Hồ sơ quản trị

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Dũng Phạm Thứ bảy, 07/09/2024 - 20:57

Từ một công ty mới thành lập chỉ với số vốn 15 tỷ đồng, An Phát Holdings đã “lớn nhanh như thổi” và trở thành doanh nghiệp hàng đầu ngành nhựa với mức vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán sau khi niêm yết.

Công ty CP Tập đoàn An Phát Holdings vừa thông báo nhận được đơn từ nhiệm chức danh chủ tịch, đồng thời từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Phạm Ánh Dương.

Trong đơn xin từ nhiệm, ông Dương cho biết vì lý do công việc cá nhân, ông không thể tiếp tục đảm nhận các chức vụ tại An Phát Holdings trong thời gian tới.

Trước đó, nhằm “tái cơ cấu danh mục đầu tư”, ông Dương đã đăng ký bán ra toàn bộ số cổ phiếu An Phát Holding hiện đang sở hữu là 11,87 triệu đơn vị, tương đương 4,87% vốn điều lệ công ty.

Đáng chú ý, ngoài chủ tịch, bốn lãnh đạo khác của An Phát Holdings cũng đăng ký bán ra tổng cộng 2,5 triệu cổ phiếu. Nếu các giao dịch này diễn ra thành công, tỷ lệ sở hữu của các lãnh đạo An Phát Holdings sẽ giảm về mức rất thấp.

Hành trình tăng vốn "thần tốc" của An Phát Holdings

Được biết, ông Dương đã gắn bó với An Phát Holdings trong hơn 20 thập kỷ vừa qua, bắt đầu từ cương vị giám đốc tại Công ty TNHH Anh Hai Duy, tiền thân Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh - công ty con của An Phát Holdings vào năm 2002.

Đến tháng 3/2017, Công ty CP An Phát Holdings - tiền thân của Tập đoàn An Phát Holdings được thành lập với vốn điều lệ chỉ “vỏn vẹn” 15 tỷ đồng, trước khi “lớn nhanh như thổi” lên hơn 1.240 tỷ đồng vào tháng 2/2018, tương đương tăng 82 lần sau chưa đầy một năm.

Đồng thời, ông Dương được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT An Phát Holdings và tiếp tục đảm nhiệm vị trí này trong nhiệm kỳ 2022-2027.

Năm 2020, An Phát Holdings niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE, trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất ngành nhựa tại thời điểm đó với giá trị hơn 7.000 tỷ đồng , vượt qua cả những ông lớn lâu năm trong ngành như Nhựa Bình Minh hay Nhựa Tiền Phong.

Dưới sự lèo lái của ông Dương, vốn điều lệ của An Phát Holdings liên tục tăng mạnh, đạt đỉnh 2.512 tỷ đồng vào tháng 3/2022 rồi sau đó hạ xuống còn 2.438 tỷ đồng vào năm 2023 do “mua lại cổ phiếu ưu đãi”.

Đáng chú ý, dù công ty liên tục ghi nhận lãi ròng hàng chục tỷ đồng mỗi quý, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất của An Phát Holdings kết thúc năm 2023 bị ghi âm 171 tỷ đồng và vẫn đang âm 141,6 tỷ đồng trong kỳ bán niên vừa qua.

Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã ghi “giảm tỷ lệ lợi ích trong các công ty con hiện hữu không mất quyền kiểm soát” với tổng giá trị gần 500 tỷ đồng.

Điều này khiến cổ phiếu An Phát Holdings bị đưa vào diện cảnh báo theo quyết định của Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM và phần nào khiến giá cổ phiếu liên tục biến động mạnh trong thời gian qua.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9, cổ phiếu An Phát Holdings đã giảm kịch sàn, chỉ còn 6.700 đồng/cổ phiếu với mức dư bán sàn gần 1,3 triệu đơn vị. Đây cũng là mức giá thấp nhất trong gần hai năm của cổ phiếu này. Như vậy chỉ sau một tháng, cổ phiếu này đã giảm gần một phần tư giá trị.

Kết quả kinh doanh phục hồi tích cực

Mặc dù ghi nhận biến động về cơ cấu lãnh đạo, hoạt động kinh doanh của “nhóm” An Phát Holdings cũng cho thấy nhiều điểm “sáng” sau khi công bố kết quả kiểm toán.

