Leader talk
Phá bỏ 'bức tường băng' đối với kinh tế tư nhân
Nhiều chuyên gia nhìn nhận Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành sẽ tạo bước đột phá cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian tới.

Doanh nghiệp tư nhân được bảo vệ
Nhìn nhận về Nghị quyết 68 đối với phát triển kinh tế tư nhân, bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính, đánh giá đây là một bước tiến rất lớn, một đột phá thực sự, gần như phá "bức tường băng" đối với kinh tế tư nhân nhiều năm nay.
Nhiều chủ trương mạnh mẽ đã được đưa ra mà theo bà Thuỷ, Nghị quyết 68 có tính đột phá cao hơn hẳn các nghị quyết trước, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, tiếp thêm niềm tin và sự quyết tâm cho các doanh nghiệp.
Tại toạ đàm phát triển kinh tế tư nhân do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, bà Thuỷ dẫn chứng, điều kiện kinh doanh nhiều năm qua như một "bức tường" rất khó tháo gỡ, nhưng nay, Nghị quyết 68 nêu rõ, không để các bộ, ngành tự đặt thêm điều kiện, trừ các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng, an ninh và sức khỏe người dân, đây là một đột phá rất lớn.
Một điểm rất quan trọng khác là niềm tin. Đảng và Chính phủ đã thể hiện sự tin tưởng sâu sắc đối với khu vực tư nhân trong nghị quyết lần này. Trước đây, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI thường được ưu tiên hơn so với doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt trong tiếp cận tín dụng. Có thời kỳ, doanh nghiệp nhà nước được tín chấp, không cần tài sản thế chấp vẫn vay được vốn, trong khi doanh nghiệp tư nhân thì vô cùng khó khăn.
Nghị quyết lần này cũng khẳng định rõ yêu cầu bình đẳng giữa các khu vực kinh tế trong cơ hội kinh doanh, tiếp cận nguồn lực... Không chỉ dừng ở trên nghị quyết, điều này sẽ được thể chế hóa bằng các giải pháp cụ thể. Nếu vẫn có hành vi phân biệt đối xử, người thực hiện phải chịu trách nhiệm.
Đáng chú ý là quy định không hình sự hoá các quan hệ kinh tế. Trước đó, Nghị quyết Trung ương 10 từ năm 2017 đã ghi rõ nguyên tắc này. Nhưng đến nay, thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc cụ thể hóa tinh thần đó.
Tuy nhiên, Nghị quyết 68 lần này đã có bước tiến quan trọng, với những mô tả chi tiết hơn. Theo đó, trong trường hợp chưa rõ ràng, thì kiên quyết không hình sự hóa.
Theo ông Phan Đức Hiếu, đại biểu Quốc hội - chuyên gia kinh tế, quy định không hình sự hoá các quan hệ kinh tế là một bước tiến rất lớn của Nghị quyết 68, giúp tăng mức độ bảo vệ đối với các doanh nghiệp tư nhân. Việc xử lý trách nhiệm của khu vực kinh tế tư nhân theo hướng không hình sự hoá sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho khu vực này.
Trong câu chuyện thực thi pháp luật, việc xử lý trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ sử dụng những biện pháp phù hợp với tính chất của vụ việc kinh tế. Việc xử lý vụ việc mang tính chất kinh tế, hành chính sẽ tách bạch với hình sự.
Mặt khác, khi xử lý sẽ phải tách bạch giữa tài sản, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của cá nhân người quản lý doanh nghiệp và doanh nghiệp.
Trước đó, nhiều vụ việc khi xử lý một cá nhân lại vô hình chung đánh đồng với cả doanh nghiệp và dẫn đến việc không phân biệt được đâu là tài sản cá nhân, đâu là tài sản của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
"Doanh nghiệp đâu có lỗi, thậm chí nhiều trường hợp là do một cá nhân lợi dụng hình ảnh của họ", ông nói.
Đặc biệt, với quy định thanh tra chỉ tiến hành một lần trong một năm, ông Hiếu kiến nghị, chỉ nên thanh tra doanh nghiệp một lần và tối đa một lần, không nhất thiết phải một năm một lần, tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước ngoặt giúp thay đổi về "chất" của khu vực kinh tế tư nhân
Việc bảo vệ các doanh nghiệp tư nhân được ông Hiếu đánh giá là một trong ba giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế tư nhân.
Giải pháp thứ hai là tiếp tục tạo thuận lợi hơn cho việc các doanh nghiệp gia nhập thị trường. Thông điệp của Nghị quyết 68 rất rõ là xóa bỏ các rào cản hành chính trong quá trình hoạt động, cắt giảm 30% thủ tục quy định chi phí tuân thủ. Đây là một sự tiến lên rất lớn so với thời điểm những năm 2000.
Thứ ba là khơi thông nguồn lực, giúp khu vực này tiếp cận nguồn lực với đất đai, nguồn lực về mặt bằng sản xuất kinh doanh, về vốn, nhân sự. Trong đó, có một nhóm giải pháp ẩn, mang tính chất khơi thông nguồn lực rất lớn, đó là thúc đẩy nhanh và hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp. Bởi, một hợp đồng thương mại dân sự hay là một hợp đồng tín dụng, mà trước đây giải quyết mất hai năm, thì đó là không hiệu quả.
