt 17 năm không dễ gì tiền bạc có thể mua được....
Hoàn cảnh ít nhiều đã làm cho người Việt mình thấy gần gũi với việc buôn bán, kinh doanh, xem nó là chuyện bình thường, không có gì là to tát. Nên có dịp là máu kinh doanh này lại nổi lên!
LTS: Bên cạnh vốn hay chính sách, điều startup cần là một hệ sinh thái khởi nghiệp lành mạnh, nơi bất cứ ý tưởng startup nào cũng được ươm mầm và tạo điều kiện để phát triển. Đó là nội dung chuyên đề "Mạn đàm về khởi nghiệp" sẽ được khởi đăng trên TheLEADER. Chuyên đề nhận được sự hợp tác chặt chẽ của Câu lạc bộ Quản trị và khởi nghiệp, các chuyên gia thương hiệu, những doanh nhân thành đạt và đông đảo thành viên của Câu lạc bộ.
Người Việt Nam có máu kinh doanh?
Đây là câu hỏi mà tôi thấy hầu như chưa có một cuộc khảo sát hay nghiên cứu chính thức nào. Nhưng thông qua những cuộc tiếp xúc với giới trẻ, giới sinh viên ở Việt Nam cũng như ở Úc, tôi luôn có cảm giác rằng các bạn trẻ người Việt mình hình như đã có sẵn máu kinh doanh chảy trong người!
Chắc cũng tại cái máu kinh doanh này mà dân làm nhà hàng tại Úc than quá, rằng thuê và quản trị nhân viên người Việt ở đây thiệt khó, hở ra là bị học nghề, gom đủ tiền là xin nghỉ nhảy ra mở tiệm luôn.
Không biết ai sao chứ tôi thấy người Úc bản địa không có cái suy nghĩ này nhiều. Họ xem nghề phục vụ bàn, nghề pha chế rượu bartender, nghề làm cà phê barista…như một nghề dài hạn đàng hoàng và sống chết với nó. Còn người Việt mình có mấy người được như vậy (hoặc bị như vậy), cứ có điều kiện thuận lợi là nhảy ra làm chủ ngay.
Nếu nhìn ở góc độ tích cực thì môi trường sống đặc thù ở Việt Nam, có lẽ đã góp một phần tạo nên “tố chất” kinh doanh cho người dân sống trong đó. Thử bàn về hai tố chất quan trọng của một doanh nhân là “take risk” (dám lấy rủi ro) và “flexibility” (uyển chuyển) , thì người Việt mình chắc là dư tiêu chuẩn rồi.
Băng qua đường thôi mà không chấp nhận hai yếu tố này thì trở thành người nước ngoài liền tức khắc. Lái xe trên đường mà lúc nào cũng đem đúng luật ra mà chạy thì chỉ có làm ùn tắt giao thông hay trở thành người không giống ai. Và khi lỡ có cạ quẹt một chút thì tự giải quyết êm đẹp rồi dàn xếp đi tiếp chứ không ở đó mà cải nhau cả ngày.
Đâu như ở Úc, ở Mỹ thì người ta sẽ làm lớn chuyện hơn và kêu bảo hiểm đến làm việc bài bản đâu đó thì mới xong. Còn vô số các ví dụ vui khác để nói lên chuyện người dân ở xứ mình phải take risk và uyển chuyển ghê lắm mới tồn tại được.
Còn nếu phải lấy một ví dụ nghiêm túc, thì việc dân tộc Việt Nam dám đi vào và tồn tại rồi chiến thắng không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh trong suốt bề dày lịch sử mấy ngàn năm là một ví dụ hùng hồn nhất của khả năng take risk và quản trị nó khéo như thế nào.
Rồi những cọ xát với việc buôn bán, kinh doanh hàng ngày nữa, người Việt mình cũng chắc thuộc loại top. Thời thế tạo anh hùng, trong các thời kỳ kinh tế khó khăn nhất gần như ai cũng trở thành “doanh nhân” để tìm kế sinh nhai.
Có người thì sáng làm công nhân, dạy học, chiều về nuôi heo làm kinh tế cho gia đình. Có người nhảy ra lề đường sửa bút bi, vá xe đạp, hay ra chợ trời kiếm cái gì đó để buôn bán, trao đổi. Con nít thì phụ cha mẹ bán báo, bán bánh, bán mấy cục nước đá, bán hàng trong tiệm chạp phô. Ở dưới quê thì ra đồng mò cua mò cá đem ra chợ mà bán.
Ai cũng làm cái gì đó để kiếm tiền hoặc ít ra cũng từng nghe ông bà cha mẹ kể lại họ đã từng bươn chãi như thế nào. Hoàn cảnh ít nhiều đã làm cho người Việt mình thấy gần gũi với việc buôn bán, kinh doanh, xem nó là chuyện bình thường, không có gì là to tát. Nên có dịp là máu kinh doanh này lại nổi lên!
Do đó mà đề tài khởi nghiệp mới được đông đảo các bạn trẻ ở Việt Nam hưởng ứng như vậy, nhất là khi xã hội và nền kinh tế thị trường bắt đầu mở cửa rộng hơn. Đây là điều đáng mừng vì một đất nước mạnh lúc nào cũng cần một nền kinh tế mạnh, và một nền kinh tế mạnh lúc nào cũng phải được đặt trên nền tảng của một đội ngũ doanh nghiệp mạnh. Những người khởi nghiệp thành công của ngày hôm nay sẽ là những tế bào chủ lực trong cơ thể của nền kinh tế ngày mai.
Nói như vậy để cho thấy tầm quan trọng của việc định hướng, chủ trương, chính sách liên quan đến đội ngũ khởi nghiệp của ngày hôm nay như thế nào. Nếu đội ngũ này được hỗ trợ đúng mức thì nó sẽ phát triển rất mạnh mẽ vì đã có sẵn nhiều tiềm năng, còn nếu không thì sẽ gây ra những thiệt hại và lãng phí không nhỏ cho nền kinh tế.
Câu chuyện về chặng đường khởi nghiệp, những trải nghiệm thăng trầm trên thương trường trong suốt 17 năm không dễ gì tiền bạc có thể mua được....
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.