Phát triển đô thị tại TP. HCM vẫn theo kiểu 'vết dầu loang'

An Chi Chủ nhật, 07/02/2021 - 08:25

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, xu thế phát triển đô thị tại TP.HCM vẫn theo kiểu “vết dầu loang - thấp tầng”, chưa đạt được mục tiêu về đô thị hóa.

Việc phát triển thành phố cần được định hướng phát triển “đô thị nén”, chủ yếu là các tòa nhà phức hợp cao tầng.

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (Horea) vừa có văn bản góp ý kiến báo cáo rà soát, đánh giá đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố.

Theo đó, hiệp hội cho rằng, các trung tâm tổng hợp hiện hữu (quận 1, 3, một phần quận 4, Bình Thạnh) của TP.HCM vẫn còn rất nhiều khả năng phát triển. Một số ý kiến cho rằng, khu vực này "không còn khả năng phát triển” là chưa chuẩn xác.

Nguyên nhân được Horea đưa ra là do theo quy hoạch, khu vực này vẫn hoàn toàn có thể thực hiện các dự án chỉnh trang tái phát triển đô thị đối với các khu vực đô thị hiện hữu, tạo ra giá trị kinh tế tổng hợp rất lớn.

TP.HCM hiện có khoảng 1,92 triệu căn nhà, trong đó nhà ở riêng lẻ chiếm đến 88%, còn lại là căn hộ chung cư. Trong đó, có 474 khu nhà chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, khoảng trên 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, một số khu vực dân cư nội thành cần được chỉnh trang và nhà ở có tuổi thọ lớn trên 30 năm chiếm tỷ lệ 29,2%), diện tích nhà ở bình quân chỉ đạt 20,63m2/người, tuy đạt kế hoạch đề ra nhưng thấp hơn rất nhiều so với mức 24m2/người của cả nước.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, xu thế phát triển đô thị tại TP. HCM vẫn còn theo kiểu “vết dầu loang - thấp tầng”, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu về đô thị hóa và phát triển đô thị; chưa đảm bảo được nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường, chưa thực hiện được yêu cầu phát triển nhà ở chủ yếu là phát triển nhà chung cư. 

TP.HCM cũng chưa hình thành được nhiều đô thị vệ tinh có mật độ dân số tập trung như khu đô thị Phú Mỹ Hưng và cả tại các khu đô thị mới thuộc các tỉnh lân cận.

Lực đẩy cho bất động sản ‘thành phố Thủ Đức’

Với thực trạng hiện nay, sẽ khó kết nối hạ tầng, đặc biệt là kết nối hệ thống giao thông có sức chở lớn, vì Nhà nước không thể có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư. Nếu thành phố cứ phát triển theo kiểu “vết dầu loang - thấp tầng”, như hiện nay, cũng như khó thực hiện hiệu quả công tác tái bố trí dân cư của thành phố, ông Châu nhận định.

Trong hơn 30 năm qua, thành phố đã thực hiện nhiều dự án “chỉnh trang tái phát triển đô thị”, đối với các khu vực đô thị hiện hữu, lụp xụp, điển hình là dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè; khu dân cư Xóm Cải, phường 8, quận 5; một số khu phố của các quận 1, 3, 4, 5, Phú Nhuận, Bình Thạnh (hoặc tham khảo dự án chỉnh trang tái phát triển khu vực Otemachi, Marunouchi and Yurakucho Ga Tokyo Nhật Bản, chỉ với quy mô 120ha, đã tạo ra giá trị kinh tế tổng hợp rất lớn).

Từ thực tế về tỷ lệ nhà ở thấp tầng và một số khu vực nhà lụp xụp, nhà trên và ven kênh rạch, nhà chung cư cũ và với diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp, có thể nhận định, dư địa phát triển đô thị và thị trường bất động sản TP.HCM còn rất lớn, với tổng nhu cầu nhà ở rất cao trước mắt và cả trong trung hạn, dài hạn.

Do vậy, ông Châu cho rằng, không nên nhận định, trung tâm tổng hợp hiện hữu (quận 1, 3, một phần quận 4, Bình Thạnh) không còn khả năng phát triển. Hoạt động chỉnh trang tái phát triển đô thị và phát triển các khu đô thị mới là hai động lực để phát triển đô thị đối với thành phố.

Ông Châu đề nghị khi xem xét điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM cần đảm bảo thực hiện cả 2 nhiệm vụ: Phát triển các khu đô thị mới, khu dân cư mới và chỉnh trang tái phát triển đô thị đối với các khu vực đô thị hiện hữu.

Đồng thời, việc phát triển thành phố cần định hướng phát triển “đô thị nén”, chủ yếu là phát triển các tòa nhà phức hợp cao tầng, nhà chung cư cao tầng (như Luật Nhà ở yêu cầu), để sử dụng quỹ đất tiết kiệm và hiệu quả, dành nhiều không gian mặt đất cho giao thông, các công trình dịch vụ, thương mại, tiện ích đô thị.

Về hướng phát triển đô thị đối với TP.HCM, theo ông Châu, đứng trước nguy cơ bị tác động rất lớn của tình trạng biến đổi khí hậu, ấm lên toàn cầu, nước biển dâng và đặc điểm cao độ địa hình, địa chất của thành phố, hiệp hội đề nghị xác định trục phát triển đô thị đối với TP.HCM trên cả 04 hướng, bao gồm: Hướng đông (thành phố Thủ Đức); hướng nam ra biển; hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam.

Về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thủ Đức, ông Châu đề nghị nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thủ Đức gắn liền với quy hoạch khu vực Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) và khu vực các phường Long Phước, Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Trường Thọ. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần phối hợp với các tỉnh giáp ranh thành phố, nhất là tỉnh Đồng Nai để cùng điều chỉnh quy hoạch chung, đảm bảo phát triển đồng bộ.

Mặt khác, hiệp hội cũng đề nghị nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM, có định hướng quy hoạch các khu vực phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp gần, hoặc tương đối gần các ga metro tại một số quận ven, huyện ngoại thành hiện nay, kể cả một số khu vực thuộc thành phố Thủ Đức. 

Điều này sẽ tạo điều kiện cho phát triển nhà ở có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, cán bộ công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân lao động và người nhập cư.

Giá nhà đất TP. Thủ Đức tăng cao kỷ lục

Giá nhà đất TP. Thủ Đức tăng cao kỷ lục

Bất động sản -  4 năm
Do nhu cầu cao trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, các chủ đầu tư sẽ vẫn tự tin định giá bán cao.
Giá nhà đất TP. Thủ Đức tăng cao kỷ lục

Giá nhà đất TP. Thủ Đức tăng cao kỷ lục

Bất động sản -  4 năm
Do nhu cầu cao trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, các chủ đầu tư sẽ vẫn tự tin định giá bán cao.
Đô thị Phú Quốc sẽ là tâm điểm đầu tư 2021

Đô thị Phú Quốc sẽ là tâm điểm đầu tư 2021

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Trên bản đồ đầu tư bất động sản 2021, Phú Quốc tiếp tục là thị trường có sức hút mãnh liệt nhất. Đặc biệt dòng vốn đang có xu hướng dịch chuyển sang nhà ở đô thị xanh cao cấp.

Căn cứ pháp lý để 'sang tên đổi chủ' dự án khu đô thị Mỹ Hưng cho Cienco 5

Căn cứ pháp lý để 'sang tên đổi chủ' dự án khu đô thị Mỹ Hưng cho Cienco 5

Bất động sản -  4 năm

UBND TP Hà Nội điều chỉnh quyền sử dụng đất dự án khu đô thị Mỹ Hưng Cienco 5 từ Cienco 5 Land sang cho Cienco 5.

Những ưu thế tạo sức hút cho đô thị đảo tại Aqua City

Những ưu thế tạo sức hút cho đô thị đảo tại Aqua City

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Novaland vừa giới thiệu phân kỳ đặc biệt Phoenix South thuộc đô thị Đảo Phượng Hoàng nằm trong đại đô thị sinh thái Aqua City. Loại hình bất động sản đô thị đảo mới mẻ và vô cùng khan hiếm này lập tức thu hút hàng trăm khách hàng và nhà đầu tư.

Khuyến khích ý tưởng khởi nghiệp gỡ nút thắt phát triển đô thị

Khuyến khích ý tưởng khởi nghiệp gỡ nút thắt phát triển đô thị

Khởi nghiệp -  4 năm

Cuộc thi Hackathon 2020 khuyến khích các giải pháp thông minh để xử lý các vấn đề đô thị, gỡ nút thắt trong phát triển của các đô thị nói chung và đặc biệt là các đô thị lớn nói riêng.

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

Bất động sản -  19 giờ

Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  1 ngày

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  1 ngày

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động

Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động

Bất động sản -  3 ngày

Thủ phủ du lịch miền Bắc tiếp tục khẳng định vị thế khi thị trường bất động sản tại đây duy trì được nhịp tăng giá ổn định qua các năm. Các dấu hiệu của thị trường cũng dự báo chu kỳ tăng giá mới sắp được “kích hoạt”.

Con đường trắc trở đến 'thành phố dưỡng lành' La Pura

Con đường trắc trở đến 'thành phố dưỡng lành' La Pura

Bất động sản -  4 ngày

Ẩn sau cái tên mỹ miều La Pura – “thành phố dưỡng lành” là một dự án cũ từng gây xôn xao với tên gọi Astral City. Sau thời gian dài im ắng, dự án trở lại với diện mạo mới và chiến lược truyền thông bài bản. Nhưng đổi tên liệu có đủ để làm mới niềm tin của người mua nhà?

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  1 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  1 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  6 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  6 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Đọc nhiều