Quân đội chủ trì cung ứng lương thực cho người dân TP.HCM

Nhật Hạ Thứ sáu, 20/08/2021 - 17:31

Thủ tướng yêu cầu quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân TP.HCM để đảm bảo tuyệt đối an toàn; không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; cách ly triệt để giữa người với người.

Việc phòng chống dịch thời gian tới sẽ chuyển từ tập trung cao độ ở cấp thành phố sang "hai mũi" vừa tập trung, vừa phân tán xuống tận phường, xã của TP.HCM. Chính phủ và thành phố bảo đảm mọi nhu cầu để mỗi xã phường là một pháo đài trong mọi khâu.

Dịch bệnh lây lan giữa người với người, nên ngăn chặn dịch bệnh là phải ngăn chặn nguồn lây giữa người với người. Muốn vậy, phải thực hiện cách ly nghiêm ngặt, triệt để giữa người với người, gia đình với gia đình, xã với xã, huyện với huyện, tỉnh với tỉnh.

Đây là nguyên lý cơ bản nhất trong phòng chống dịch Covid-19 được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại cuộc họp trực tuyến với các tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về phòng chống dịch Covid-19 ngày 19/8.

Để làm được điều đó, người dân phải được đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu gồm đảm bảo an sinh xã hội, không để bất kỳ ai thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng mọi yêu cầu y tế của mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân. Trên cơ sở đó, kêu gọi người dân thực hiện nghiêm túc các quy định. Đây là hai mặt của một vấn đề để thực hiện thành công giãn cách xã hội.

Quân đội chủ trì cung ứng lương thực cho người dân TP.HCM
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp ngày 19/8. Ảnh: Nhật Bắc.

Thủ tướng yêu cầu phải đánh giá tình hình, phân loại toàn bộ 312 xã phường tại TP.HCM theo mức nguy cơ "xanh, đỏ, vàng" để giữ vững, mở rộng các xã, phường "vùng xanh", cô lập, thu hẹp "vùng đỏ", "vùng vàng". Để thực hiện nghiêm ngặt, thực chất hơn Chỉ thị 16 tại TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu "thực hiện bằng được" 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, thực hiện cách ly triệt để giữa người với người, gia đình với gia đình, xã phường với xã phường; nếu thiếu lực lượng bảo đảm cho công tác này thì công an, quân đội sẽ đáp ứng.

Thứ hai, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Dưới sự chỉ huy thống nhất của địa phương và phối hợp của các lực lượng khác, quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân; đồng thời hết sức linh hoạt, tận dụng các biện pháp khác để cung ứng lương thực, thực phẩm.

Thứ ba, năng lực y tế cho cấp xã phường sẽ được tăng cường về oxy, trang thiết bị, vật tư, y tá, bác sĩ, điều dưỡng... để điều trị người bệnh ngay tại đây; chuẩn bị xe cấp cứu, trung tâm cấp cứu tại từng quận, huyện để đáp ứng khi cần. Như vậy, có ba tuyến điều trị bệnh nhân Covid-19: Xã phường; quận huyện và thành phố. Tuyến trên chủ yếu lo cho những trường hợp nặng.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục thí điểm điều trị tại nhà các F0 không có triệu chứng; nghiên cứu nhiều biện pháp phù hợp khác như điều trị tại bất cứ nơi nào tốt nhất, có không gian thoáng mát; kết hợp đông y và tây y; tăng cường hướng dẫn điều trị qua các phương tiện thông tin đại chúng...; giảm tối đa các trường hợp tử vong. Bộ Y tế hướng dẫn những nội dung này.

Thứ tư, tăng cường lực lượng công an để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân.

Thứ năm, về an sinh xã hội, Bộ Lao động, thương binh và xã hội bám sát tình hình và yêu cầu thực tế để không bỏ sót nhóm người cần cứu trợ; lực lượng công an cơ sở tăng cường nắm tình hình để cung cấp ngay lương thực, thực phẩm cho những người vô gia cư, lang thang...

Thứ sáu, tổ chức xét nghiệm "thần tốc" theo hướng dẫn của Bộ Y tế với các hình thức phù hợp, kể cả đến tận nhà xét nghiệm; phát hiện F0 nhanh nhất, tuyệt đối không bỏ sót, phân loại điều trị ngay, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Thủ tướng cũng yêu cầu tính toán khả năng di dời một bộ phận người dân ra khỏi một số địa điểm để giãn cách, giảm mật độ người tập trung trong một khu vực, như kinh nghiệm đã được thực hiện tại một số tỉnh phía Bắc; sử dụng doanh trại quân đội, trường học, cơ sở lưu trú... cho việc này.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp tục thúc đẩy ngoại giao vaccine. Phó thủ tướng Lê Minh Khái phụ trách hậu cần, tài chính, xuất cấp dự trữ quốc gia... Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách phòng chống dịch và y tế. Phó thủ tướng Lê Văn Thành phụ trách cung ứng hàng hóa. "Các bộ trưởng phải vào cuộc ngay, không chập chờn", để thực hiện các nhiệm vụ nói trên.

