DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông
Năm ngoái, DIC cũng từng có ý định chào bán 200 triệu cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng từ cổ đông nhưng bất thành
Kết thúc quý II/2022, Công ty CP Phát triển Bất Động Sản Phát Đạt (HOSE: PDR) tăng lượng tiền và tương đương tiền lên khoảng 600 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng hơn 71% so với cuối quý I/2022.
Dòng tiền lớn thu về từ chuyển nhượng Astral City
Sáu tháng đầu năm 2022, Phát Đạt ghi nhận dòng tiền lớn chi cho các hoạt động đầu tư như: trả trước cho các nhà thầu hay tạm ứng để thâu tóm quỹ đất. Đây được cho là sự bắt đầu của một chu kỳ đầu tư tiếp theo để tung ra loạt sản phẩm trong thời gian tới, qua đó kỳ vọng dòng tiền lớn thu được từ các đợt mở bán.
Vừa qua, Phát Đạt công bố chủ trương chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Địa ốc Sài Gòn-KL, là đơn vị sở hữu dự án Astral City. Thương vụ có giá trị lên đến 3.350 tỷ đồng này kỳ vọng không những giúp Phát Đạt hoàn thành sớm mục tiêu lợi nhuận năm 2022 (3.635 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế) mà còn là nguồn vốn dồi dào để Phát Đạt tiếp tục phát triển các dự án mới.
Cụ thể, công ty đã công bố chủ trương thâu tóm 89% cổ phần Công ty CP Địa ốc Hòa Bình để sở hữu dự án có vị trí đắc địa tại 197 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Dự án này còn được biết đến với tên gọi khu phức hợp Hòa Bình – Thanh Yến, có diện tích khoảng 0.42ha.
Tính đến ngày 30/06/2022, tổng nợ vay của Phát Đạt khoảng 4.842 tỷ đồng, trong đó khoảng 700 tỷ đồng đáo hạn trong hai quý cuối năm 2022 và khoảng 2.700 tỷ đồng trong năm 2023. Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu cuối quý II/2022 ở mức 0.55, chỉ số tương đối khá so với trung bình của ngành bất động sản - khoảng 0.74.
Lượng dư nợ này chủ yếu để đầu tư vào các dự án, thâu tóm quỹ đất hay giải phóng mặt bằng, thể hiện qua các khoản đầu tư vào hàng tồn kho - khoảng 13.000 tỷ đồng và trả trước người bán - hơn 1.500 tỷ đồng. Đây là cơ sở cho việc Phát Đạt đang kỳ vọng lượng tiền lớn từ bán hàng lên đến 33.000 tỷ đồng trong giai đoạn tới, bên cạnh dòng tiền từ chuyển nhượng Astral City.
Phát Đạt tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển quỹ đất và dự án trong bối cảnh thị trường bất động sản có phần hạ nhiệt. Doanh nghiệp hướng đến thâu tóm các quỹ đất mới với giá chuyển nhượng có lợi hơn, đồng thời tăng trữ lượng tiền, kiểm soát chặt chẽ đòn bẩy tài chính để linh động trong các tình huống thay đổi của thị trường vốn.
Hiện tại, tổng diện tích quỹ đất của Phát Đạt đạt trên 7.500ha tập trung tại những thị trường chủ lực như: TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định, Đà Nẵng và Quảng Ngãi…
Kỳ vọng kết quả kinh doanh
Ngoài dự án Astral City và Nhơn Hội, hai dự án chủ chốt để đạt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2022 là 3.635 tỷ đồng, Phát Đạt cũng đưa ra thông tin về các dự án trọng điểm trong thời gian tới như dự án khu phức hợp cao tầng Thuận An (Nguyễn Thị Minh Khai – Bình Dương), dự án CADIA Quy Nhơn (số 1 Ngô Mây, TP. Quy Nhơn), dự án Serenity Phước Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu), dự án khu du lịch Bến Thành Long Hải – Tropicana (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Đáng chú ý, TP.HCM vẫn luôn là thị trường trọng điểm của Phát Đạt với kế hoạch phát triển dự án 197 Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), dự kiến chào bán các sản phẩm căn hộ và thương mại dịch vụ.
Thị trường bất động sản vẫn được kỳ vọng khả quan trong trung và dài hạn thông qua các thay đổi tích cực về chính sách vĩ mô, hạ tầng phát triển đồng bộ và lợi thế về dân số trẻ Việt Nam.
Đặc biệt tại các địa phương đã có nền tảng phát triển vững mạnh ở khu vực phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, hay Bà Rịa – Vũng Tàu, giá bất động sản chưa từng chứng kiến sự đảo chiều đi xuống.
Việc sở hữu dự án tại những địa phương này mang lại kỳ vọng có cơ sở cho mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2023 là 5.700 tỷ đồng, hoàn thành mục tiêu đã đặt ra cho giai đoạn “Kỷ nguyên mới” 2019-2023 của Phát Đạt.
Năm ngoái, DIC cũng từng có ý định chào bán 200 triệu cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng từ cổ đông nhưng bất thành
Chiến lược “giảm lượng, tăng chất” được Thế Giới Di Động bắt đầu thực hiện từ năm 2024 đang giúp doanh nghiệp này tăng hiệu suất kinh doanh
Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.
Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.
Gelex đặt mục tiêu năm nay duy trì tăng trưởng ổn định trong các hoạt động cốt lõi, tìm kiếm cơ hội đầu tư lĩnh vực mới giàu tiềm năng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.
Năm ngoái, DIC cũng từng có ý định chào bán 200 triệu cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng từ cổ đông nhưng bất thành
Việc chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để đưa công nghệ đi vào quy trình sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Dữ liệu là tài nguyên mở, cần được chia sẻ và lan tỏa, nhưng đó cũng là tài sản của doanh nghiệp…
Ngành nông nghiệp đang bị kìm hãm bởi nhiều quy định vô lý làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
Chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, nhằm nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu.
Nở rộ nhưng theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, không dễ để các shophouse có thể kinh doanh thành công và mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.
Các ngân hàng số không chỉ cần tăng trưởng về số lượng người dùng mà còn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh bền vững, đảm bảo khả năng sinh lời lâu dài.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.