Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành chủ động phối hợp, hỗ trợ tỉnh Đồng giải phóng mặt bằng để khởi công sân bay Long Thành vào đầu năm 2021.
Mới giải ngân được 1,07% tổng số vốn Trung ương đã bố trí
Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã lên tiếng lý giải nguyên nhân chậm giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành. Theo đó, tỉnh Đồng Nai đã được Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án cảng HKQT Long Thành qua 2 đợt (năm 2018 và năm 2019) là 11.490 tỷ đồng.
Tuy nhiên đến nay, các đơn vị được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư dự án chỉ mới giải ngân được hơn 123 tỷ đồng, đạt 1,07% tổng số vốn Trung ương đã bố trí. Số vốn giải ngân chủ yếu là chi phí thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ, thủ tục.
Việc giải ngân chậm theo Đồng Nai là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do khách quan.
Cụ thể, ngày 20/7/2018, UBND tỉnh Đồng Nai có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, đề nghị phân kỳ nhu cầu vốn theo 4 năm. Trong đó, Đồng Nai dự đoán năm đầu tiên, công tác giải ngân chỉ đạt khoảng 1.533 tỷ đồng, tập trung vào chi trả cho đất tổ chức và các chi phí lập hồ sơ, thủ tục tái định cư.
Dự kiến đến cuối năm 2019, các đơn vị sử dụng vốn sẽ giải ngân được khoảng 1.768,5 tỷ đồng, tức là cao hơn con số mà Đồng Nai đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đây.
Một nguyên nhân nữa được Đồng Nai lý giải là do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí 11.490 tỷ đồng trong năm đầu tiên là cao so với nhu cầu vốn thực tế, hơn nữa, việc thực hiện phải theo đúng quy định Luật Đất đai năm 2013.
Dù Đồng Nai đã ban hành quy định cấm chuyển nhượng, xây dựng mới nhà cửa, hệ thống hạ tầng trong vùng quy hoạch dự án ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt Quyết định quy hoạch tổng thể Cảng HKQT Long Thành vào tháng 6/2011. Nhưng quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, Đồng Nai gặp nhiều khó khăn phát sinh.
Cụ thể, các hộ dân địa phương do nhu cầu cấp bách trong cuộc sống nên chuyển nhượng giấy tay, phân chia thừa kế cho con, dẫn đến khó khăn trong quá trình kiểm đếm xác định nguồn gốc đất.
Có trường hợp sai thông tin chủ sử dụng, thay đổi đối tượng thu hồi đất do chuyển nhượng, thừa kế nên phải điều chỉnh thông báo thu hồi đất, có hộ dân không chỉ được ranh đất, không đồng ý với hồ sơ kỹ thuật do giảm diện tích, xuất hiện tình trạng người dân tự chia tách, lập thành nhiều hồ sơ để cho tặng, chuyển nhượng bằng giấy viết tay.
Từ đó dẫn đến việc khó xác định chủ sử dụng đất và kéo dài thời gian triển khai do áp dụng quy trình kiểm kê vắng chủ cũng như công tác xác định nguồn gốc đất mất nhiều thời gian.
Một vướng mắc nữa là quy trình phê duyệt thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, theo quy định Điều 85, Luật đất đai 2013 thì chỉ được phép thu hồi đất ở sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.
Trong khi khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn đến cuối năm 2019 mới khởi công xây dựng và hoàn thành trong năm 2020. Do đó, khi chưa bố trí tái định cư cho các hộ dân thì không thể phê duyệt thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân.
Tuy nhiên, Đồng Nai cũng cho biết đang tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung dự án Cảng HKQT Long Thành.
Cụ thể, hiện địa phương đang tập trung tối đa công tác kiểm kê, xác định nguồn gốc đất cho toàn bộ dự án, dự kiến hoàn thành trong năm 2019. Đồng Nai cũng sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và chi trả cho 18 tổ chức trong năm 2019.
Riêng với hộ gia đình cá nhân, sau khi đã khởi công xây dựng hạ tầng tái định cư, song song việc các hộ dân bốc thăm tái định cư và phê duyệt giá đất cụ thể để bồi thường, địa phương sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi thuộc giai đoạn 1 trong quý I/2020 và các hộ dân còn lại trong năm 2020.
Đồng Nai cam kết tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khu vực ưu tiên 1.810 ha đảm đảo yêu cầu bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư khởi công dự án đầu tư xây dựng cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1 vào tháng 10/2020 và giao toàn bộ diện tích 5.000 ha trong quý I năm 2021.
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, khởi công vào đầu năm 2021
Trước những khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng của tỉnh Đồng Nai, ngày 16/10 phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ đi kiểm tra và làm việc với các bộ, ngành, tỉnh Đồng Nai để tìm cách tháo gỡ và đẩy nhanh tiến độ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Cảng HKQT Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia, khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng nâng cao năng lực vận tải hàng không quốc gia, hình thành cảng trung chuyển quốc tế, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Bên cạnh việc ghi nhận những công việc tỉnh Đồng Nai đã làm được, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao nhiệm vụ: ‘Nếu không quyết liệt, không có các giải pháp hữu hiệu sẽ không thực hiện được nhiệm vụ chung đã đề ra. Phải làm sao bảo đảm đủ mặt bằng cho thi công giai đoạn 1 trong năm 2020, bàn giao toàn bộ mặt bằng trong năm 2021’. Do đó, yêu cầu chung là phải đẩy nhanh tiến độ của các dự án, trong đó trọng điểm là dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Đồng Nai tiếp tục tập trung cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện nhiệm vụ quan trọng là giải phóng mặt bằng. Bởi dự án không chỉ có ý nghĩa với tỉnh Đồng Nai mà là phục vụ cả nước.
Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ, Phó Thủ tướng yêu cần nghiên cứu quy định hiện hành để lồng ghép, triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ, rút ngắn thời gian, tập trung hoàn thành sớm khu tái định cư, động viên người dân đồng thuận với chính sách chung của Nhà nước, giải quyết kịp thời khiếu nại của người dân theo quy định bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Bên cạnh đó, lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Đồng Nai tập trung đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đô thị sân bay Long Thành, tận dụng lợi thế sân bay nhưng phải hài hòa, không gây áp lực cho hạ tầng sân bay, chống đầu cơ, vi phạm pháp luật.
Các bộ, ngành, theo chức năng nhiệm vụ phối hợp, hướng dẫn tỉnh Đồng Nai bằng cách cử cán bộ chuyên trách để theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ địa phương.
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai xác định rõ ranh giới sử dụng đất cho từng giai đoạn để tiến hành bồi thường, tái định cư phù hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư dự án trong từng giai đoạn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các vướng mắc liên quan đến các chính sách hỗ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, đặc biệt là tiến độ xây dựng khung giá đất giai đoạn 2020-2025. Yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm trình Chính phủ Nghị định quy định khung giá đất trước tháng 12/2019.
Bộ Tài chính hướng dẫn các thủ tục thanh toán, tháo gỡ khó khăn phát sinh.
Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thủ tục thẩm định, quyết định đầu tư, rà soát ngay các hồ sơ đã phê duyệt; rà soát tiến độ giải ngân của dự án, phù hợp với từng giai đoạn triển khai thực tế.
Bộ Xây dựng sớm rà soát hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đấu thầu xây dựng để hoàn thiện theo quy định; hướng dẫn sử dụng định mức kinh phí...
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), địa phương triển khai các nhiệm vụ đào tạo, bố trí việc làm cho người dân địa phương. Xác định rõ vị trí việc làm.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo ACV nếu được Quốc hội chấp thuận làm chủ đầu tư, phải khẩn trương hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu xây dựng, bảo đảm đủ điều kiện khởi công vào đầu năm 2021.
Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1487/QĐ-TTg ngày 6/11/2018, với tổng mức đầu tư 22.856 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện (2017 – 2021).
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.