Thủ tướng cũng chỉ đạo cụ thể các nhiệm vụ liên quan tới tiêm vaccine, theo hướng có thể huy động lực lượng y tế của công an và quân đội hỗ trợ; huy động nguồn lực tư nhân trong phòng chống dịch... Ông lưu ý, chống dịch là nhiệm vụ quan trọng nhất, là ưu tiên số một hiện nay, nhưng cũng không thể bỏ quên, lơ là, để tê liệt các hoạt động, các nhiệm vụ quan trọng khác.

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý "mặc dù xác định mỗi xã phường là một pháo đài" nhưng trong triển khai thực tế phải cố gắng đánh giá nguy cơ dịch bệnh nhỏ nhất đến từng khu phố, từng tổ dân cư, để giữ, củng cố vùng xanh nhỏ nhất, "không mặc đồng phục" chống dịch ngay từ quy mô xã, phường.

Trong công tác điều trị phải rất chú ý đặc điểm diễn biến triệu chứng bệnh, vì vậy cần chăm lo đầy đủ về dinh dưỡng, các loại thuốc bổ để nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho người nhiễm COVID-19, nhất là những bà con vốn có hoàn cảnh khó khăn, không để bệnh chuyển nặng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo yêu cầu của các tỉnh, thành; trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân... Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các bộ ngành làm việc trực tiếp, cụ thể với từng địa phương để tính toán phương án chi tiết cung ứng hàng hóa cho người dân.

"Cố gắng cao nhất để đáp ứng các yêu cầu muôn hình vạn trạng trong thực tiễn", Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cũng khẳng định, bộ sẵn sàng huy động lực lượng cao nhất cho các tỉnh phía Nam để tham gia bảo vệ an ninh, an toàn, an dân, có thể chi viện cả lực lượng y tế nếu cần thiết.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong những ngày tới có thể chi viện thêm 3.000 nhân lực cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Thời gian tới, khi các địa phương tăng cường xét nghiệm diện rộng để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng thì sẽ phát hiện thêm các ca nhiễm, đẩy số ca nhiễm tăng cao. Vì vậy, Bộ Y tế đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chuẩn bị kỹ các phương án điều trị với các kịch bản số ca nhiễm cao. Mục tiêu là phải giảm tối đa số trường hợp tử vong.

Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố đặt mục tiêu trong giai đoạn từ 15/8 đến 31/8 phải giảm tối đa trường hợp tử vong, không để xảy ra trường hợp F0 chuyển nặng không được tiếp nhận điều trị; kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại một số quận, huyện.

Thành phố sẽ triển khai các biện pháp với dự kiến từ ngày 1/9 đến ngày 15/9 duy trì kiểm soát được lây nhiễm trong cộng đồng.

Bộ Tư lệnh thành phố, công an và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố sẽ thành lập khoảng 200 đội công tác đặc biệt để kiểm soát việc thực hiện giãn cách, hỗ trợ lương thực, thực phẩm đến tận tay người dân; 400 trạm y tế lưu động tại các phường, xã có nhiều F0; xét nghiệm nhanh và PCR toàn bộ các hộ dân trong "vùng đỏ"; bổ sung thêm một số trường hợp nguy cơ cao...

Thành phố đề nghị hỗ trợ thêm hàng nghìn cán bộ y tế, hàng trăm đội lấy mẫu, xét nghiệm; một số xe xét nghiệm lưu động... Với tốc độ tiêm vaccine hiện nay, đến cuối tháng 8, địa phương có thể đạt tỷ lệ 70% dân số được tiêm vaccine.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh khẳng định với việc kiên trì xét nghiệm diện rộng để đánh giá tình hình, tỉnh đã có các biện pháp ứng phó phù hợp theo từng vùng nguy cơ. Đến nay Bình Dương đã ghi nhận 52.000 ca nhiễm, chuẩn bị kịch bản 100.000 ca nhiễm.

Đến ngày 15/8, Bình Dương đã có 5 huyện, thị cơ bản chuẩn bị trở lại trạng thái bình thường mới; dự kiến sẽ có thêm 2 địa phương nữa được "xanh hoá". Còn hai "vùng đỏ" là TP. Thuận An và thị xã Tân Uyên, với khoảng 22 xã, phường. Tỉnh Bình Dương đã xác định sẽ "xanh hoá" 11 phường và tập trung lực lượng để kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại 11 phường, xã còn lại với 880.000 dân vào ngày 15/9.

Bí thư Tỉnh uỷ Long An Nguyễn Văn Được cho biết, đến nay số ca lây nhiễm cộng đồng trên địa bàn tỉnh cơ bản đi ngang. Từ nay đến cuối tháng 8, tỉnh sẽ xét nghiệm theo xã, phường, những "vùng đỏ" sử dụng xét nghiệm nhanh, quét nhiều lần, "vùng xanh" làm xét nghiệm PCR mẫu gộp.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng báo cáo tỉnh có 5 huyện, thành phố được xác định là "vùng đỏ"; trong 2 tuần tới quyết tâm "bóc tách" hết F0 ra khỏi cộng đồng.

Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến hết nay là 308.559, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. TP.HCM ghi nhận số ca nhiễm cao nhất cả nước với 164.542, Bình Dương 55.601, Long An 16.552, Đồng Nai 15.602...

Trong đó, 120.059 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; 660 bệnh nhân nặng đang điều trị; 27 ca nguy kịch đang điều trị ECMO. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tính đến 19/8 là 7.150 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.

Tổng số liều vaccine đã được tiêm trên cả nước là gần 16 triệu liều tính đến hết ngày 18/8, trong đó tiêm 1 mũi là gần 14,4 triệu liều, tiêm mũi 2 là 1,6 triệu liều.

Riêng TP.HCM, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến ngày 19/8, tổng số bệnh nhân Covid-19 đang điều trị là 33.202 người, trong đó có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi (5,8%), 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy (6,9%) và có 16 bệnh nhân phải can thiệp ECMO.

Tổng số ca xuất viện cộng dồn từ đầu năm 2021 đến nay là hơn 80.000 bệnh nhân.

Còn số ca tử vong ghi nhận khoảng 250 – 300 ca mỗi ngày trong vòng một tuần qua. Trong đó, ngày 19/8, số ca tử vong do Covid-19 kỷ lục tại TP.HCM là 307 ca, nâng tổng số ca tử vong từ khi bùng phát dịch vào đầu năm 2020 tại đây lên 5.759 ca.

Tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM có những dấu hiệu tích cực

Tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM có những dấu hiệu tích cực

Tiêu điểm -  3 năm
Trong 7 ngày qua, số ca nhiễm mới trung bình ngày ở TP.HCM đã giảm xuống 3.700 ca với 81% phát hiện ở khu cách ly, phong tỏa. Hệ số lây nhiễm giảm từ 1,7 – 2% vào đầu tháng 7 xuống 0,78% vào ngày 10/8.
Tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM có những dấu hiệu tích cực

Tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM có những dấu hiệu tích cực

Tiêu điểm -  3 năm
Trong 7 ngày qua, số ca nhiễm mới trung bình ngày ở TP.HCM đã giảm xuống 3.700 ca với 81% phát hiện ở khu cách ly, phong tỏa. Hệ số lây nhiễm giảm từ 1,7 – 2% vào đầu tháng 7 xuống 0,78% vào ngày 10/8.
TP.HCM yêu cầu ‘ai ở đâu ở yên đó’ từ ngày 23/8

TP.HCM yêu cầu ‘ai ở đâu ở yên đó’ từ ngày 23/8

Tiêu điểm -  3 năm

TP.HCM sẽ tăng cường, siết chặt các biện pháp chống dịch Covid-19 với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố... từ 0h ngày 23/8

Tập đoàn BRG cùng SeABank hỗ trợ chính quyền và người dân TP.HCM

Tập đoàn BRG cùng SeABank hỗ trợ chính quyền và người dân TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Ngày 17/8/2021, chuyến hàng hỗ trợ từ “Quỹ từ thiện Sức sống mới - BRG và SeABank” với giá trị lên tới 11 tỷ đồng đã vào tới TP.HCM với mong muốn được chung tay cùng các cơ quan quản lý nhà nước đồng thời động viên và hỗ trợ người dân thành phố mang tên Bác trong cuộc chiến với dịch Covid-19.

HĐND TP.HCM tiếp nhận 200.000 bộ đồ bảo hộ, khẩu trang y tế

HĐND TP.HCM tiếp nhận 200.000 bộ đồ bảo hộ, khẩu trang y tế

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Sáng ngày 17/8, HĐND TP.HCM tổ chức lễ tiếp nhận 200.000 bộ đồ bảo hộ, khẩu trang y tế do Tập toàn Vạn Thịnh Phát trao tặng cho “Chương trình 300.000 bộ đồ bảo hộ, khẩu trang y tế hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch cơ sở”.

Chuyên cơ Bamboo Airways chở 191 y bác sĩ chi viện cho TP.HCM

Chuyên cơ Bamboo Airways chở 191 y bác sĩ chi viện cho TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

191 y bác sĩ thuộc các cơ sở y tế khu vực miền Trung đã có mặt trên chuyến bay từ Huế vào TP.HCM của hãng hàng không Bamboo Airways để chi viện cho TP.HCM, trong bối cảnh làn sóng Covid-19 diễn biến phức tạp.

Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ

Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Tiêu điểm -  4 giờ

Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.

Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa

Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa

Doanh nghiệp -  4 giờ

Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.

Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao

Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao

Tiêu điểm -  4 giờ

Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.

Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tiêu điểm -  4 giờ

Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Lịch sử, cơ hội và thách thức

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Lịch sử, cơ hội và thách thức

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bắt đầu và liên tục từ 20 năm nay. Cơ hội đang nhiều hơn, song thách thức cũng lớn hơn.

Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?

Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?

Bất động sản -  6 giờ

Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.