Kết quả kinh doanh quý II/2024, An Phát Holdings ghi nhận doanh thu thuần “đi ngang” so với cùng kỳ, đạt hơn 3.250 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, An Phát Holdings lãi 109 tỷ đồng, cao gấp 11,5 lần so với quý II/2023.

Lũy kế sáu tháng đầu năm, doanh thu thuần của An Phát Holdings đạt 6.640 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lãi ròng tăng tới 438%, đạt 242 tỷ đồng.

Năm nay, An Phát Holdings đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế (vừa điều chỉnh giảm) 281 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành 86% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tại một diễn biến có liên quan, An Phát Holdings đang chuẩn bị tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 với kế hoạch trình cổ đông thông qua việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, sửa đổi, bổ sung điều lệ và các nội dung khác.

Tập đoàn Nhật Bản mua 15% cổ phần Nhựa Tiền Phong

Tập đoàn Nhật Bản mua 15% cổ phần Nhựa Tiền Phong

Doanh nghiệp -  6 năm
Đây là phần lớn số cổ phần mà nhà đầu tư Thái Lan Saraburi thoái vốn khỏi Nhựa Tiền Phong.
Tập đoàn Nhật Bản mua 15% cổ phần Nhựa Tiền Phong

Tập đoàn Nhật Bản mua 15% cổ phần Nhựa Tiền Phong

Doanh nghiệp -  6 năm
Đây là phần lớn số cổ phần mà nhà đầu tư Thái Lan Saraburi thoái vốn khỏi Nhựa Tiền Phong.
An Phát Holdings chuẩn bị lên sàn với định giá 250 triệu USD

An Phát Holdings chuẩn bị lên sàn với định giá 250 triệu USD

Doanh nghiệp -  4 năm

Thông qua hai công ty Nhựa An Phát Xanh và Nhựa Hà Nội, An Phát Holdings sở hữu nhiều nhà máy và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất nhựa công nghệ cao lớn nhất Việt Nam.

Rào cản phát triển bền vững ngành FMCG

Rào cản phát triển bền vững ngành FMCG

Phát triển bền vững -  2 tháng

Ngành FMCG vừa phải cải tiến sản phẩm theo hướng giảm giá thành để có giá cả hợp lý nhưng cũng phải đầu tư quy trình, công nghệ mới nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn.

SCIC sẽ bán hết gần 30% cổ phần tại Nhựa Bình Minh

SCIC sẽ bán hết gần 30% cổ phần tại Nhựa Bình Minh

Doanh nghiệp -  6 năm

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) dự kiến sẽ chào bán 29,51% cổ phần của mình tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) vào ngày 9/3 tới.

Scatec bán nhà máy điện gió Đầm Nại

Scatec bán nhà máy điện gió Đầm Nại

Tiêu điểm -  1 giờ

Thương vụ thoái vốn của Scatec diễn ra trong bối cảnh một số doanh nghiệp năng lượng châu Âu tái cơ cấu danh mục đầu tư và rút khỏi Việt Nam.

Thêm ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay sau bão Yagi

Thêm ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay sau bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ngân hàng TPBank giảm tối đa 50% số tiền lãi hiện tại cho khách hàng cá nhân hiện hữu chịu ảnh hưởng do bão, lũ gây ra bởi cơn bão Yagi.

Hành trình đáng nhớ của Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024

Hành trình đáng nhớ của Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Gần 3.500 runners tham gia, Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 lan tỏa giá trị nhân văn và hướng đến phát triển bền vững.

Vietravel Airlines chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Vietravel Airlines chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Thương trường -  2 giờ

Vietravel Airlines miễn phí vận chuyển hàng hóa chặng bay từ TP.HCM tới Hà Nội để cứu trợ đồng bào từ 13/9 đến hết ngày 30/9/2024

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương rà soát các nguồn điện

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương rà soát các nguồn điện

Phát triển bền vững -  3 giờ

Việc rà soát các nguồn điện sẽ theo hướng chuyển nguồn điện chạy nền từ than sang khí, đảm bảo tăng trưởng 12-15%/năm.

Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi

Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi

Tiêu điểm -  3 giờ

Mức giảm lãi suất từ 0,5 - 2 điểm % được áp dụng cho hàng chục nghìn khách hàng bị thiệt hại vì bão.

Seaholdings khởi công dự án căn hộ Destino Centro

Seaholdings khởi công dự án căn hộ Destino Centro

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Dự án Destino Centro với hơn 2.000 căn hộ nằm ở cửa ngõ phía tây TP.HCM nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao của khu vực.