Tiêu điểm
Quản trị doanh nghiệp giỏi sẽ hạn chế tham nhũng
Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 cho rằng, các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi ít phải bỏ tiền chi trả những chi phí không chính thức bởi họ không coi đó là luật bất thành văn trong môi trường kinh doanh.

Trong báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 vừa được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, nhóm nghiên cứu đã dành hẳn một chương đặc biệt để phân tích, đánh giá về năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp, những ảnh hưởng của công tác quản lý đến hiệu quả kinh doanh cũng như cảm nhận của doanh nghiệp đối với chất lượng điều hành kinh tế tại địa phương nơi họ hoạt động.
Doanh nghiệp tư nhân đang "teo nhỏ"
Theo đó, nghiên cứu của VCCI cho thấy tình trạng “thiếu vắng doanh nghiệp cỡ vừa” của Việt Nam. Một trong những thách thức phát triển quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay là năng lực hạn chế của các doanh nghiệp dân doanh trong việc cải thiện năng suất và gia tăng quy mô để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Theo báo cáo PCI 2017, các doanh nghiệp của Việt Nam dù gia tăng về số lượng thành lập nhưng lại nhỏ đi đáng kể về quy mô vốn và lao động trung bình. Một doanh nghiệp dân doanh điển hình hiện có chưa đến 20 nhân viên và 1,2 tỷ đồng (54.000 USD) vốn đầu tư cố định.
Chỉ 14% số doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo; 11% xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nhà cung cấp và chỉ có 6% cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam.
Những con số này cho thấy khu vực tư nhân đang chủ yếu sản xuất cho thị trường trong nước. Do vậy, thách thức chủ yếu hiện nay là làm thế nào để tăng quy mô của những doanh nghiệp nội địa này và tạo điều kiện để họ hội nhập tốt hơn cùng các doanh nghiệp nước ngoài và nâng cao được giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị.
Vào thời điểm lẽ ra các ngành sản xuất cần củng cố và các doanh nghiệp Việt Nam cần phát triển vững mạnh để có thể cạnh tranh trên trường quốc tế, thì họ lại đang nhỏ đi cả về quy mô đầu tư và lao động, báo cáo PCI nhận định.
Theo VCCI, rất nhiều nghiên cứu của đơn vị này, trong đó có PCI đã tập trung tìm kiếm các giải pháp bên ngoài nhằm gỡ bỏ những khó khăn, rào cản cho sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp.
Trong đó bao gồm việc cắt giảm gánh nặng quy định pháp luật, cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng khả năng tiếp cận tài chính, đất đai, và giảm các rào cản do thiếu minh bạch và chi phí không chính thức.
Tuy nhiên, việc cải tiến những yếu tố này qua nhiều năm vẫn chưa thực sự góp phần tạo nên những doanh nghiệp thành công mang tầm quốc tế.
Quản trị giỏi sẽ giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp
Bên cạnh quy mô phát triển, theo báo cáo PCI, chất lượng quản lý của doanh nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu này cho thấy những nhà quản lý giỏi nhất của các doanh nghiệp dân doanh Việt Nam điển hình có bằng cao học quản trị kinh doanh (MBA), tham gia hoạt động xuất khẩu, hoặc trước đây đã từng nắm giữ vị trí quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước và chủ yếu làm đối tác của cho các doanh nghiệp FDI.
Ngược lại, những nhà quản lý kém nhất của Việt Nam điển hình chỉ tốt nghiệp trung học, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh từ hộ kinh doanh hoặc đi lên từ vị trí nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu kinh doanh ở thị trường nội địa và thường tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, chất lượng quản lý gắn liền với hiệu quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của VCCI cho thấy, những doanh nghiệp có nhà quản lý giỏi thường có mức tăng trưởng đầu tư và việc làm cao hơn. Nếu chất lượng quản lý của doanh nghiệp tăng lên một điểm, thì doanh nghiệp sẽ tăng trưởng về vốn ở mức 1,06 điểm phần trăm trung bình hàng năm.
