Tiêu điểm
Oxfam: Nhóm người giàu đang ngày càng giàu hơn nhưng đóng thuế ít đi
Nhiều loại thuế dành cho người giàu đang được xóa bỏ hoặc cắt giảm mức đóng ở nhiều quốc gia.

Báo cáo Lợi ích công hay tài sản tư của Oxfam cho biết, khối tài sản của nhóm tỷ phú đã tăng 12% vào năm ngoái, tương đương tăng 2,5 tỷ USD một ngày, trong khi 3,8 tỷ người thuộc nửa nghèo nhất của nhân loại phải chứng kiến tài sản của mình sụt đi 11%.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn đang hủy hoại cuộc chiến chống nghèo đói, gây tổn thất cho nền kinh tế cũng như châm ngòi cho làn sóng bất bình diễn ra trên toàn cầu. Báo cáo cho thấy các chính phủ đang khiến cho bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn qua việc đầu tư không thích đáng cho các dịch vụ công như chăm sóc y tế và giáo dục, mặt khác lại áp thuế thấp cho các tập đoàn và các nhóm giàu có và thất bại trong việc chống trốn thuế.
Trong đó, phụ nữ và trẻ em gái là những nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bất bình đẳng kinh tế gia tăng.
Cũng theo Oxfam cho biết, số lượng tỉ phú đã tăng gấp đôi kể từ khủng hoảng tài chính. Từ 2017 - 2018, cứ hai ngày lại có thêm một tỉ phú mới tuy nhiên, các cá nhân và tập đoàn giàu có lại đang đóng mức thuế thấp hơn so với mức phải họ đã đóng trong nhiều thập kỷ trước.
Oxfam: Bất bình đẳng gia tăng đe dọa sự tiến bộ nhiều thập kỷ của Việt Nam
Chỉ cần 1% giàu nhất thế giới đóng thêm 0,5% thuế tài sản, chúng ta đã có nhiều tiền hơn cả mức chi phí cho toàn bộ 262 triệu trẻ em đang thất học được tiếp cận giáo dục và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cứu mạng sống cho 3,3 triệu người.
Tính trong năm 2015, chỉ có 4 xu trong mỗi đô la tiền thuế trên toàn cầu là tiền thuế tài sản như thuế thừa kế hay thuế bất động sản. Những loại thuế này đang được cắt giảm, thậm chí xóa bỏ ở nhiều nước giàu và ít được áp dụng ở các nước đang phát triển.
Mức thuế mà các cá nhân và tập đoàn giàu có phải đóng cũng được cắt giảm đáng kể. Ví dụ, tỉ lệ cao nhất về thuế thu nhập cá nhân ở các nước giàu giảm từ 62% vào năm 1970 xuống còn 38% năm 2013. Trong khi đó, tỉ lệ trung bình này ở các nước nghèo là 28%.
Ở một số quốc gia như Brazil, nhóm 10% nghèo nhất trong xã hội đang phải đóng mức thuế so với thu nhập của họ cao hơn nhóm 10% giàu nhất.
Nguy cơ gia tăng bất bình đẳng xã hội
Trong khi đó, các dịch vụ công triền miên chịu cảnh đầu tư không thích đáng hoặc bị đưa cho các các công ty tư nhân đầu tư; điều này đã gạt những người nghèo nhất ra ngoài lề. Ở nhiều quốc gia, một môi trường giáo dục tốt hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng đã trở thành một khái niệm xa xỉ mà chỉ giới giàu có mới đủ khả năng chi trả.
Mỗi ngày có 10,000 người chết vì không tiếp cận được dịch vụ y tế mà họ có khả năng chi trả. Ở các nước đang phát triển, một đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo có khả năng tử vong trước 5 tuổi cao gấp đôi so với đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có. Ở các nước như Kenya, một đứa trẻ của gia đình giàu có sẽ có trình độ học vấn cao gấp đôi so với đứa trẻ của một gia đình nghèo.
Cắt giảm thuế tài sản chủ yếu mang lại lợi ích cho nam giới - nhóm sở hữu số tài sản nhiều hơn 50% so với nữ giới trên toàn thế giới, và nắm giữ hơn 86% các tập đoàn. Ngược lại, khi dịch vụ công bị xao nhãng, phụ nữ và trẻ em gái phải gánh chịu nhiều hậu quả nhất.
Các em gái sẽ buộc phải thôi học đầu tiên khi không đủ tiền trả học phí, và phụ nữ sẽ phải dành thêm nhiều giờ cho các công việc không được trả lương như chăm sóc cho người thân bị ốm khi dịch vụ y tế không làm được điều này. Oxfam ước tính nếu các công việc chăm sóc không được trả lương do phụ nữ trên toàn thế giới đang làm được vận hành bởi một công ty, công ty này sẽ thu về doanh thu hàng năm lên tới 10 nghìn tỷ đô la – gấp 43 lần doanh thu của Apple, công ty lớn nhất thế giới.
Theo bà Winnie Byanyima, Giám đốc Điều hành của Oxfam quốc tế: "Con số trong tài khoản ngân hàng của bạn không nên là yếu tố quyết định con cái bạn được đi học bao nhiêu năm hay bạn sẽ sống bao lâu, nhưng đây lại là thực tế của quá nhiều quốc gia trên thế giới".
Trong khi các tập đoàn và nhóm siêu giàu hưởng lợi từ việc đóng thuế thấp, hàng triệu trẻ em gái đang không được tiếp cận một nền giáo dục đàng hoàng và phụ nữ vẫn đang mất đi mạng sống vì thiếu chế độ chăm sóc thai sản.
“Người dân trên toàn thế giới đang tức giận và thất vọng. Các chính phủ có thể mang lại sự thay đổi thực chất bằng cách đảm bảo các tập đoàn và cá nhân giàu có đóng thuế công bằng và đầu tư số tiền đó vào dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái, những đối tượng thường bị coi nhẹ. Các chính phủ có thể mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người, không chỉ là đặc quyền cho một số ít”, bà Byanyima chia sẻ.
Thuế tài sản chỉ làm giảm thu nhập người giàu, không ảnh hưởng đến đói nghèo
Việt Nam sẽ tăng thêm 240.000 người nghèo nếu tăng thuế VAT
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, nếu tăng thuế VAT chỉ để phục vụ chi tiêu thường xuyên của Chính phủ sẽ khiến người dân khó khăn và đất nước nghèo đi.
Bà Phạm Chi Lan: Cần làm rõ việc tăng thuế sẽ đem lại lợi ích cho ai?
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nếu Nhà nước chứng minh được việc tăng thuế là để phục vụ lại cho người dân, để người dân tin tưởng vào tính minh bạch trong chi ngân sách thì tăng bao nhiêu người dân cũng sẵn sàng đóng thuế.
Bộ Tài chính: Đề xuất tăng thuế xăng dầu kịch khung được đa số ý kiến ủng hộ
Theo Bộ Tài chính, trong 60 ý kiến tham gia phản biện dự thảo tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, có tới 40 ý kiến nhất trí hoàn toàn,
Tăng thuế không phải là biện pháp bền vững để cân đối ngân sách
Theo nhiều chuyên gia, việc quan trọng bây giờ của Nhà nước không phải là cứ bắt dân nộp thêm thuế, mà là siết chặt việc thu chi, có như vậy ngân sách nhà nước mới cân đối bền vững.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.