Phú Yên đặt mục tiêu phát triển ngành tôm thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tỉnh Phú Yên là một trong những vùng nuôi tôm lớn nhất khu vực miền Trung, đặc biệt là vùng nuôi tôm hùm ở Thị xã Sông Cầu nổi tiếng cả nước.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh, cho biết, UBND tỉnh đã có kế hoạch phát triển ngành tôm từng giai đoạn.
Theo đó, đến năm 2020, giá trị sản xuất tôm đạt trên 70 triệu USD với diện tích nuôi nước lợ 1.943 ha và sản lượng 9.950 tấn. Riêng về sản xuất giống thủy sản, UBND tỉnh Phú Yên quy hoạch hơn 55 ha với sản lượng tôm giống sản xuất ra hơn 3,1 tỉ con.
Đến giai đoạn 2021 - 2025, Phú Yên sẽ áp dụng ngành công nghiệp sản xuất tôm công nghệ cao, giá trị sản xuất tôm đạt 100 triệu USD, trong khi diện tích nuôi vẫn giữ nguyên nhưng sản lượng tôm hơn 11.250 tấn và sản xuất hơn 6 triệu con tôm giống.
Theo ông Phương, Phú Yên phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đặc điểm từng vùng để đảm bảo vùng nuôi tôm thân thiện với môi trường. “Để con tôm có chỗ đứng vững trên thị trường, chúng tôi đã tính đến phải nâng cao chất lượng, xây dựng các thương hiệu sản phẩm tôm theo vùng, phương thức nuôi và phát triển theo hệ thống chuỗi giá trị. Đặc biệt, phát triển ngành tôm gắn với du lịch”, ông Phương nói.
Vấn đề đặt ra cho Phú Yên nếu muốn phát triển ngành tôm phải giải quyết nhiều tồn tại lâu nay như con giống sạch bệnh, tồn dư kháng sinh và thị trường tiêu thụ. Về vấn đề này, ông Phương cho biết sẽ kiểm tra, kiểm soát hệ thống sản xuất, phân phối con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất và vật tư phục vụ ngành tôm trên toàn tỉnh. Kiểm soát chặt sẽ quản lý tốt dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi.
Riêng về thu mua, Phú Yên sẽ kiểm soát nghiêm ngặt việc thu mua nguyên liệu, nhập nguyên liệu, đặc biệt ngăn chặn hoạt động bơm chích tạp chất vào sản phẩm tôm gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, làm ảnh hưởng đến thương hiệu ngành tôm.
Các nhà sản xuất tôm nội địa Hoa Kỳ đã giành được một chiến thắng gần đây khi Tòa phúc thẩm liên bang ủng hộ quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thay đổi cách tính thuế với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Số lượng tôm đã xuất sang Mỹ trong trong khoảng thời gian một năm kể từ tháng 2/2013 sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá 1,42% thay vì 1,16% như trước đó.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.