Nhà quản lý giỏi thường có xu hướng lạc quan hơn trong các kế hoạch mở rộng hoạt động trong tương lai. Theo PCI, trong số các doanh nghiệp nội địa, 54% số doanh nghiệp có nhà quản lý giỏi có kế hoạch tăng quy mô hoạt động trong hai năm tới, so với chỉ 46% số doanh nghiệp có nhà quản lý kém.
Một điều thú vị khác trong báo cáo PCI là các nhà quản lý giỏi ít liên quan tới việc chi trả chi phí không chính thức hơn. Những nhà quản lý giỏi và thành công nhất của Việt Nam thường có xu hướng ít dính dáng đến chi trả chi phí không chính thức để đạt được thành công trên thị trường.
"Họ chi ít tiền hơn cho những hoạt động này và không cho rằng chi trả chi phí không chính thức là “luật bất thành văn” trong môi trường kinh doanh Việt Nam, cũng như không coi đây là trở ngại đối với thành công của họ.
Một điểm cải thiện về chất lượng quản lý đi kèm với giảm 3% xác xuất có chi trả chi phí không chính thức trong đăng ký doanh nghiệp, giảm 5,5% xác xuất có tặng quà trong quá trình thanh, kiểm tra và giảm 1% xác xuất có chi trả khi tiếp cận đất đai hoặc giải quyết tranh chấp tại tòa án", báo cáo PCI cho hay.
Cũng theo báo cáo này, các nhà quản lý giỏi có khả năng tận dụng tốt hơn những cải cách chất lượng điều hành và thường cảm nhận tích cực hơn về môi trường kinh doanh so với các nhà quản lý kém.
Những nhà quản lý giỏi luôn chủ động tìm kiếm thông tin về các thay đổi chính sách và tận dụng những thay đổi đó cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong khi các nhà quản lý kém, ngược lại, thường không nhận thấy và đôi khi đổ lỗi cho chính quyền tỉnh về các khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Do đó, báo cáo PCI cho rằng, Việt Nam cần tập trung đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho các lãnh đạo doanh nghiệp, như vậy sẽ giúp họ có nhiều cơ hội đến gần với thành công hơn và giảm đi khả năng khiến họ phải dựa vào chi trả chi phí không chính thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mỗi năm, PCI đều tiến hành một nghiên cứu đặc biệt với chủ đề được lựa chọn dựa trên những vấn đề chính sách nổi bật và tận dụng khai thác cơ sở dữ liệu đầy đủ của điều tra PCI.
Các chủ đề đặc biệt được PCI nghiên cứu trong các năm trước có thể kể đến như vấn đề ô nhiễm môi trường do tăng trưởng kinh tế (PCI 2016), những thách thức đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (PCI 2015), cảm nhận và mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (PCI 2014), tác động của sự tham gia của doanh nghiệp đến chất lượng quy định pháp luật (PCI 2013) và nhiều vấn đề khác.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Chi phí không chính thức vẫn đè nặng doanh nghiệp
Ông 'bí thư hay cười' và bí quyết 10 năm giữ vững top đầu bảng xếp hạng PCI
Luôn tự tạo áp lực thay đổi và không ngừng khuyến khích người dân chủ động tìm tòi, phát triển là bí quyết để tỉnh Đồng Tháp giữ vững vị trí trong top đầu bảng xếp hạng CPI 2017.
Chủ tịch Quảng Ninh nói về 'sự dũng cảm' trên đường đến ngôi vị quán quân PCI 2017
Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh thừa nhận 'sự dũng cảm' của tỉnh khi mở riêng một trang fanpage về PCI để tương tác với doanh nghiệp trên mạng xã hội, từ đó trao đổi nhanh nhất và xử lý kịp thời vướng mắc.
Góc nhìn của đại sứ Mỹ tại Việt Nam về môi trường kinh doanh qua chỉ số PCI
Theo ông Daniel J.Kritenbrink, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất quan tâm đến năng lực chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh.
Quảng Ninh đạt quán quân bảng xếp hạng PCI 2017
Bảng công bố chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố Việt Nam năm 2017 cho thấy gần như tất cả các tỉnh đều tăng điểm số của mình.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.