Phát hiện vi phạm tại Bộ Công thương và EVN

Nhật Hạ Thứ sáu, 01/10/2021 - 11:21

Ban cán sự đảng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2016 - 2021; Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Chủ tịch EVN được yêu cầu "kiểm điểm nghiêm túc", rút kinh nghiệm.

Theo thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chiều ngày 30/9, qua xem xét kết quả giám sát một số tổ chức Đảng và đảng viên, bên cạnh những ưu điểm, Ban cán sự đảng Bộ Công thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2016 - 2021 có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, công tác cán bộ; trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thể chế, chính sách, ban hành một số văn bản không đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung không phù hợp.

Ngoài ra, Ban cán sự đảng Bộ Công thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2016 - 2021 thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu, thực hiện bổ sung quy hoạch, quản lý phát triển năng lượng điện, nhất là các dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ và vừa; trong xây dựng cơ chế, chính sách về giá điện, giá xăng dầu.

Cũng theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch EVN có vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, công tác cán bộ.

Ban thường vụ Đảng ủy EVN và Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch EVN còn thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vi phạm trong công tác cán bộ, đầu tư tài chính, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa, thoái vốn, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước trong việc mua điện mặt trời mái nhà...

Cơ quan kiểm tra yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được giám sát trên "kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời" những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã được chỉ ra.

Ngoài ra, qua xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của một đảng viên thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Đảng ủy Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2015- 2020 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật; nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt bị kỷ luật, một số bị xử lý hình sự.

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lạng Sơn, chịu trách nhiệm người đứng đầu về vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy, chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm, khuyết điểm trong việc ký các hợp đồng, quyết định thực hiện dự án, để cấp dưới làm trái quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Những vi phạm nêu trên đã làm thiệt hại cho ngân sách Nhà nước, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng nhưng chưa được cấp có thẩm quyền ở tỉnh Lạng Sơn xem xét, xử lý nghiêm minh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cảnh cáo Đảng ủy Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2015 - 2020 và ông Nguyễn Hữu Chiến.

Các vi phạm sau khi xem xét kết quả giám sát tại Bộ Công thương và EVN
Kỳ họp thứ 7 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: TTXVN

Cũng trong thông cáo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết đã xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban thường vụ Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; Ban thường vụ tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Bình Phước.

Theo đó, cơ quan kiểm tra nhận thấy bên cạnh những ưu điểm, các tổ chức đảng nêu trên còn có một số hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban thường vụ Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; Ban thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước "nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra".

Khi có dấu hiệu vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra đối với Ban thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam (CSB) nhiệm kỳ 2015-2020 và một số cán bộ, đảng viên liên quan.

Theo đó, cơ quan kiểm tra nhận thấy Ban thường vụ Đảng ủy CSB nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Tư lệnh CSB và nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ, lãnh đạo chủ chốt Bộ Tư lệnh và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trực thuộc thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm vật tư, trang bị kỹ thuật và trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tổn hại uy tín của tổ chức đảng và Quân đội, gây bức xúc trong cán bộ, chiến sĩ.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban thường vụ Đảng ủy CSB Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các cá nhân: Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh; Trung tướng Hoàng Văn Đồng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy; Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Ủy viên Ban thường vụ Đảng uỷ, Phó chính uỷ; Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng; Thiếu tướng Trần Văn Nam, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó tư lệnh; Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, nguyên Đảng uỷ viên, nguyên Phó tư lệnh; Thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp, Tư lệnh Vùng CSB 2; Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, Phó bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng CSB 3; Thiếu tướng Lê Văn Minh, Phó bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng CSB 4.

Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh CSB Việt Nam; cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Đảng uỷ viên, Phó tư lệnh CSB Việt Nam; khiển trách Thiếu tướng Ngô Bình Minh, Đảng ủy viên CSB Việt Nam, Phó bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng CSB 1.

Cơ quan kiểm tra khai trừ ra khỏi Đảng đối với Đại tá Phùng Danh Thoại, Đảng uỷ viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần; Thiếu tá Lưu Thế Đức, Đảng ủy viên, Phó đoàn trưởng Đoàn Trinh sát số 2.

Nhà đầu tư điện gió kêu cứu vì EVN thay đổi chính sách COD

Nhà đầu tư điện gió kêu cứu vì EVN thay đổi chính sách COD

Tiêu điểm -  3 năm
Trong bối cảnh dồn dập chạy đua tiến độ để kịp hoàn thành tuy trình thử nghiệm và công nhận ngày vận hành thương mại (COD) trước 31/10/2021, các nhà đầu tư điện gió lại đang "đứng ngồi không yên" vì một quy định mới liên quan đến COD của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Nhà đầu tư điện gió kêu cứu vì EVN thay đổi chính sách COD

Nhà đầu tư điện gió kêu cứu vì EVN thay đổi chính sách COD

Tiêu điểm -  3 năm
Trong bối cảnh dồn dập chạy đua tiến độ để kịp hoàn thành tuy trình thử nghiệm và công nhận ngày vận hành thương mại (COD) trước 31/10/2021, các nhà đầu tư điện gió lại đang "đứng ngồi không yên" vì một quy định mới liên quan đến COD của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Nhà đầu tư điện gió kêu cứu vì EVN thay đổi chính sách COD

Nhà đầu tư điện gió kêu cứu vì EVN thay đổi chính sách COD

Tiêu điểm -  3 năm

Trong bối cảnh dồn dập chạy đua tiến độ để kịp hoàn thành tuy trình thử nghiệm và công nhận ngày vận hành thương mại (COD) trước 31/10/2021, các nhà đầu tư điện gió lại đang "đứng ngồi không yên" vì một quy định mới liên quan đến COD của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Giá than, dầu tăng đội chi phí của EVN thêm 16.000 tỷ đồng

Giá than, dầu tăng đội chi phí của EVN thêm 16.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  3 năm

Theo EVN, giá nhiên liệu đầu vào tăng cao dẫn tới chi phí sản xuất và mua điện tăng hơn 16.000 tỷ đồng so với cùng kỳ 2020.

Những quan ngại đằng sau thành tựu năm 2020 của EVN

Những quan ngại đằng sau thành tựu năm 2020 của EVN

Doanh nghiệp -  3 năm

Khi chưa thể tăng giá bán lẻ điện, tình hình tài chính của EVN có thể xấu đi nhanh hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành do phụ thuộc nhiều vào nguồn thuỷ điện không ổn định.

Samsung muốn mua điện không qua EVN

Samsung muốn mua điện không qua EVN

Tiêu điểm -  3 năm

Samsung Việt Nam đề xuất được tham gia thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) từ các dự án năng lượng tái tạo trên thị trường điện giao ngay.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  9 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  9 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  10 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  19 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.