Những thông điệp trong nghị quyết rất rõ ràng và mạnh mẽ, đã đi thẳng vào những vấn đề của khu vực kinh tế tư nhân, giải quyết những trở ngại tồn tại dai dẳng. Ông Hiếu cho rằng sự ra đời của Nghị quyết 68 rất cần thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
Nếu triển khai tốt những chủ trương này, đây có thể là bước ngoặt, đột phá thứ ba trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân, khác biệt rất lớn với hai lần đột phá trước.
Trước đó, ở mốc thứ nhất, giai đoạn 1988 - 1990, Việt Nam đã chuyển từ quan điểm kinh tế tư nhân là thành phần cải tạo, nghĩa là không được thừa nhận, chuyển sang được thừa nhận và bắt đầu cho phép được hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực nhất định theo quy định của pháp luật.
Chỉ nên thanh tra doanh nghiệp một lần và tối đa một lần, không nhất thiết phải một năm một lần, tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Phan Đức Hiếu
- Chuyên gia kinh tế

Đây là bước ngoặt đầu tiên đối với khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn này vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Mốc thứ hai là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 - 2000. Đây là một mốc lớn, thay đổi một bước nữa về quan điểm của Việt Nam đối với khu vực tư nhân. Từ chỗ kinh tế tư nhân được làm trong một số lĩnh vực hạn chế mà nhà nước cho phép, chuyển sang được kinh doanh trong những ngành nghề mà nhà nước không cấm.
Đây là một bước thay đổi đột phá về quyền kinh doanh của kinh tế khu vực tư nhân. Và kèm theo đó là sự thay đổi về thể chế rất mạnh mẽ, nhất là thủ tục. Trước năm 2000, các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, có thể từ 1 năm đến vài năm với điều kiện rất ngặt nghèo mới có thể thành lập công ty, nhưng sau này, việc thành lập doanh nghiệp rất dễ dàng, có thể tính bằng ngày, bằng giờ.
Tiếp đến, cột mốc thứ ba chính là Nghị quyết 68. Tinh thần của các nhóm giải pháp về cải cách thể chế này không phải là "đơn giản", "sửa đổi" mà là "bãi bỏ", "cắt giảm". Điều này có nghĩa, nếu một quy định không tốt thì không phải sửa để cho nó tốt hơn một chút, mà phải cắt giảm hoàn toàn.
Không chỉ thủ tục hành chính, nếu như luật nào, nghị định nào không còn cần thiết thì phải bãi bỏ cả đạo luật, cả nghị định, tinh giảm luật lệ. Tinh thần này rất khác với trước đây và tương đồng với kinh nghiệm cải cách thể chế ở các nước.
Với sự xóa bỏ những phiền hà, tăng mức bảo vệ và khơi thông nguồn lực, đây sẽ là dấu mốc thứ ba giúp thay đổi chất lượng khu vực kinh tế tư nhân, để đáp ứng nhu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế đất nước 2030-2045.
Cải cách thể chế là gốc rễ
Tuy nhiên, theo ông Hiếu, để phát triển kinh tế tư nhân thì gốc rễ của vấn đề là cải cách thể chế. Thực tế đã chứng minh vai trò, ý nghĩa, tác động, tầm quan trọng của cải cách thể chế đối với thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội nói chung, trong đó có hoạt động đầu tư kinh doanh.
Theo đó, nếu như cải cách thể chế tốt, đáp ứng đúng nhu cầu nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp, thì đây là một biện pháp cải cách rẻ nhất nhưng lại mang lại hiệu quả lớn nhất.
Thứ hai, biện pháp này là dễ nhất. Nhà nước làm ra thể chế thì Nhà nước tiến hành cải cách. Xét về mặt lý thuyết là dễ nhất, tất nhiên xét về mặt thực tế thì có những lực cản.
Và trong thực tế cải cách thể chế của Việt Nam, chỉ khi cải cách mạnh mẽ về thể chế mới có thể tạo ra được đột phá.
Hai dấu mốc quan trọng mà ông Hiếu đề cập đến là năm 1988 và giai đoạn 2000 đều có vai trò quan trọng của cải cách thể chế. Đặc biệt khi ra đời Luật Doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường, chuyển từ cấp phép sang đăng ký, rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ khoảng 150 - 160 giấy phép kinh doanh.
Kết quả là chỉ 5 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, từ năm 2000 đến năm 2005, số lượng doanh nghiệp thành lập mới so với trước đấy 10 năm đã tăng nhiều lần. Số lượng doanh nghiệp thành lập trong giai đoạn 2000 - 2005 chiếm 80% tổng số doanh nghiệp được thành lập trong 15 năm 1990 - 2005.
Nhìn vào Nghị quyết 68, số lượng giải pháp về cải cách thể chế cũng chiếm chủ đạo.
Ông Hiếu nhắc lại thông điệp của Tổng Bí thư "thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn" và tin tưởng, nếu tập trung cải cách mạnh mẽ về thể chế thì tác động nó sẽ rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong nước, qua đó giúp kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân
Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Phá bỏ 'bức tường băng' đối với kinh tế tư nhân
Nhiều chuyên gia nhìn nhận Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành sẽ tạo bước đột phá cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian tới.
Án phạt 119 tỷ đồng rung chuông báo động các ban quản trị chung cư
Ban quản trị chỉ nên giữ vai trò kiểm soát hoạt động của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, thay vì tự đứng ra thu phí dịch vụ và thực hiện các hoạt động quản lý vận hành toà nhà.
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.