Đồng loạt nâng học phí năm học mới khiến CPI tháng 9 tăng 0,32%

Nhã Lam Thứ bảy, 28/09/2019 - 11:32

Nguyên nhân do sự tăng giá của 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ như tăng học phí, giá gạp, giá thịt lợn, thiết bị và đồ dùng gia đình, ...

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2019 tăng 0,32% so với tháng trước. 

Đồng loạt nâng học phí năm học mới khiến CPI tháng 9 tăng 0,32%

Cụ thể nhóm giáo dục tăng cao nhất với 3,15% (dịch vụ giáo dục tăng 3,53%) làm CPI chung tăng 0,18% do trong tháng có 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí cho năm học mới. 

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,56%, trong đó lương thực tăng 0,3% do giá gạo tăng ở một số địa phương bị ảnh hưởng của mưa lũ; thực phẩm tăng 0,76%. 

Mặc dù giá các loại thịt gia cầm tươi sống giảm 0,31% nhưng giá nhóm thực phẩm vẫn tăng khá chủ yếu do giá thịt lợn tăng 2,78% (làm CPI chung tăng 0,12%); giá thủy sản tươi sống tăng 0,49% và giá rau tươi tăng 1,16%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,12%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,09% do nhu cầu sắm sửa quần áo và giày dép cho năm học mới. 

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch; đồ uống và thuốc lá cùng tăng 0,06%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,25%; nhóm bưu chính viễn thông không đổi. 

Hai nhóm có chỉ số giá giảm gồm nhóm giao thông giảm 1,24%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,01% (dịch vụ y tế giảm 0,06%).

Trong đó, sự giảm giá của nhóm giao thông chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 31/8/2019 và thời điểm 16/9/2019 làm chỉ số giá xăng dầu giảm 2,79% (tác động làm CPI giảm 0,12%). Ngoài ra còn do giá vé tàu hỏa giảm 3,28% và giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 0,02%.

Đồng loạt nâng học phí năm học mới khiến CPI tháng 9 tăng 0,32% 1

CPI bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 2,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2018; CPI tháng 9/2019 tăng 2,2% so với tháng 12/2018 và tăng 1,98% so với cùng kỳ năm 2018. 

CPI 9 tháng năm 2019 tăng so với cùng kỳ năm trước do 4 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, giá điện sinh hoạt điều chỉnh tăng từ ngày 20/3/2019 theo Quyết định số 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương cùng với nhu cầu tiêu dùng điện tăng vào dịp Tết và thời tiết nắng nóng trong quý II/2019 và quý III/2019 làm cho giá điện sinh hoạt 9 tháng năm 2019 tăng 7,69% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,18%); 

Thứ hai, các địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 và Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế làm chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 3,36% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,13%); 

Thứ ba, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,35%) do một số địa phương điều chỉnh tăng học phí trong năm học mới; 

Thứ tư, giá các mặt hàng thực phẩm tăng 4,21%, trong đó giá thịt lợn tăng 8,04% (làm cho CPI chung tăng 0,34%); dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,17%; du lịch trọn gói tăng 3,16%; đồ uống, thuốc lá tăng 1,92%; quần áo may sẵn tăng 1,75%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,12% và giá nhóm văn phòng phẩm tăng 3,53%. 

Ngoài ra, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép tăng trở lại làm chỉ số giá xuất, nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất công nghiệp, nông nghiệp 9 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có 3 yếu tố chính góp phần kiềm chế CPI

Đầu tiên, giá xăng dầu giảm 3,46% (làm CPI chung giảm 0,14%); giá gas giảm 5,97%; 

Thứ hai, TP.HCM đã điều chỉnh giảm mức thu học phí theo Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố làm chỉ số giá nhóm giáo dục giảm 0,55% trong tháng 2/2019 (làm CPI chung giảm 0,03%); 

Thứ ba, các cấp, các ngành tích cực triển khai các biện pháp bình ổn giá cả thị trường, đồng thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Lạm phát cơ bản tháng 9/2019 tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 1,96% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 1,91% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

CPI bình quân 8 tháng đầu 2019 tăng thấp nhất 3 năm

CPI bình quân 8 tháng đầu 2019 tăng thấp nhất 3 năm

Tiêu điểm -  5 năm

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, đóng góp 0,14% vào mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8.

Giá xăng, dầu, gas đồng loạt hạ khiến CPI tháng 6 giảm 0,09%

Giá xăng, dầu, gas đồng loạt hạ khiến CPI tháng 6 giảm 0,09%

Tiêu điểm -  5 năm

Nguyên nhân do sự giảm giá mạnh của 3/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ như giá xăng, dầu, giá gas...

Xăng dầu và giá điện đẩy CPI tháng 5 tăng 0,49%

Xăng dầu và giá điện đẩy CPI tháng 5 tăng 0,49%

Tiêu điểm -  5 năm

Nguyên nhân CPI tháng 5/2019 tăng so với tháng trước là do sự lên giá của 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ, trong đó phần lớn thuộc về xăng dầu và điện.

CPI tháng 4 tăng 0,31% do giá xăng dầu lên cao

CPI tháng 4 tăng 0,31% do giá xăng dầu lên cao

Tiêu điểm -  5 năm

Nguyên nhân CPI tháng 4/2019 tăng so với tháng trước là do sự lên giá của 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  12 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  14 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  22 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.