Phó thủ tướng yêu cầu không điều chỉnh giá dịch vụ công trong nửa năm 2020

Nhật Hạ Thứ năm, 26/12/2019 - 08:00

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định giá thịt lợn sẽ đẩy lạm phát trong quý I/2020 tăng cao trên 4%. Do đó yêu cầu các bộ, ngành không điều chỉnh giá các dịch vụ công trong quý I và quý II/2019 nhằm kiềm chế lạm phát cả năm 2020 dưới 4%.

Ban điều hành giá yêu cầu Bộ Y tế tích hợp chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế.

Tại cuộc họp về kế hoạch điều hành giá trong năm 2020 hôm nay, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá cho biết công tác điều hành giá năm 2020 cần căn cứ thêm vào việc điều chỉnh giá dịch vụ công theo thị trường, đồng thời xem xét dựa trên các khía cạnh xung đột thương mại và địa chính trị trên toàn cầu.

Công tác điều hành giá năm 2020 sẽ thách thức hơn năm 2019 nhưng Ban Chỉ đạo thống nhất lựa chọn điều hành lạm phát năm 2020 từ 3,59% đến 3,91%.

"Mặc dù sức ép lên lạm phát còn nhiều, nhất là sức ép từ giá thịt lợn sẽ đẩy lạm phát trong quý I tăng cao trên 4% nhưng Ban Chỉ đạo nhận thấy hoàn toàn có khả thi khi để lạm phát cả năm 2020 dưới 4% theo yêu cầu của Quốc hội”, Phó thủ tướng khẳng định.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành không điều chỉnh giá các dịch vụ công trong quý I và quý IV/2020; điều hoà cung cầu, bảo đảm nguồn cung cho nền kinh tế, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá tất cả các loại hàng chứ không riêng gì thực phẩm.

Về nguồn cung thịt lợn, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đảm bảo "không để thiếu thịt lợn. Nếu thiếu thì phải nhập khẩu ngay”.

Đồng thời, tăng cường kiểm soát dịch bệnh, tái đàn lợn an toàn sinh học, tạo điều kiện thuận lợi trong kiểm soát để lưu thông tốt thịt lợn giữa các địa phương, kiểm soát chặt buôn bán lợn, thịt lợn qua biên giới; có giải pháp dự phòng cung ứng thịt cho Tết Canh Tý và cả sau Tết; kiểm tra xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng cường thêm cung cấp thông tin từ cơ sở.

Đối với các mặt hàng thiết yếu khác, Phó thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương trong năm 2020 hoàn thành sửa biểu giá điện hiện hành, điều hành giá xăng dầu theo tín hiệu thị trường thế giới kết hợp với sử dụng linh hoạt Quỹ bình ổn giá.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phải sớm nghiên cứu đề xuất sửa Luật Đất đai, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương đánh giá tác động của việc thay đổi khung giá đất theo Nghị định số 96.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, chỉ số CPI năm 2019 ước tăng 2,73%. Các nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI trong năm 2019 do một số mặt hàng tăng giá theo quy luật hằng năm như nhóm hàng tiêu dùng (thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch vụ giao thông công cộng, du lịch,...); giá nhiên liệu, chất đốt trong nước tăng theo giá thế giới; 

Giá dịch vụ y tế năm qua điều chỉnh tăng theo mức tăng thêm của lương cơ bản; giá vật liệu xây dựng và nhân công tăng do nhu cầu và chi phí đầu vào. 

Trong nửa cuối năm 2019, mặt bằng giá thịt lợn trong nước chịu áp lực lớn từ biến động tăng cao giá thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung thịt sụt giảm.

Thêm nữa, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến cho biết có hiện tượng găm hàng để tăng giá. 

“Vừa qua, kiểm tra ở Bắc Giang, giá 140.000 đồng/kg mà người nuôi chưa bán. Hưng Yên thì là 160.000-170.000 đồng/kg cũng vậy”. Tuy nhiên, ông Tiến cho biết từ tháng 1/2020, sẽ bắt đầu cung ứng thịt lợn từ tái đàn và tiếp tục nhập khẩu thịt lợn để đáp ứng nhu cầu người dân.

Theo số liệu từ Hải quan, sau 11 tháng, Việt Nam đã nhập 111.000 tấn thịt lợn, tăng 108% về khối lượng và tăng 97% về trị giá.

Ở chiều ngược lại, các nguyên nhân làm giảm áp lực lên mặt bằng giá là giá lương thực giảm; giá dầu, gas, viễn thông, đường giảm. Bên cạnh đó là kết quả từ công tác điều hành của cơ quan nhà nước.

Do đó, lạm phát năm 2019 thấp nhất trong 3 năm gần đây khi năm 2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53%, đồng thời thấp hơn mức dự báo của Ban Chỉ đạo từ đầu năm (3,3 - 3,9%).

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết nếu Bộ Y tế đưa chi phí quản lý vào giá khám chữa bệnh theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thì CPI sẽ tăng ở trong mức 3,3 - 3,9%, vẫn trong tầm kiểm soát và tạo điều kiện đưa giá dịch vụ công theo thị trường.

"Yếu tố lạm phát thấp sẽ tạo ra giá trị hơn cho mức tăng trưởng kinh tế trên 7% của năm nay", ông Huệ nhận định.

Hiện nay, để tích hợp chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế phải xác định định mức kinh tế - kỹ thuật của 9.000 loại dịch vụ. Tuy nhiên, Bộ mới xác định được định mức của 60 dịch vụ phổ biến nên chưa thể ban hành Thông tư hướng dẫn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong năm 2019.

Giá thịt lợn tăng vọt khiến CPI tháng 11 cao nhất trong 9 năm

Giá thịt lợn tăng vọt khiến CPI tháng 11 cao nhất trong 9 năm

Tiêu điểm -  4 năm

Giá thịt lợn đã tăng 18,51% trong tháng 11, tác động CPI tăng 0,78%.

Hơn 90% nhóm hàng hóa nâng giá khiến CPI tháng 10 tăng 0,59%

Hơn 90% nhóm hàng hóa nâng giá khiến CPI tháng 10 tăng 0,59%

Tiêu điểm -  5 năm

Tháng 10 có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ như tăng giá thịt lợn, giá xăng, dầu, giá gas, học phí... tăng giá.

Đồng loạt nâng học phí năm học mới khiến CPI tháng 9 tăng 0,32%

Đồng loạt nâng học phí năm học mới khiến CPI tháng 9 tăng 0,32%

Tiêu điểm -  5 năm

Nguyên nhân do sự tăng giá của 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ như tăng học phí, giá gạp, giá thịt lợn, thiết bị và đồ dùng gia đình, ...

CPI bình quân 8 tháng đầu 2019 tăng thấp nhất 3 năm

CPI bình quân 8 tháng đầu 2019 tăng thấp nhất 3 năm

Tiêu điểm -  5 năm

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, đóng góp 0,14% vào mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  8 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  12 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  12 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  12 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều